Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……/……
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN QUANG NGỌC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐẮK LẮK - NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……/……
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN QUANG NGỌC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN TỪ
ĐẮK LẮK - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Văn Từ.
Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào trước đây.
Các tài liệu trích dẫn, số liệu minh họa trong Luận văn là trung thực có
nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Đắk Lắk, ngày 22 tháng 02 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Quang Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia,
Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên, các quý thầy,
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Từ đã trực tiếp
hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tận tình chỉ bảo trong quá trình nghiên
cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân và Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk
đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành
Luận văn.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song Luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các
nhà khoa học và các quý thầy, cô giáo để Luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 22 tháng 02 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Quang Ngọc
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 10
1.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 10
1.2. Thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn
28
1.4. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn và bài học rút ra cho Đắk Lắk 35
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK 40
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 40
2.2. Tình hình thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 48
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Đắk Lắk 70
Chương 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 77
3.1. Quan điểm, định hướng về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 77
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 86
3.3. Kiến nghị 99
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ Ban Chỉ đạo
ĐTN Đào tạo nghề
GDNN Giáo dục nghề nghiệp
LĐNT Lao động nông thôn
LĐ - TB và XH Lao động - Thương binh và Xã hội
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
STT Bảng Trang
1 Bảng 2.1. Dân số, lao động, việc làm khu vực nông
thôn tỉnh Đắk Lắk
44
2 Sơ đồ 2.1. Phân công, phối hợp thực hiện chính
sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
57
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề tài
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, dân số tương đối trẻ và đang
trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước
đến nay. Tính đến nay, dân số nước ta hơn 97 triệu người, trong đó lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên ước đạt trên 55 triệu người. Cơ cấu lực lượng lao
động phân theo hai khu vực thành thị và nông thôn; nhìn chung, lực lượng lao
động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
Hiện nay, lao động nông thôn (LĐNT) ở nước ta chiếm tỷ lệ lớn trong
cơ cấu lao động của cả nước, khoảng 66% dân số trong độ tuổi lao động và có
vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng của đất nước, LĐNT nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức,
một bộ phận người lao động ở một số lĩnh vực, khu vực mất đất sản xuất, mất
việc làm, năng lực, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng
lao động... Thực trạng đó đòi hỏi phải có chính sách giải quyết việc làm cho
LĐNT trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thích ứng với yêu cầu
của nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, đào tạo nghề (ĐTN) cho LĐNT
vừa đông đảo về số lượng, vừa có trình độ, tay nghề, kỹ năng lao động cần
thiết, phù hợp với vị trí công việc được xã hội phân công là một trong những
chiến lược quan trọng, góp phần xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực lao
động xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực qua ĐTN, những năm qua, Đảng, Nhà
nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích công tác
ĐTN cho LĐNT. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa
X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 về “nông nghiệp,
nông dân, nông thôn”, đã xác định: “Hình thành Chương trình mục tiêu quốc
gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hàng năm đào tạo
khoảng một triệu LĐNT; phấn đấu đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn
khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ LĐNT qua đào tạo đạt trên 50%” [1].
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐTTg, ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020”. Đề án của Chính phủ đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta: “ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các
cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà
nước tăng cường đầu tư để phát triển ĐTN cho LĐNT, có chính sách bảo
đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động
nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia
ĐTN cho LĐNT” [27].
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm, ban
hành cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới công tác quản lý và triển khai thực
hiện chính sách ĐTN; gắn ĐTN với giải quyết việc làm cho LĐNT; đã có
bước phát triển và đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong việc đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, tạo cơ hội có việc làm cho người lao động,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của
tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách ĐTN cho
LĐNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Chỉ
tiêu ĐTN chưa đạt kế hoạch đề ra; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có
liên quan trong thực hiện chính sách chưa được phát huy đầy đủ; chưa quan
tâm xác định rõ đối tượng ưu tiên ĐTN, các yếu tố đặc thù về LĐNT, lao
động dân tộc thiểu số; hoạt động tư vấn, hướng nghiệp học nghề, việc làm
chưa thật hiệu quả, chưa gắn công tác tuyển sinh, ĐTN với giải quyết việc
làm; trang thiết bị được đầu tư tại một số đơn vị GDNN chưa đồng bộ, có nơi
sử dụng chưa hiệu quả; sau khi được ĐTN vẫn còn một bộ phận lao động
chưa tìm được việc làm hoặc làm nhưng không đúng với nghề đã học...
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài mong muốn tìm ra một số giải pháp
tăng cường thực hiện chính sách về ĐTN cho LĐNT, nhằm phát triển nguồn
nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho LĐNT, phục vụ tốt hơn quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước nói
chung, của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Vì vậy, học viên chọn Đề tài “Thực hiện
chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk” làm Đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận văn
Chính sách và thực hiện chính sách ĐTN, ĐTN cho LĐNT gắn với
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là đề tài được nhiều
nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công
trình, đề tài nghiên cứu, bài viết xoay quanh vấn đề ĐTN cho LĐNT và thực
hiện chính sách ĐTN cho LĐNT ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Có
thể kể đến các công trình sau đây:
- Các công trình nghiên cứu về ĐTN cho LĐNT:
+ Viện Nghiên cứu khoa học Dạy nghề (2011), Mô hình dạy nghề và
giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Cuốn sách được biên soạn dựa trên các tài liệu nghiên cứu, các tài liệu thực tế
thông qua các đề tài, đề án của Viện Nghiên cứu khoa học Dạy nghề và của
các tác giả, các cơ quan trong và ngoài nước. Nội dung nêu những vấn đề
chung về quá trình đô thị hóa và những hệ lụy đối với nông thôn Việt Nam
nói chung và những người dân ở những khu vực bị mất đất do chuyển đổi
mục đích sử dụng nói riêng; nhu cầu học nghề của người lao động và những
mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm cho các nhóm LĐNT khác nhau [39].
+ Nguyễn Tiến Dũng (2014), Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách nên những nội dung cơ bản
về ĐTN cho LĐNT; đánh giá một số mô hình dạy nghề cho LĐNT đã được
triển khai trong thực tế và chỉ ra những vấn đề vướng mắc chưa giải quyết
được hiện nay [11].
+ Nguyễn Hồng Nhung (2017), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn -
Thực trạng và giải pháp. Bài viết đã phân tích đánh giá thực trạng công tác
ĐTN cho LĐNT; đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả ĐTN cho
LĐNT trong thời gian tiếp theo [17].
- Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT:
+ Lê Thị Mỹ Hằng (2017), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công,
Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã phân tích, đánh giá hoạt động quản
lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, chỉ ra thực trạng
hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của khách thể này; đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTN
cho LĐNT nhằm hoàn thiện công tác này tại địa phương [14].
+ Bùi Thị Hải (2017), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc
gia. Trên cơ sở nghiên cứu, luận giải về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước