Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thực hiện pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương – từ thực tiễn huyện vĩnh linh, tỉnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THỪA THIÊN HUẾ - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
............./......... ........./.............
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ VĂN VƯƠNG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG – TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
............./......... ........./.............
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ VĂN VƯƠNG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG – TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN HÙNG
i
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Thực hiện pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương – từ
thực tiễn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của tác giả tại trường Học
viện Hành chính Quốc gia.
Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên
cứu khác.
Tác giả
Lê Văn Vương
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của Học viện
Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Văn Hùng đã quan tâm, giúp đỡ
tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến HĐND, UBND huyện
Vĩnh Linh, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện, Phòng Tư
pháp cùng các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện; và bạn bè, đồng nghiệp đã
quan tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả
Lê Văn Vương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................... 8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 9
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TỔ
CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN ............................. 11
1.1. Pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương ...................................... 11
1.1.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương ................. 11
1.1.2. Nội dung của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương ............ 12
1.2. Thực hiện pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương .................... 14
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa phương ..... 14
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về tổ chức chính quyền địa
phương ............................................................................................................. 17
1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa phương ....... 20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền
địa phương ....................................................................................................... 25
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về tổ chức chính quyền địa
phương ............................................................................................................. 26
1.3.2. Ý thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương ................................................ 27
1.3.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về tổ chức chính quyền địa
phương của các chủ thể có thẩm quyền .......................................................... 28
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện pháp luật tổ chức
chính quyền địa phương và bài học rút ra cho huyện Vĩnh Linh ................ 29
1.4.1. Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị .................................................... 29
1.4.2. Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ...................................................... 30
1.4.3. Bài học cho huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .................................. 31
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 33
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG – TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH
QUẢNG TRỊ ...................................................................................................... 34
2.1. Tổng quan về huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .................................. 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................... 34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
Vĩnh Linh ........................................................................................................ 37
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa phương tại
huyện Vĩnh Linh ............................................................................................. 39
2.2.1. Hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, phổ biến giáo dục
pháp luật tổ chức chính quyền địa phương tại huyện Vĩnh Linh .................... 39
2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật tổ
chức chính quyền địa phương ......................................................................... 42
2.2.3. Áp dụng thực tế pháp luật tổ chức chính quyền địa phương ............. 44
2.2.4. Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa
phương ............................................................................................................. 52
2.2.5. Tổng kết, đánh giá thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa
phương ............................................................................................................. 54
2.3. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật về tổ chức chính quyền địa
phương tại huyện Vĩnh Linh .......................................................................... 56
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 56
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 58
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 61
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI HUYỆN VĨNH
LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ .............................................................................. 62
3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa
phương tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ............................................... 62
3.1.1. Những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 .......................................................................... 62
3.1.2. Quan điểm ............................................................................................ 65
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa
phương tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ............................................... 67
3.2.1. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tổ chức chính
quyền địa phương ........................................................................................... 67
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tổ chức chính
quyền địa phương tại huyện Vĩnh Linh .......................................................... 69
3.2.3. Nâng cao chất lượng giám sát thực hiện pháp luật tổ chức chính
quyền địa phương ............................................................................................ 79
3.2.4. Nâng cao ý thức thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa
phương của đội ngũ cán bộ, công chức ......................................................... 82
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO ................................................... 88
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CQĐP : Chính quyền địa phương
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Báo cáo viên giới thiệu những nội dung cơ bản trong ......................... 40
Hình 2.2: Tài liệu tuyên truyền về Luật tổ chức chính quyền địa phương tại
huyện Vĩnh Linh .................................................................................................. 42
Hình 2.3: HĐND huyện Vĩnh Linh tổ chức kỳ họp thứ 16, ................................ 44
Hình 2.4: UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức phiên họp thường kỳ ...................... 48
Hình 2.5: UBND tổ chức ra mắt Cổng thông tin điện huyện Vĩnh Linh ............. 49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thành phần đại biểu HĐND huyện Vĩnh Linh .................... 38
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) năm 2015 ra đời là một
minh chứng rõ nét cho những thay đổi trong nhận thức về vị trí, vai trò của
CQĐP. Luật này đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các chủ
trương, định hướng của Đảng về CQĐP; đồng thời kế thừa những nội dung hợp
lý và sửa đổi, bổ sung các bất cập, vướng mắc trong 12 năm thực hiện Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (gọi là Luật 2003).
Qua gần 05 năm triển khai thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã
giúp hoạt động của các cấp CQĐP dần đi vào ổn định; theo đó, cơ cấu tổ chức
bộ máy của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) được
hướng dẫn cụ thể, có sự phân định về cơ cấu tổ chức của chính quyền nông thôn,
đô thị, hải đảo cơ bản phù hợp thực tế quản lý theo từng địa bàn đơn vị hành
chính.
Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp huyện cũng được quy định
cụ thể, hướng tới tính quyền lực của HĐND cấp huyện trong việc thực hiện chức
năng quyết định các vấn đề quan trọng tại địa phương và giám sát của cơ quan
dân cử; đồng thời, phân định rõ trách nhiệm của cá nhân Chủ tịch UBND và tập
thể UBND; của đại biểu HĐND với HĐND, trong đó đề cao vai trò trách nhiệm
của Chủ tịch UBND, đại biểu HĐND cấp huyện.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện Luật Tổ chức CQĐP 2015, cũng
như tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng
mắc. Cụ thể như: HĐND hoạt động vẫn còn mang tính hình thức, kém hiệu quả
do trong thực tiễn nghị quyết của HĐND vẫn thiếu tính độc lập, thường được
thông qua dựa trên nghị quyết của Đảng bộ cùng cấp. Vẫn còn những quy định
thiếu tính lôgic như Chủ tịch HĐND, chức vụ quan