Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
911.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1580

về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn. Do vậy, học viên quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phiên tòa phúc thẩm dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ANH TRIẾT

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ

TRONG PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ANH TRIẾT

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG

PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh và các thầy, cô giáo đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập

và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, đặc biệt là sự hướng dẫn nghiên cứu

khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương đã giúp tôi vượt qua khó khăn để

hoàn thành Luận văn.

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ

công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Nguyễn Anh Triết

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ ......... 5

1.1. Mục đích, ý nghĩa của phiên tòa phúc thẩm dân sự ........................ 5

1.1.1. Mục đích của phiên tòa phúc thẩm dân sự .......................................... 5

1.1.2. Ý nghĩa của phiên tòa phúc thẩm dân sự ............................................ 7

1.2. Các đương sự tham gia trong phiên tòa phúc thẩm dân sự ............. 9

1.2.1. Đương sự kháng cáo ............................................................................ 9

1.2.2. Các đương sự liên quan đến kháng cáo, kháng nghị……………………14

1.3. Quyền tố tụng của đương sự trong phiên tòa phúc thẩm dân sự Việt

Nam............................................................................................................. 17

1.3.1. Quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người tham gia

tố tụng ......................................................................................................... 17

1.3.1. Quyền cung cấp chứng cứ, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo và tự thỏa

thuận ........................................................................................................... 19

1.3.3. Quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự ...................... 25

1.3.4. Quyền tham gia phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa .................... 27

1.4. Nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phiên tòa phúc thẩm dân sự

Việt Nam..................................................................................................... 30

1.4.1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa ............30

1.4.2. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết

định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án ...................................... 34

Kết luận Chương 1 ..................................................................................... 37

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA

ĐƯƠNG SỰ TRONG PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ VÀ KIẾN

NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ........................................................ 38

2.1 Thực tiễn thực hiện quyền của đương sự trong phiên tòa phúc thẩm

dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ................................................ 38

2.1.1. Về quyền cung cấp chứng cứ .............................................................. 38

2.1.2. Về quyền thay đổi, bổ sung rút kháng cáo .......................................... 44

2.1.2. Về quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự ................... 52

2.1.3. Về quyền tham gia phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa ................... 57

2.2 Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ của đương sự trong phiên tòa phúc

thẩm dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...................................... 64

2.2.1. Về nghĩa vụ tôn trọng Tòa án và chấp hành nội quy phiên tòa ....... 64

2.2.2. Về nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án ............................ 69

Kết luận Chương 2 .................................................................................... 78

KẾT LUẬN................................................................................................. 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự bao

gồm thủ tục khởi kiện, thủ tục chuẩn bị xét xử, thủ tục hòa giải, thủ tục phiên tòa sơ

thẩm, thủ tục phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó thủ tục xét xử

phúc thẩm dân sự được quy định tại Điều 263 đến Điều 281 của Bộ luật tố tụng dân

sự. Đây là một thủ tục rất quan trọng trong quá trình làm sáng tỏ vụ án thông qua

việc Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án, quyết định của cấp sơ thẩm chưa

có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị.

Qua đó, các quyền và nghĩa vụ của đương sự sẽ được phát sinh và thực

hiện. Nhưng quyền và nghĩa vụ của đương sự có được phát sinh trong quá trình giải

quyết vụ án hay không, có những quyền, nghĩa vụ đương sự được thực hiện tại cấp

sơ thẩm nhưng không được thực hiện tại cấp phúc thẩm hay ngược lại.

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của đương sự sẽ được thực hiện công khai tại

phiên tòa dân sự phúc thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự được thực

hiện những quyền gì và phải có nghĩa vụ như thế nào?

Bộ luật tố tụng chỉ quy định quyền và nghĩa vụ nói chung của các đương sự,

cụ thể là quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan… trong quá trình giải quyết vụ án. Nhưng tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng

đặc biệt là tại phiên tòa phúc thẩm dân sự thì các đương sự được thực hiện những

quyền và nghĩa vụ cụ thể như thế nào thì chưa được quy định rõ ràng.

Theo đó, trên thực tế việc áp dụng và cách hiểu của đương sự về quyền và

nghĩa vụ trong phiên tòa phúc thẩm dân sự còn nhiều khó khăn và vướng mắc nên

cần phải tìm ra nguyên nhân và những giải pháp kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về

quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phiên tòa phúc thẩm dân sự là hết sức cần thiết

không những có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn. Do vậy, học viên

quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phiên tòa phúc

thẩm dân sự” làm để nghiên cứu Luận văn thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu học viên nhận thấy vấn đề về quyền và

nghĩa vụ của đương sự tại phiên tòa dân sự phúc thẩm cũng đã có những công trình

nghiên cứu nhất định như:

2

“Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực

tiễn áp dụng” của tác giả Lê Thu Hà. Nội dung đề cập đến quá trình hình thành và

phát triển của Luật tố tụng dân sự Việt Nam, những nội dung và điểm mới cơ bản

của Bộ luật tố tụng dân sự, bình luận và phân tích một nhằm đưa ra những kiến

nghị, giải pháp mang tính thực tiễn cao giúp cho học viên có thêm nguồn tài liệu

phong phú, hữu ích trong quá trình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khoa học khác nghiên

cứu chuyên sâu về quyền, nghĩa vụ của đương sự như:

- Nguyễn Công Bình (2011) “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố

tụng dân sự Việt Nam”.

- Cao Kim Oanh (2011) “Quyền và nghĩa vụ của đương sự theo quy định

của Bộ luật tố tụng dân sự”.

Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết của các tác giả trên tạp chí khoa học liên

quan đến vấn đề pháp lý như: Trần Văn Độ (2004), “Bản chất tranh tụng tại phiên

tòa”, Tạp chí Khoa học pháp lý (4); Mai Bộ (2014), “Nguyên tắc tranh tụng trong

tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân (23); Lại Văn Trình (2014), “Nghiên cứu

bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học Đại

học Quốc gia Hà Nội - Luật học (30); Lương Thị Hợp (2010), “Một số vấn đề trong

Bộ luật tố tụng dân sự cần sửa đổi, hướng dẫn”, Tạp chí Tòa án nhân dân (11);

Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), “Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua

người đại diện”, Tạp chí Tòa án nhân dân (11)…và còn khá nhiều bài viết về vấn

đề quyền và nghĩa vụ của đương sự với nhiều tác giả khác nhau. Mỗi bài viết đều

thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá ở những góc độ khác nhau về vấn đề này.

Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến vấn đề cơ bản

về quyền và nghĩa vụ của đương sự nói chung… Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện

nay chưa có đề tài Luận văn Thạc sĩ nào nghiên cứu chuyên sâu về quyền và nghĩa

vụ của đương sự trong phiên tòa phúc thẩm dân sự.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:

Làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong

phiên tòa dân sự phúc thẩm.

Qua nghiên cứu cũng phát hiện ra những hạn chế, bất cập trong các quy

định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phiên tòa

dân sự phúc thẩm.

3

Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài:

Nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định về quyền và

nghĩa vụ của đương sự trong phiên tòa dân sự phúc thẩm.

Phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành để tìm ra những nguyên nhân thiếu

sót, chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật.

Đề ra những giải pháp và hướng hoàn thiện pháp luật hiện hành về quyền

và nghĩa vụ của đương sự trong phiên tòa dân sự phúc thẩm.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa

vụ của đương sự trong phiên tòa dân sự phúc thẩm như về khái niệm, mục đích ý

nghĩa phiên tòa dân sự phúc thẩm, các quyền của đương sự và nghĩa vụ của đương

sự trong phiên tòa phúc thẩm. Qua đó, tìm ra những khó khăn, vướng mắc về quyền

và nghĩa vụ của đương sự trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để hoàn

thiện quy định của pháp luật.

- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài có nội dung nghiên cứu rộng, tuy nhiên do giới hạn của Luận văn

thạc sĩ việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào một số vấn đề lý luận cơ bản về

quyền và nghĩa vụ của đương sự tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự như mục

đích, ý nghĩa của xét xử phúc thẩm, các đương sự tham gia phiên tòa phúc thẩm dân

sự; các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về các quyền và nghĩa vụ của đương sự

tại phiên tòa phúc thẩm và thực tiễn thực hiện chúng tại các phiên tòa phúc thẩm

trong những năm gần đây.

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho

việc nghiên cứu đề tài, vận dụng những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà

nước về vấn đề cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài còn dựa trên các phương pháp như

phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lấy ý kiến của những người làm công tác

thực tiễn…nhằm làm sáng tỏ các vấn đề đang nghiên cứu.

- Chương 1: Học viên vận dụng vận dụng tổng hợp các phương pháp duy

vật biện chứng, duy vật lịch sử để làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!