Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo – từ thực tiễn tỉnh hà giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HÀ NỘI - NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
............./......................./........
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN LỆ THI
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO - TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
............./.............. ........./........
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN LỆ THI
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO- TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Lệ Thi
Là học viên cao học lớp LH5.B1 của Lớp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học
viện Hành chính quốc gia.
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo – Từ thực tiễn
tỉnh Hà Giang” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và
nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng,
đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện
Nguyễn Lệ Thi
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn “Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm
nghèo – Từ thực tiễn tỉnh Hà Giang”, bên cạnh những nỗ lực của bản
thân,em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Nhà nước –
Pháp luật và Lý luận cơ sở. Đặc biệt, tôi xin gửi đến PGS.TS. Nguyễn Thị
Phượng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình làm luận văn thạc sĩ một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi tìm hiểu và nắm rõ các
vấn đề liên quan đến quá trình làm luận văn cũng như cung cấp cho tôi những số
liệu cần thiết để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ này một cách tốt nhất.
Bài luận văn của tôi tất nhiên sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý thầy cô và
mọi người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Nguyễn Lệ Thi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ Ban Chỉ đạo
BHYT Bảo hiểm y tế
CBCC Cán bộ, công chức
ĐBKK Đặc biệt khó khăn
DTTS Dân tộc thiểu số
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KHĐT Kế hoạch Đầu tư
LĐTB và XH Lao động, Thương binh và Xã hội
MTQG Mục tiêu quốc gia
MTTQ Mặt trận tổ quốc
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
XĐGN Xóa đói, giảm nghèo
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Cơ quan nhà nước thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo .......... 23
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp tỉ lệ hộ nghèo các huyện tỉnh Hà Giang........................36
Bảng 2.2. Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trong tỉnh.............................................37
Bảng 2.3. Kết quả xoá đói, giảm nghèo của Hà Giang giai đoạn 2016- 2020 ....... 52
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÓA
ĐÓI, GIẢM NGHÈO.......................................................................................7
1.1. Xóa đói, giảm nghèo và pháp luật về xóa đói, giảm nghèo.....................7
1.2. Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo.........................................16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo. .27
Tiểu kết chương 1..........................................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG................................32
2.1. Tình hình đói nghèo tại tỉnh Hà Giang..................................................32
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Hà Giang . 38
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh
Hà Giang......................................................................................................55
Tiểu kết chương 2..........................................................................................63
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢMTHỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO - TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ
GIANG...........................................................................................................64
3.1. Quan điểm của tác giả về thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo -
từ thực tiễn tỉnh Hà Giang............................................................................64
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa
bàn tỉnh Hà Giang........................................................................................66
Tiểu kết chương 3..........................................................................................83
KẾT LUẬN....................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................85
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển, do đó vấn đề đói nghèo không chỉ là vấn đề xã hội
mà còn là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, ngày 10/01/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giải quyết nạn đói là ưu tiên hàng đầu trong
6 nhiệm vụ Chính phủ phải giải quyết, trong đó Người đã nhiều lần nhấn mạnh:
“Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập
cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no,
mặc đủ”. Theo Người, đói nghèo là một trong ba thứ giặc (giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm) mà chúng ta phải chung tay để phòng chống, diệt trừ.
Xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định vừa
là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển bền vững và đã trở thành một chủ trương
lớn, một chương trình của quốc gia, giàu tính nhân văn, thể hiện truyền thống tốt đẹp
của dân tộc để quyết tâm thực hiện, đó còn là một trong những mục tiêu Thiên niên
kỷ, phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Thực hiện pháp luật xóa đói, giảm nghèo góp phần đưa pháp luật xóa đói, giảm
nghèo vào đời sống, gần gũi hơn với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân
nghèo. Trong đó có nhiều quy định mở đường cho việc cải cách và phát triển đất
nước, tạo động lực thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, thúc đẩy quá trình hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế. Xóa đói, giảm nghèo –
nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội, giúp người nghèo được hưởng
tất cả những đãi ngộ mà một con người phải được hưởng theo Bộ luật Nhân quyền
quốc tế mà Việt
Nam tham gia, từ đó giúp nâng cao đời sống dân cư, giúp nước ta thoát nghèo,
sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tại Hà Giang – một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc
diện huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị Quyết 30a của Chính phủ
(gồm 4 huyện Cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và 2
huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần). Bên cạnh đó, Hà Giang là
tỉnh có 22 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số, người dân có trình
độ dân trí thấp.
Việc thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang mặc dù có những
tiến bộ, xong vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, sự thiếu tính đồng bộ,
thống nhất cả về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực hiện, đánh giá và
giám sát việc thực thi pháp luật còn yếu. Hệ thống pháp luật chưa thực sự tạo ra
động lực mạnh mẽ để người nghèo thoát nghèo... chưa tìm ra những giải pháp về
pháp luật thiết thực phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh miền núi, đa dân tộc.
Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo ở Hà
Giang để đề ra giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả pháp luật xóa đói, giảm nghèo
ở tỉnh vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa mang tính thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài: "Thực
hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo - Từ thực tiễn tỉnh Hà Giang” để
làm đề tài nghiên cứu cho chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Luật
Hiến pháp- Luật Hành chính của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu, chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ngay từ khi giành được độc lập. Ở lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo có một số công
trình nghiên cứu đã được công bố, các bài viết, bài báo về XĐGN có thể kể đến sau
đây: