Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
ĐINH VỊ HOÀNG
THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2021
ĐINH VỊ HOÀNG
THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THÀNH LÊ
HÀ NỘI - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Thành Lê. Các nội dung nghiên cứu, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả
thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và đã ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra, đề tài đã sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả, tổ chức cơ quan khác và cũng đã được thể hiện trong
phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2021
Tác giả
Đinh Vị Hoàng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô trường Học
viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô
trường Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Đào tạo sau đại học đặc biệt là
những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học
của tôi – TS. Đặng Thành Lê đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu, cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nhiệt huyết để nghiên cứu hoàn thiện luận
văn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
Để đáp lại tấm chân tình đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức mà
mình đã được trang bị vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả nhất
nhằm đem lại lợi ích cho mình và cộng đồng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2021
Tác giả
Đinh Vị Hoàng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH THU
HÚT ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP...........................................7
1.1. Khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp..................7
1.1.1. Khu công nghiệp ..................................................................................... 7
1.1.2. Vai trò của khu công nghiệp ................................................................... 7
1.1.3. Thu hút đầu tư vào khu côngnghiệp ........................................................ 9
1.2. Chính sách thu hút đầu tư vào các khu côngnghiệp................................10
1.2.1. Khái niệm chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp .................. 10
1.2.2. Mục tiêu của chinh sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp..............13
1.2.3. Hệ thống các chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ............. 14
1.3. Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.......................19
1.3.1. Khái niệm, vai trò của thực thi chính sách thu hút đầu tư vào khu công
nghiệp .............................................................................................................. 19
1.3.2. Quy trình thực thi chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ...... 22
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thu hút đầu
tư vào khu công nghiệp ................................................................................... 25
1.3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách thu hút đầu tư vào khu
công nghiệp ..................................................................................................... 29
1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở
một số địa phương và bài học tham khảo cho tỉnh Hà Nam...........................33
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................... 33
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 36
1.3.3. Bài học cho tỉnh Hà Nam ...................................................................... 39
Tóm tắt chương 1............................................................................................41
MỤC LỤC
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU
TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM..42
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và khái quát quá trình phát triển khu
công nghiệp tỉnh Hà Nam ............................................................................... 42
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam .................................. 42
2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà
Nam 43
2.1.3 . Tổng quan tổ chức quản lý nhà nước của địa phương với khu công
nghiệp tỉnh Hà Nam hiện tại ................................................................................. 44
2.1.4. Một số chỉ tiêu phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời gian qua.......45
2.2. Các chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hà Nam...........................................................................................................47
2.2.1. Chính sách đất đai ................................................................................. 47
2.2.2. Chính sách đào tào và tuyển dụng nguồn nhân lực .............................. 51
2.2.3. Chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng ............................................... 53
2.2.4. Chính sách thuế ..................................................................................... 54
2.2.5. Các chính sách khác .............................................................................. 55
2.3. Thực trạng thực thi chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hà Nam.......................................................................................63
2.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai chính sách thu hút đầu tư vào
khu công nghiệp
63
2.3.2. Công tác tuyên truyền về chính sách và quảng bá xúc tiến đầu tư thu
hút đầu tư vào khu công nghiệp ...................................................................... 71
2.3.3. Công tác phân công, phối hợp thực hiện các chính sách thu hút đầu tư
vào khu công nghiệp ........................................................................................ 76
2.3.4. Công tác huy động nguồn lực thực thi chính sách ................................ 82
2.3.5. Công tác kiểm tra, đánh gía quá trình thực thi chính sách ................... 84
MỤC LỤC
2.4. Đánh giá chung thực thi chinh sách thu hút đầu tư vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam....................................................................85
2.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 85
2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 87
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 91
Tóm tắt chương 2............................................................................................95
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC
THI CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM....................................................96
3.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hà Nam.............................................................................................96
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo ................. 96
3.2. Giải pháp tăng cường thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam..................................................................101
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch thực thi chính
sách 101
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xúc tiến và thu hút đầu tư ............... 103
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và tăng cường hoạt động của Ban quản lý các khu
công nghiệp ................................................................................................... 106
3.2.4. Đẩy mạnh huy động vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư .................. 109
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam .................................................................. 111
3.3. Kiến nghị ................................................................................................ 112
Tóm tắt chương 3..........................................................................................114
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 117
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CCN : Cụm công nghiệp
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa DN : Doang nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
KCX : Khu chế xuất
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn
2014 ÷ 2019
.........................................................................................................................
46
Bảng 2.2: Đánh giá về chính sách đất đai của thành phần Kinh tế
tư nhân.............................................................................................................50
Bảng 2.3: Đánh giá về chính sách đào tạo và tuyển dụng nguồn
nhân lực...........................................................................................................52
Bảng 2.4: Đánh giá của các doanh nghiệp tư nhân và dân cư về các chính
sách tài chính, tín dụng của tỉnh Hà Nam
.........................................................................................................................
53
Bảng 2.5: Đánh giá của các doanh nghiệp tư nhân và dân cư về các chính
sách thuế của tỉnh Hà Nam
.........................................................................................................................
55
Bảng 2.6: Đánh giá về chính sách và cơ cấu đầu tư của thành phần Kinh tế
tư nhân
.........................................................................................................................
58
Bảng 2.7: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà
Nam
.........................................................................................................................
62
Bảng 2.8. Danh sách các KCN tập trung tại Hà Nam đến 31/12/2019...........65
Bảng 2.9. Tổng hợp số vụ hồ sơ liên quan đến các KCN Hà Nam
giai đoạn 2014 ÷ 2019.....................................................................................68
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước hiện nay, Nhà nước ta khẳng định phải dựa
vào nội lực là chính, tuy nhiên xuất phát từ điều kiện của nước ta là một nước có nền
kinh tế yếu kém, điểm xuất phát thấp cơ sở hạ tầng lạc hậu, thu nhập quốc dân và thu
nhập dân cư thấp. Vì vậy nguồn vốn để CNH-HĐH trước mắt phụ thuộc nhiều từ nước
ngoài mà chủ yếu là đầu tư .
Để thu hút đầu tư cho công cuộc phát triển của quốc gia, khu công nghiệp (khu công
nghiệp), khu chế xuất (KCX) được đánh giá là một nhân tố quan trọng.Trong nhiều năm
qua, việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCX, khu công nghiệp và CCN đã trở
thành mục tiêu mà các tỉnh và thành phố trong cả nước phấn đấu thực hiện. Thu hút
vốn vào các KCX, khu công nghiệp và CCN luôn là vấn đề hàng đầu mà các tỉnh, thành
phố mong muốn bởi: vốn là một trong những nguồn vốn đã và đang có đóng góp to lớn
trong việc giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và trình độ công nghệ của đất
nước, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện mức sống cho người dân; vốn luôn là
nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
và vẫn rất cần tập trung và tích cực thu hút để tăng cường cho sự phát triển bền vững
của đất nước.
Hà Nam cũng là một trong những tỉnh đã rất sớm xây dựng các khu công nghiệp và
tích cực chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp này. Mặc dù đã sớm nhận
thức được tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và các khu công nghiệp nói riêng của tỉnh, song vì nhiều lý do khách quan và chủ
quan, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu
tư vào trong tỉnh, ngay cả vào các khu công nghiệp. Với rất nhiều những nỗ lực trong
việc cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện chính sách chính sách thu hút đầu tư vốn
nhưng việc chính sách thu hút đầu tư vốn vào tỉnh Hà Nam nói chung vẫn còn có nhiều
những hạn chế bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được. Trên thực tế, các dự
án đầu tư vốn vào Hà Nam chưa có các dự án có
quy mô lớn mà chủ yếu vẫn chỉ là các dự án nhỏ và vừa. Các dự án này chủ yếu vẫn là
của hai đối tác chính là Hàn Quốc và Đài Loan. Do đó, để thu hút được thêm các dự án
vốn mới có giá trị cao hơn, thân thiện với môi trường hơn, đem lại nhiều lợi ích cho
kinh tế của tỉnh cũng như cho đời sống của người dân hơn nữa thì cần phải có những
đối sách mới.
Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu kinh
nghiệm trong thu hút và triển khai các dự án vốn, tỉnh Hà Nam đã gặp không ít khó
khăn và vướng mắc. Với một thời gian dài hoạt động nhưng việc thu hút đầu tư vào
các khu công nghiệp vẫn chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng. Làm sao để có thể
giải quyết được các vấn đề nảy sinh, nâng cao được hiệu quả thu hút các doanh nghiệp
vốn tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam không chỉ là điều trăn trở của BQL
khu công nghiệp mà còn là của tất cả các cấp lãnh đạo của Tỉnh.
Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Thực thi chính sách thu
hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận
văn cao học là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
Trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư vốn vào các khu công
nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách và đã có nhiều công trình được công bố như:
(1) Sách: “Phát triển các khu công nghiệp, KCX trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá” của Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long (Nxb Chính trị quốc
gia – năm 2004).
(2) Sách: “Hướng dẫn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao ở Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Đức, Lê Quang Anh (Nxb Thống
kê -2000). Hai cuốn sách này đã làm rõ được một số lý luận về khu công nghiệp
và các thủ tục hướng dẫn, các thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp nói chung.
Tuy nhiên, trong sách chỉ trình bày những vấn đề cơ bản chưa đi nghiên cứu đến
công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
(3) Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát
triển các khu công nghiệp ở Việt Nam” - tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (Đại học
Kinh tế Quốc dân - 2004). Tác giả đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
các khu công nghiệp, làm rõ tác động của hoạt động xúc tiến đầu tư đến việc thu hút
đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Qua đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện công
tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam nói chung.
(4) Luận án tiến sĩ kinh tế: “Thu hút đầu tư phát triển khu công nghệ cao thành
phố Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung ( Học viện Ngân Hàng – 2009).
(5) Luận án tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp nhằm phát triển các khu công
nghệ và khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” tác giả Nguyễn
Quyết Chiến (Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 2003).
Hai tác giả này nghiên cứu những vấn đề chung về khu công nghệ cao, tình hình hoạt
động đầu tư vào phát triển các khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề
xuất những giải pháp nhằm thu hút đầu tư phát triển khu công nghệ cao của Việt Nam
nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, các luận án mới chỉ
dừng lại nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh.
(6) Bài trích: “Phát triển các khu công nghiệp, KCX ở các tỉnh phía Bắc - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hoá, tháng 6/2004).
(7) Bài trích: “15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, KCX ở Việt
Nam (1991-2006)” (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia, Long An, tháng 7/2006).
Các tác giả đã hệ thống hóa những lý luận về khu công nghiệp, khu chế xuất, tình
hình phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam nói chung, qua
đó đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng.
(8) Báo cáo: “Báo cáo tổng kết công tác quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà
Nam năm 2018 phương hướng nhiệm vụ năm 2019 ”;“báo cáo sơ kết công tác quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 6 tháng đầu năm 2020” – Ban quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Hà Nam. Ngoài ra, còn một số bài báo phân tích trên tạp chí
chuyên ngành khác.