Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
42
Kích thước
312.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1664

LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

A: LỜI MỞ ĐẦU

Lênin là người mác-xít đầu tiên đã có công nghiên cứu sâu sắc vấn đề chủ

nghĩa tư bản nhà nước trong rất nhiều tác phẩm của mình, xây dựng nên những

nền tảng lý luận về CNTB NN trong điều kiện chuyên chính vô sản và đã áp dụng

lý luận này vào nước Nga. Sau thời kỳ cộng sản thời chiến. Các nước dân chủ

nhân dân trước đây, trong đó nước ta đều đã vận dụng lý luận này vào công cuộc

cải tạo XHCN. Cùng với thời gian lý luận này dường như bị bỏ quên, đặc biệt từ

sau khi các nước dân chủ nhân dân tuyên bố hoàn toàn công cuộc cải tạo XHCN

và bắt đầu sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi cuộc khủng hoẳng của chủ

nghiã xã hội thế giới nổ ra và tiếp đó là sự tan rã của các nước XHCN Đông Âu

và đặc biệt là Liên Xô đã buộc những người mác-xít phải nhận thức lại cho đúng

những di sản lý luận của Mác và Lênin.Trong đó có di sản lý luận của Lênin về

CNTB NN

Cho đến nay, trong giới lý luận cũng như các nhà hoạt động thực tiễn, kể

cả trong và ngoài nước đang có nhiều cách hiểu khác nhau và có các hình thức

vận dụng khác nhau đối với chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Ở nước ta việc vận dụng lý luận của Lênin về CNTB NN cũng có rất nhiều

những lý giải khác nhau. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ lên CNXH nền kinh tế bao

gồm nhiều thành phần kinh tế tương ứng với mỗi hình thức kinh tế khác nhau,

trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đại diện cho phương thức sản xuất

XHCN, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản tư nhân và đẩy mạnh

thu hút đầu tư nước ngoài, CNTB NN đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong tiến

trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo Lênin đó là một hình thức kinh tế

quá độ, một bộ phận rất cần thiết của nền kinh tế quá độ, Lênin đánh giá cao

CNTB NN và coi nó là một hình thức quan trọng để đưa một nước tiểu nông quá

độ lên CNXH, phải tiến hành CNH-HĐH đất nước. Trong xu thế hội nhập toàn

cầu, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì việc nhận thức và

vận dụng CNTB NN đang là một vấn đề cần được nghiên cứu công phu, để phục

vụ cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.

1

B: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG

I/ LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH.

1. Hình thức kinh tế tư bản nhà nước.

Kinh tế tư bản nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp của nhà nước vào

hoạt động của các tổ chức đơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước. Nó bao

gồm tất cả các hình thức hợp tác, liên doanh sản xuất kinh doanh giữa kinh tế

nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước nhằm sử dụng và khai thác, phát

huy thế mạnh của mỗi bên tham gia, đặt dưới sự kiểm soát giúp đỡ của nhà

nước.

Hình thức kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc huy

động sử dụngvốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của các nhà

tư bản .Lênin chỉ rõ ”trong một nước tiểu nông…” phải đi xuyên qua CNTB nhà

nước tiến lên CNXH.

Từ khi có luật đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản nhà nước phát triển mạnh

mẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Tuy nhiên trtong quá trình hình

thành và phát triển nảy sinh nhiều vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Cần đa dạng

hoá các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức và công ty tư bản nước

ngoài, nâng dần tỷ lệ đầu tư của phía Việt Nam. Đồng thời áp dụng nhiều

phương thức góp vốn kinh doanh Nhà nước và các nhà kinh doanh tư nhân trong

nước dưới nhiều hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…

nhằm tạo thế, tạo lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, tăng sức mạnh

cạnh tranh và hợp tác với bên ngoài. Cải thiện mội trường đầu tư và nâng cao

năng lực quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, bảo vệ quyền lợi của người

lao động.

Trong thời kỳ quá độ cần vận dụng hình thứckinh tế tư bản nhà nước vì:

2

* Do yêu cầu vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp tính chất của lực

lượng sản xuất.

* Do yêu cầu phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và thu hút vốn kỹ

thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài.

* Do yêu cầu phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm

năng vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý của nhà tư bản vì

lợi ích của bản thân họ cũng như công cuộc xây dựng CNXH. Vì vậy, cần phát

triển kinh tế tư bản nhà nước bằng nhiều hình thức đa dạng để phát triển lực

lượng sản xuất phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH.

2. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thực chất của chính sách kinh tế

mới.

2.1) Chính sách công sản thời chiến.

Sau khi cách mạng Tháng 10 Nga thành công thì chính quyền Xô Viết

Nga phải đương đầu với cuộc nội chiến và cuộc can thiệp vũ trang của chủ nghĩa

đế quốcthế giới. Đứng trước nguy cơ một mất một còn, chính quyền Xô Viết tìm

mọi cách để tập trung mọi lực lượng nhằm đánh bại những lực lượng thù địch

bên trong và bên ngoài. Chính sách “ cộng sản thời chiến” ra đời trong hoàn

cảnh ấy. Đó là chính sách kinh tế của nhà nước Xô Viết nhằm huy động mọi tài

nguyên trong nước cho nhu cầu của tiền tuyến trong điều kiện nền kinh tế bị tàn

phá sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thời gian nội chiến và nước

ngoài can thiệp bằng vũ trang, chính quyền Xô Viết ngoài việc quốc hữu hoá

nền công nghiệp quy mô lớn, còn nắm trong tay nền công nghiệp hạng vừa và

một phần công nghiệp hạng nhỏ. Việc quản lý toàn bộ công ngiệp đều tập trung

ở các cơ quan trung ương, việc cung cấp nguyên liệu, thiết bị, vật liệu cho xí

nghiệp cũng không thực hiện cho quân đội và công nhân. Nhà nước thi hành chế

độ trưng thu lương thực thừa. Nguồn hàng của nhà nước những năm đó cực kỳ

3

thiếu thốn, nông thôn hầu như không nhận được hàng công nghiệp. Nhà nước

phải thi hành độc quyền mua, bán lương thực, cấm tư nhân buôn bán lương thực

và các thứ vật phẩm cần thiết nhất. Ở thành thị vật phẩm tiêu dùng phân phối

theo phiếu với điều kiện ưu tiên cung cấp cho công nhân và căn cứ vào tính chất

quan trọng và nặng nhọc của công tác. Thi hành chế độ nghĩa vụ lao động phổ

biến đối với tất cả mọi người có năng lực lao động- chính sách ”cộng sản thời

chiến”, đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thắng lợi cho cuộc nội

chiến. Thắng lợi của chính sách này vào thời ấy là do dựa trên cơ sở khối ”liên

minh quân sự và chính trị” của giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu

tranh chống quân bạch vệ và bọn can thiệp nước ngoài.

Nhưng sau khi đập tan bọn vũ trang can thiệp và kết thúc nội chiến,tình

hình kinh tế , chính trị, xã hội nước Nga rất bi đát. Đất nước lâm vào cuộc khủng

hoẳng toàn diện trầm trọng. Ra khỏi chiến tranh, nước Nga được Lênin ví như

“một người đã bị đánh gần chết”. Trong 7 năm trời nó bị đánh khắp mình mẩy

và may mà nó vẫn có thể chống nạng mà đi được. Đáng chú ý là khối liên minh

công nông : giai cấp công nhân- những người đã chịu đựng những hi sinh chưa

từng thấy, cũng như quần chúng nông dân đã bị kiệt sức gần giống như tình

trạng hoàn toàn mất khả năng lao động. Tình hình đó đã làm nảy sinh những bất

bình, những vụ bạo loạn trong một số quần chúng công, nông binh. Lần đầu tiên

trong lịch sử nước Nga Xô Viết xảy ra trường hợp đại đa số quần chúng nông

dân có tâm trạng chống lại chính quyền Xô Viết theo bản năng. Nếu không tìm

được lối thoát ra khỏi tình hình thì chính quyền Xô Viết có nguy cơ bị tan vỡ.

Nguyên nhân là do đâu? thường thì người ta hay gán cho sự tàn phá của

chiến tranh và chính sách cộng sản thời chiến. Tất nhiên phải kể đến nguyên

nhân tàn phá của chiến tranh. Nhưng thái độ đối với chính sách công sản thời

chiến thực sự đã có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền Xô Viết.

Là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên sống trong vòng vây của CNTB, chiến tranh

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!