Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÊ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình sĩ phu yêu nước, quê hương
giàu truyền thống cách mạng,trong một đất nước sớm định hình một dân tộc
có chủ quyền lâu đời,trong đó tinh thần yêu nước là dong chảy chủ yêú trong
suốt chiều dài lịch sử oàn cảnh đất nước ta bị rơi vào cảnh nô lệ lầm than
dưới ách thống trị của thực dân Pháp,dân tộc Việt nam rơi vào khủng khoảng
đường lối cách mạng,với tinh thần yêu nước nồng nàn Hồ Chí Minh đã ra đi
tìm đường cứa nước.Người đã tiếp thu tư tưởng cách mạng của Mác-Lênin
,chọn lựa riêng cho dân tộc Việt nam con đường cứu nước, con đường giải
phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản.Người đã truyền bá tư
tưởng của mình về Việt Nam và trở thành hệ thống lý luận về đường lối
chiến lược,sách lược của cách mạng Việt nam.Nó đã trỏ thành hệ tư tưởng
không thể thiếu trong con đường giải phóng dân tộc,là kim chỉ nam soi
đường cho cuộc đáu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Đồng thời cũng là
tài sản vô giá của dân tộc ta góp phân vào công cuộc xây dựng nhà nước xã
hội chủ nghiã của nước ta.Nhận thức rõ về tầm trọng của Tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX có ghi:’’ Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc
đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi và là tai sản vô cùng to lớn của
Đảng và dân tộc ta.”
Tư tương Hồ Chí Minh đã sải bươc cùng chiều dài lịch sử và đi sâu vào
cuộc sống con người Viêt Nam.Với những hiểu biết của mình,sau đây em xin
trình bày những vấn đề cơ bản, một lần nữa làm rõ thêm nhận định của Đảng
ta tại đại hội IX về Tư tưởng Hồ Chí Minh.Từ đó cũng góp phần giúp sinh
viên chúng em trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
1
II.NỘI DUNG
A.Tư tưởng Hồ Chí Minh về mặt lý luận:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân
dân, của khối đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng
Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách
mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong. Cụ thể:
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc có thể tóm tắt thành
một hệ thống luận điểm sau đây:
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
của cách mạng vô sản. Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc
đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính
quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải
đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở
chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai
cấp công nhân lãnh đạo.
Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công
"trước hết phải có đảng cách mệnh", "Đảng có vững cách mệnh mới thành
công", "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" - đó là chủ nghĩa
Lênin.
Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên
cơ sở liên minh công-nông. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng
dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một, hai người", vì
vậy phải đoàn kết toàn dân, "sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại
cường quyền". Nhưng trong sự tập hợp đó, phải nhớ "công-nông là người
chủ cách mệnh"... "công-nông là gốc cách mệnh".
Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là
2