Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chuyển giá - Lý luận, thực tiễn và pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ LIỄU
CHUYỂN GIÁ – LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 603850
Giáo viên hướng dẫn: PSG-TS. TRẦN ĐÌNH HẢO
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 9 NĂM 2006
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 6
3. Mục đích và nhgiêm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Kết cấu luận văn............................................................................................. 8
CHƯƠNG I: NHẬN DIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1 Một số nét chính về tổ chức và hoạt động của các công ty đa quốc
gia khi tiến hành đầu tư vào các nước khác và vấn đề chuyển giá
1.1.1 Về khái niệm công ty đa quốc gia (MNCs) .............................................. 9
1.1.2 Hình thức tổ chức, chiến lược kinh doanh của MNCs để tối đa hoá lợi
nhuận..................................................................................................... 12
1.2 Quan điểm, nhận định của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế và
các nước về chuyển giá
1.2.1 Một số nét chính về Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)........ 15
1.2.2 Nội hàm khái niệm về chuyển giá .......................................................... 17
1.2.3 Vì sao các MNCs có thể tránh thuế bằng chính sách chuyển giá ............ 25
1.3 Nhận thức và vấn đề đặt ra về chuyển giá ở Việt Nam hiện nay....... 34
CHƯƠNG II: CÁC DẤU HIỆU CỦA CHUYỂN GIÁ VÀ BIỆN PHÁP
CHỐNG CHUYỂN GIÁ
2.1 Nguyên tắc giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết
(Arm’s length price)............................................................................. 39
2.2 Dấu hiệu của chuyển giá – thủ thuật chuyển giá
2.2.1 Dấu hiệu của chuyển giá – thủ thuật chuyển giá..................................... 44
2.2.2 Các phương pháp định giá chuyển giao giao dịch nội bộ - biện pháp kiểm
soát chuyển giá của OECD và các nước................................................. 59
i. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (CUP)......................................... 64
ii. Phương pháp giá bán lại (resale price method) ............................................. 66
iii. Phương pháp giá vốn cộng lãi ..................................................................... 67
iv. Phương pháp so sánh lợi nhuận (Transactional net margin method)............. 69
v. Phương pháp tách lợi nhuận (Profit-split method)......................................... 70
CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT
NAM – VIỆC ÁP DỤNG TRÊN THỰC TẾ - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
3.1 Hoạt động chuyển giá của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt nam
3.1.1 Kê khai tăng giá đầu vào đối với tài sản góp vốn trong liên doanh hay tài
sản là vốn đầu tư khi thành lập doanh nghiệp......................................... 73
3.1.2 Chi phí quảng cáo, tiếp thị cao............................................................... 76
3.1.3 Khai tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu................................................ 76
3.1.4 Chi phí quản ly, chi phí cho nhân viên người nước ngoài quá cao.......... 78
3.1.5 Chi phí dịch vụ trả cho công ty mẹ cao .................................................. 79
3.1.6 Gia công, mua bán lòng vòng giữa các chi nhánh và công ty mẹ............ 79
3.1.7 Công ty mẹ ở nước ngoài cho chi nhánh ở Việt Nam vay không tính lãi
suất (Intererst free loans) ....................................................................... 79
3.2 Pháp luật về kiểm soát chuyển giá của Việt Nam
3.2.1 Phạm vi áp dụng .................................................................................... 80
3.2.2 Phương pháp định giá chuyển giao ........................................................ 94
3.2.3 Các qui định khác ................................................................................ 100
3.3 Áp dụng pháp luật về kiểm soát chuyển giá – một số đề xuất ......... 102
3.3.1 Xác định các doanh nghiệp cần kiểm tra .............................................. 104
3.3.2 Cơ sở dữ liệu sử dụng để so sánh......................................................... 106
3.3.3 Qui trình điều tra chuyển giá................................................................ 107
3.3.4 Xử lý vi phạm...................................................................................... 111
3.3.5 Nội dung của báo cáo giao dịch liên kết............................................... 114
3.3.6 Thỏa thuận trước về giá chuyển giao, phương pháp định giá chuyển giao
trong giao dịch với các bên liên kết với cơ quan thuế (APAs).............. 115
3.3.7 Qui định về tỷ lệ vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp và vốn vay... 116
3.3.8 Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước....... 116
3.3.9 Hoàn thiện qui định của pháp luật về kiểm soát chuyển giá phù hợp với
qui định của các nước .......................................................................... 117
Kết luận......................................................................................................... 118
Tài liệu tham khảo
1
LỜI NÓI ĐẦU
Chuyển giá là một vấn đề khá mới đối với Việt Nam, vì vậy trong quá trình
nghiên cứu, tác giả gặp một số khó khăn nhất định về tài liệu tham khảo
trong nước. Ngoài ra do hạn chế về thời gian và một số nguyên nhân khác,
luận văn chưa đạt được sự hoàn chỉnh như mong muốn. Tác giả rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các chuyên gia trong lĩnh
vực chuyển giá để góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về kiểm soát chuyển
giá ở Việt Nam và việc áp dụng trong thực tế.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Phó giáo sư,
Tiến sĩ Trần Đình Hảo vì những chỉ dẫn, những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy để giúp tác giả hoàn thành bản Luận văn. Nhân đây tác giả cũng xin gửi
lời cảm ơn đến quí thầy cô của trường đại học Luật Tp.HCM đã giúp đỡ tác
giả rất nhiều trong quá trình tác giả học tập và nghiên cứu tại trường, cũng
như các chuyên gia về chuyển giá của công ty PricewaterhouseCoopers đã
hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm thực tế với tác giả về những vấn đề liên
quan để giúp cho luận văn có giá trị thực tiễn.
2
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo thống kê, khoảng hơn 60% 1 các giao dịch thương mại về hàng hoá và
dịch vụ trên thế giới được thực hiện trong nội bộ các công ty đa quốc gia
(Multi-national companies – MNCs). Chính vì vậy chính sách về chuyển giá
– giá giao dịch nội bộ của các công ty này là một vấn đề được quan tâm từ rất
lâu. Từ thập niên 1970, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (tên viết tắt
tiếng Anh là “OECD”) đã thành lập một bộ phận nghiên cứu về vấn đề này vì
tính quan trọng của vấn đề. Sự cần thiết phải nghiên cứu, thỏa thuận về thực
hiện việc kiểm soát giá giao dịch nội bộ của các công ty xuất phát từ thực tế
là có sự không thống nhất về quan điểm, qui định liên quan cũng như việc áp
dụng những qui định này giữa các quốc gia thành viên của OECD hoặc của
những nước có liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết. Việc không
thống nhất này có thể dẫn đến tình trạng đánh thuế trùng - một vấn đề đáng
quan tâm trong thương mại quốc tế mà có thể ảnh hưởng đến các khu vực đầu
tư khác nhau, hoặc nếu không kiểm soát được vấn đề chuyển giá một cách
hợp lý thì dẫn đến việc một số nước sẽ bị thất thu thuế - vấn đề này cũng ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư và giảm tính cạnh tranh lành mạnh.
Một số chuyên gia của OECD kết luận rằng2
, một nước dù giàu hay nghèo
cũng đều không muốn mất hay giảm doanh thu thuế vì bất cứ lý do gì. Tuy
nhiên nếu nước nào cũng bảo lưu quyền đánh thuế trên tất cả các khoản thu
nhập phát sinh trên lãnh thổ nước mình hoặc của đối tượng cư trú thuế của
nước mình không kể nơi phát sinh thu nhập thì sẽ dẫn đến đánh thuế trùng
gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong nước cũng như giảm tính hấp
1 Transfer pricing – keeping it at arm’s length price – John Neighbour- OECD Centre for Tax policy and
Administration
2 Như chú thích 1
3
dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài – một vấn đề mà các nước đang phát
triển rất quan tâm. Do đó việc tránh đánh thuế trùng cũng như kiểm soát giá
chuyển giao của các giao dịch nội bộ là hai vấn đề quan trọng cần giải quyết
để có thể dung hoà được mâu thuẫn trên. Từ năm 1979 OECD3 đã có một bản
báo cáo rất quan trọng về vấn đề chuyển giá và năm 1995 OECD đã soạn thảo
và đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn về kiểm soát chuyển giá và mẫu của hiệp
định tránh đánh thuế hai lần.
Việc tồn tại, hoạt động và sự đóng góp của các công ty đa quốc gia vào sự
phát triển kinh tế thế giới là một thực tế không thể phủ nhận. Trong quá trình
hoạt động, rất nhiều giao dịch diễn ra giữa các thành viên trong cùng một tập
đoàn, ví dụ như các giao dịch về mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, chuyển
giao công nghệ, cung cấp khoản vay cho các công ty con, v.v…Báo cáo của
OECD 1979 lưu ý rằng giá của các giao dịch này thường không phải là giá thị
trường – các công ty trong cùng một tập đoàn khi giao dịch với nhau thì
thường sẽ có những chính sách, chiến lược để mang lại lợi ích tối đa cho cả
tập đoàn chứ không phải từng đơn vị riêng lẽ, vì vậy giá giao dịch này thường
rất khác so với giá trong giao dịch với các bên độc lập (các công ty, đối tác
không cùng một tập đoàn).
Các nước quan tâm và có chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề chuyển giá
từ rất lâu 4
:
Achentina: từ những năm 1932 đã ban hành một số qui định về chuyển
giá. Qui định này được sửa đổi, bổ sung vào năm 1997 và chủ yếu tập
trung vào giá giao dịch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các công
ty đa quốc gia;
Australia: vấn đề kiểm soát chuyển giá qui định trong luật thuế thu nhập
từ những năm 1936;
3 International transfer pricing – OECD 2.02 4 International transfer pricing – PricewaterhouseCoopers 2002 Part II country – specific issues
4
Trung quốc: qui định trong luật thuế thu nhập, luật đầu tư năm 1991;
Pháp: qui định trong Bộ luật thuế từ năm 1933 và được sửa đổi vào năm
1996;
Indonesia: qui định bởi luật thuế năm 1983. v.v..
Trong gần 30 năm mở cửa tiếp nhận đầu tư nước ngoài, tình hình đầu tư vào
Việt Nam của các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, cơ quan thuế Việt
Nam cũng đã nhận thức được vấn đề chuyển giá của các công ty này. Tuy
nhiên qui định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề kiểm soát
chuyển giá cũng như việc áp dụng còn hạn chế, chưa đầy đủ và hợp lý.
Thuật ngữ chuyển giá chỉ mới xuất hiện từ những năm gần đây trong một số
thông tư (“TT”) của Bộ tài chính (“BTC”) như TT 74/TC- BTC ngày 20
tháng 10 năm 1997, TT 89/1999/TT-BTC, ngày 16 tháng 7 năm 1999, TT
13/2001/TT-BTC (“TT13”) ngày 8 tháng 3 năm 2001.
Tuy nhiên từ ngày 1 tháng 1 năm 2004 khi TT13 bị thay thế bởi TT
128/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 của BTC, vấn đề này lại
không được qui định. Năm 2005, với việc BTC ban hành TT 117/2005/TTBTC qui định “hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh
giữa các bên có quan hệ liên kết”, lần đầu tiên vấn đề kiểm soát giá giao dịch
nội bộ được chính thức qui định trong một văn bản pháp luật riêng khá đầy
đủ về mặt chuyên môn. Tuy nhiên cũng trong năm 2005, BTC xác nhận rằng
hiện nay, trình độ của cơ quan, cán bộ thuế Việt Nam chưa đủ để kiểm soát
vấn đề này.
Hơn nữa TT 117 chỉ tập trung qui định các phương pháp định giá chuyển
giao mà chưa qui định qui trình điều tra chuyển giá như thế nào. Điều này có
thể dẫn đến việc áp dụng khó thống nhất, tuỳ tiện, gây phiền hà, khó khăn
cho doanh nghiệp.
5
Thật ra, theo một số chuyên gia của OECD5
, vấn đề chuyển giá không chỉ
liên quan đến thuế, mà còn liên quan đến chính sách kinh doanh của công ty,
chiến lược kinh doanh của công ty chẳng hạn vấn đề xâm nhập thị trường
mới, v.v… Ngoài ra nhiều MNCs tổ chức theo mô hình hạch toán độc lập
trong từng khu vực, vì vậy giá cả giao dịch có thể hoàn toàn mặc cả, thỏa
thuận như với các giao dịch độc lập. Một số chuyên gia còn cho rằng chuyển
giá còn có ích trong một số khía cạnh nào đó, chẳng hạn như giúp các MNCs
xác định hiệu quả đầu tư ở từng khu vực hoặc tránh bị đánh thuế hai lần,
v.v… Tất cả những vấn đề này chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và
khách quan ở Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ càng có nhiều công ty con của
các tập đoàn đa quốc gia được thành lập tại Việt Nam các giao dịch giữa các
công ty này sẽ rất nhiều, vấn đề kiểm soát chuyển giá phải được thực hiện
trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatments -NTs)
của WTO.
Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề chuyển giá – lý
luận, thực tiễn, kinh nghiệm một số nước và đề xuất một số giải pháp pháp lý
liên quan đến kiểm soát chuyển giá là cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, tác giả đã chọn nghiên cứu vấn đề trên
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn sẽ khái quát được vấn đề
chuyển giá về mặt lý luận, thực tiễn kinh nghiệm các nước từ đó đưa ra được
một số đề xuất có thể áp dụng trên thực tiễn ở Việt Nam. Đề tài được thực
hiện nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở
Việt Nam và việc áp dụng trên thực tế.
5 Transfer pricing – keeping it at arm’s length price – John Neighbour- OECD Centre for Tax policy and
Administration
6
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu được đặt ra vì cho đến nay, trường ta cũng như các trường
luật khác chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này.
Chỉ có một đề tài của Viện Khoa Học, Công nghệ và Môi Trường Tp.HCM
về chuyển giá của các doanh nghiệp ở TP HCM6 nhưng lại đứng trên điểm
của cơ quan thuế, khẳng định hơn 70% doanh nghiệp nước ngoài tại Tp. Hồ
Chí Minh kê khai lỗ giả. Có thể nói do được tiến hành với mục đích là chống
thất thu thuế trên địa bàn Tp. HCM nên đề tài có phạm vi hẹp chưa dựa trên
lý luận về chuyển giá một cách toàn diện. Hơn nữa đề tài này được thực hiện
từ năm 1999, trong khi đó pháp luật Việt nam đã có nhiều thay đổi từ đó đến
nay.
Một số đề tài, bài báo ở nước ngoài hoặc của các chuyên viên tư vấn chủ yếu
là nghiêng về thực tiễn ở các nước khác hoặc nhằm bảo vể quyền lợi của các
khách hàng cho nên nói chung không khách quan hoặc không có giá trị tham
khảo nhiều cho Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của đề tài được xác định là nhận diện, phân tích, trình
bày, góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chính yếu về chuyển
giá và pháp luật về kiểm soát chuyển giá và bước đầu đề xuất một số giải
pháp cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật có liên
quan của Việt Nam.
6 Đề tài vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Tp.HCM năm 1999- Chương
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế- chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Thanh
7
Nhằm đạt được mục đích nói trên, những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề
tài được xác định là:
- Nhận diện xác định và làm rõ bản chất của việc chuyển giá; các dấu hiệu
của chuyển giá, các biện pháp chống chuyển giá;
- Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới trong việc điều chỉnh pháp luật
về chuyển giá và các biện pháp kiểm soát chuyển giá;
- Phân tích, đánh giá thực trạng các qui định pháp luật của Việt Nam có
liên quan đến việc kiểm soát chuyển giá, trong đó có xem xét tính hợp lý,
tính khả thi và thực tế của các qui định pháp luật này;
- Đề xuất một số giải pháp cần thiết cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam, trong đó đề xuất
một số giải pháp liên quan đến qui trình điều tra việc chuyển giá, việc áp
dụng các qui định của pháp luật một cách khách quan, hiệu quả cũng như
giới thiệu một quan điểm khác về vấn đề chuyển giá: liệu có phải tất cả
các giao dịch của các công ty liên kết đều nhằm mục đích trốn thuế ở Việt
Nam hay không? hay đó chỉ là một trong những chiến lược kinh doanh
nhằm phân chia lợi nhuận và xác định được hiệu quả kinh doanh của các
công ty con ở các khu vực đầu tư khác nhau.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm giải quyết thành công những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài,
các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận văn này gồm
những phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của triết học Mác Lê
Nin, các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, thống
kê, phương pháp so sánh.
Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng đã sử dụng thông tin và dữ
liệu từ thực tiễn để minh họa cho những kết luận và kiến giải khoa học.
8
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn bao gồm phần mở đầu, ba chương và tài liệu tham
khảo.
Chương I: Nhận diện về hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia.
Chương II: Các dấu hiệu của chuyển giá và biện pháp chống chuyển giá.
Chương III: Pháp luật về kiểm soát chuyển giá của Việt Nam – việc áp dụng
trên thực tế và một số đề xuất.
9
CHƯƠNG I
NHẬN DIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAÙ CUÛA
CAÙC COÂNG TY ÑA QUOÁC GIA
1.1. Một số nét chính về tổ chức và hoạt động của các công ty đa quốc gia
khi tiến hành đầu tư vào các nước khác và vấn đề chuyển giá.
1.1.1 Về Khái niệm công ty đa quốc gia
Có thể nói chuyển giá liên quan chủ yếu đến giao dịch của các thành viên của các
công ty đa quốc gia (sau đây được gọi tắt là MNCs) ở các nước khác nhau nhằm
mục đích tối đa hoá lợi nhuận của một tập đoàn qua việc giảm số thuế phải nộp ở
những nước có thuế suất cao bằng chính sách chuyển giá. Tuy nhiên vấn đề giá
giao dịch nội bộ hay chuyển giá cũng được đặt ra đối với giao dịch của các bên
liên kết có trụ sở ở một quốc gia. Để hiểu rõ hơn về chính sách chuyển giá của
các MNCs, trước hết cần đề cập đến một số nét chính về tổ chức của các MNCs
thông qua hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty này.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư và đầu tư cũng tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau như:
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Việc phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp căn cứ vào mối quan
hệ giữa người chủ sở hữu bỏ vốn đầu tư và người quản lý sử dụng vốn đầu
tư.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia vào
việc quản lý và sử dụng vốn. Hoạt động đầu tư trực tiếp được tiến hành dưới
hình thức như nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn của một nhà đầu tư;