Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

luận văn thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường cao đẳng phát thanh-truyền hình II
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
952.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1796

luận văn thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường cao đẳng phát thanh-truyền hình II

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------------------

Nguyễn Thị Mai Thu

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS BÙI NGỌC OÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và đào tạo

BGH : Ban Giám hiệu

BLV : Bình luận viên

BTV : Biên tập viên

CĐ PT-TH II : Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình II

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐH : Đại học

ĐHQG : Đại học Quốc gia

ĐH KHXH&NV : Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

GD-ĐT : Giáo dục- Đào tạo

GS : Giáo sư

GS. VS : Giáo sư Viện sĩ

GS. TS : Giáo sư Tiến sĩ

GS.TSKH : Giáo sư Tiến sĩ Khoa học

GV : Giáo viên

KT : Kỹ thuật

NXB : Nhà xuất bản

PGS : Phó Giáo sư

PGS. TS : Phó Giáo sư Tiến sĩ

TW : Trung ương

TNVN : Tiếng nói Việt Nam

TP : Thành phố

SV : Sinh viên

sx : sản xuất

SP : Sư phạm

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ -

Sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều

kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận

văn này.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng

dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu.

Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II,

các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tạo điều kiện để chúng tôi

yên tâm học tập.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh, người đã

tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để chúng tôi hoàn thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm

Tác giả

Nguyễn Thị Mai Thu

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực

quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ X

đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao

chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng

tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh.”

Ở hệ thống các trường đại học, cao đẳng, đổi mới giáo dục bắt nguồn từ đổi mới phương

pháp dạy học của người thầy, trong đó phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải

quyết vấn đề của sinh viên làm định hướng. Công tác thực tập là khâu quan trọng quyết định

chất lượng, khả năng làm nghề của sinh viên sau khi ra trường. Tại buổi hội thảo “ Công tác

thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” được tổ chức ngảy 29/04/2008 tại trường ĐHSP Tp

HCM, 49 bài tham luận của các tác giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, sở

GDĐT…đã chia sẻ các ý kiến về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập, qua đó

nhận định rằng công tác thực tập hiện nay của các trường hầu như bị thả nổi, chưa được coi

trọng như công tác đào tạo chuyên môn. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thực tập là vấn đề

phải được đặc biệt coi trọng, và cần được thực hiện trong thời gian tới.

1.2. Thực tập là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo báo chí. Đây là cơ

hội quý giá để sinh viên báo chí tác nghiệp tại các cơ quan báo đài, rèn luyện năng lực cho bản

thân, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào nghề báo. Đợt thực tập sẽ giúp sinh

viên báo chí có điều kiện tiếp cận, cọ sát thực tế sau phần học lý thuyết; đồng thời cũng là dịp

để sinh viên nắm bắt một cách hoạt động của các cơ quan báo chí, học hỏi nghiệp vụ báo chí,

kiểm tra và rèn luyện năng lực của chính bản thân mỗi người. Cũng thông qua đợt thực tập, các

em có dịp tôi rèn năng khiếu chuyên môn (viết, đọc, nói); khả năng ứng xử nhạy bén, thông

minh; kỹ năng giao tiếp, phẩm chất đạo đức của một nhà báo tương lai, đáp ứng tốt nhất yêu

cầu vốn rất khắc khe của cơ quan báo chí nói riêng và xã hội nói chung về một phóng viên báo chí.

Trong từ 2 đến 3 năm được đào tạo tại trường Cao đẳng Phát thanh- truyền hình II (CĐ

PT-TH II), sinh viên và học sinh có đợt thực tập vào học kỳ cuối của năm 2 (đối với học sinh hệ

Trung cấp), và vào học kỳ cuối của năm 3 (đối với sinh viên hệ Cao đẳng). Đợt thực tập là dịp

để các em có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế, con người thực tế, hoàn cảnh thực tế,

trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất

lượng, sử dụng được trên các phương tiện thông tin đại chúng, được bạn đọc, công chúng chấp

nhận.

Từ ngày thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường Cao đẳng PT-TH II

đã được các thế hệ Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện, song nhìn lại vẫn còn một số

tồn tại. Nhất là trong giai đoạn trước mắt, trường vừa được nâng cấp lên hệ Cao đẳng với số

lượng sinh viên tăng cao, đòi hỏi phải có kế hoạch tương ứng.

1.3. Nghiên cứu khoa học về vấn đề thực tập nghề cho học sinh sinh viên nói chung đã có

nhiều tài liệu, luận văn thạc sĩ khác đề cập, song chưa có một công trình nghiên cứu về quản lý

thực tập báo chí của ngành Phát thanh-Truyền hình khu vực phía Nam. Vì vậy, chúng tôi mạnh

dạn chọn đề tài: “Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng Phát thanh￾Truyền hình II”, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho học sinh, sinh viên;

thực hiện phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng “Học đi đôi với hành”.

2. Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng PT-TH II trong

những năm qua, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp nhà trường, các bộ phận có liên

quan có thể quản lý việc thực tập của học sinh hệ trung học chuyên nghiệp và sinh viên hệ cao đẳng

một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

-Thực trạng công tác quản lý thực tập báo chí tại trường CĐ PT-TH II.

3.2. Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động thực tập của sinh viên khoa báo chí trường CĐ PT-TH II.

- Sinh viên trường Cao đẳng PT-TH II.

- Giáo viên trường Cao đẳng PT-TH II.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Công tác quản lý việc thực tập báo chí ở khoa báo chí trường CĐ PT-TH II.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc thực tập và quản lý thực tập báo chí.

- Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí của trường CĐ PT-TH II.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập.

6. Giả thuyết nghiên cứu

Việc quản lý thực tập báo chí của trường Cao đẳng PTTH II từ trước đến nay đã dạt được

những kết quả nhất định, song vẫn còn một số tồn tại trong một số khâu như việc chuẩn bị cho

kỳ thực tập, tổ chức thực tập…. Vì vậy, nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định được nguyên

nhân, nêu được ra các giải pháp quản lý khoa học, chủ động, phù hợp hơn với tình hình thực tế

sẽ giúp nhà trường quản lý tốt hơn việc thực tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng

giảng dạy ở trường Cao đẳng PTTH II.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu

- Xây dựng phiếu trưng cầu ý liến dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu, trong đó

gồm

 Câu hỏi dành cho sinh viên

 Câu hỏi dành cho giáo viên, cán bộ quản lý

- Xử lý số liệu, thống kê, tính phần trăm, bình luận từng vấn đề.

7.2. Phương pháp phỏng vấn

Nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của các em về việc

thực tập, những ý kiến đóng góp đề xuất về việc quản lý của trường, khoa cho việc thực tập.

Đối tượng phỏng vấn:

 Cán bộ quản lý

 Giáo viên hướng dẫn

 Sinh viên thực tập

 Cơ sở hướng dẫn thực tập

7.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng:

 Nhận xét kết quả học tập các môn báo chí của sinh viên.

 Nhận xét kết quả thực tập tại cơ sở.

 So sánh, đối chiếu, đánh giá, phân loại, tổng kết.

7.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách của Bộ giáo dục đào tạo,

Nghị quyết của Đảng, văn bản của Ngành giáo dục.

 Tham khảo các nguồn tư liệu từ sách báo, tạp chí, internet có liên quan đến

vấn đề nghiên cứu.

7.5. Phương pháp quan sát

Thực hiện bằng cách tiếp cận, xem xét để thu thập dữ liệu thực tế về hoạt động thực tập và

hoạt động quản lý thực tập, để đánh giá sự phù hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp

điều tra.

Đối tượng quan sát: Phòng đào tạo, Khoa báo chí, Sinh viên khoa báo chí, các Trưởng phó

khoa, các cơ sở tiếp nhận sinh viên đến thực tập.

Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của Phòng đào

tạo, Khoa báo chí, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan.

7.6. Phương pháp sử dụng toán thống kê

Dùng toán thống kê xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượng chính

xác từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra trong luận văn.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hoạt động thực tập nói chung từ lâu đã được thực hiện ở các trường Sư phạm, Y khoa…

Vấn đề thực tập không phải là một vấn đề hoàn toàn mới lạ, xuất phát từ yêu cầu rèn luyện

nâng cao tay nghề cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế,

trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học; vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, giáo dục

quan tâm nghiên cứu.

Bộ giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành bộ chương trình thực tập sư phạm thống

nhất cho tất cả các trường sư phạm. Qua nhiều lần chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung (vào các năm

1974, 1982, 1986), chương trình thực tập sư phạm chính thức được áp dụng tại các trường Cao

đẳng sư phạm hiện nay. Đó chính là bộ chương trình được ban hành kèm theo các Quyết định

số 3086/GD-ĐT ngày 27/7/1996, Quyết định số 3637/GD-ĐT ngày 30/8/1996 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều dạng khác nhau, nhằm mục đích nâng cao

chất lượng thực tập như:

+ Các Hội thảo, Hội nghị chuyên đề những năm gần đây:

- Hội thảo “Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” do Viện nghiên cứu Giáo

dục tổ chức tháng 04/2008, xoay quanh các vấn đề đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp

nâng cao chất lượng công tác thực tập sư phạm.

- Hội thảo hoa học Quốc gia “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu đất

nước” do GS.TSKH Nguyễn Thiện Nhân- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT- Phó thủ tướng chính phủ chủ

trì, ngày 20/8/2008, nhấn mạnh việc ngành giáo dục chủ động xây dựng chương trình chú trọng

thực học, thực hành, chuẩn bị kỹ năng nghề cho người học; các cơ sở đào tạo tăng cường tổ

chức các hoạt động, các loại hình câu lạc bộ để sinh viên có điều kiện rèn luyện các kỹ năng

liên quan đến nghề, phát huy đựơc năng lực của bản thân sau khi ra trường.

- Hội thảo “Công tác thực tập và đào tạo báo chí” do khoa Báo chí Trường Đại học khoa

học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức ngày 19/04/2008.

- Hội thảo “Thực hành về nghiệp vụ Báo chí” do Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Bắc Giang tổ chức trong 2 ngày 7, 8/4/2008.

- Hội thảo khoa học “Đào tạo Báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn và những vấn đề

đặt ra” do Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức ngày 22/04/2008. Hội thảo tập trung thảo

luận về chất lượng sinh viên ra trường; đổi mới phương pháp đào tạo; bồi dưỡng cán bộ làm

công tác giảng dạy; tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và các cơ quan báo chí.

- Hội thảo “Tiềm năng và khả năng của Trường Đại học Tiền Giang trong hợp tác về

khoa học công nghệ”, nhấn mạnh việc phối hợp tổ chức hướng dẫn sinh viên khối ngành kỹ

thuật, công nghiệp thực hành, thực tập tại các Trung tâm chuyển giao công nghệ của Sở công

nghệ.

- Hội thảo khoa học “Xây dựng chương trình thống nhất cho trình độ Cao đẳng” của

Trường Cao đẳng PT-TH I kết hợp với Trường Cao đẳng PT-TH II tổ chức (Từ ngày 26 đến

28/07/2007), nhấn mạnh việc tăng cường thời lượng thực hành, kỹ năng tác nghiệp cho sinh

viên báo chí; tiến tới đào tạo theo chế tín chỉ theo qui định của Bộ GD-ĐT.

+ Một số đề tài nghiên cứu khoa học:

- “Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao đẳng bán công hoa sen và một số giải

pháp” (2004)–Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Trân Thúy- Trường Cao đẳng bán công Hoa sen.

Đây là một công trình nghiên cứu phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường

Hoa Sen. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận liên

quan, các khoa, ngành có thể quản ký việc thực tập của sinh viên một cách chặt chẽ, hiệu quả

hơn.

-“Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang- Thực

trạng và giải pháp” (2003) – Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Phú- Trường Cao đẳng sư phạm

Nha Trang. Đây là một công trình nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích thực trạng của việc

quản lý thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng,

để từ đó đưa ra những giải pháp căn cứ trên các điều kiện thực tế của trường nhằm quản lý tốt

hơn hoạt động thực tập.

-“Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) – Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở

hệ Cao Đẳng sư phạm dùng cho các trường Cao Đẳng sư phạm của Tiến sĩ Nguyễn Đình Chỉnh

và Tiến sĩ Phan Trung Thanh. Các tác giả đã nêu lên những vấn dề đang được đặt ra hiện nay

đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất

lượng đào tạo nghề cho giáo sinh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!