Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Thặng dư và thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế - Các biện
pháp điều chỉnh của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam, đều thực hiện chính sách kinh tế thị trường mở cửa. Chính
điều này đã tạo cho quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, giao lưu vốn đầu tư
và hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời tác động trực tiếp vào nền kinh
tế của mỗi nước. Từ đó, kinh tế đối ngoại dần dần đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nó
còn có những tác động xấu đến nền kinh tế trong nước. Chính vì vậy, vấn đề quản
lý kinh tế đối ngoại trở nên vô cùng quan trọng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển
vững mạnh và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.
Để có thể đề ra các chính sách quản lý kinh tế đối ngoại, các chính sách phát
triển kinh tế có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm đặc biệt
đến những diễn biến trong các cân thanh toán quốc tế vì nó phản ánh toàn bộ hoạt
động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, để
lập được một bảng cán cân thanh toán đầy đủ, chính xác và kịp thời là một việc
khó khăn do phạm vi thu nhập số liệu khá rộng. Mặc dù số liệu cán cân thanh toán
được thu thập bằng các phương pháp và kỹ thuật mẫu đáng tin cậy, nhưng do
nguồn cung cấp thông tin quá đa dạng nên số liệu thống kê cuối cùng chỉ là con số
ước tính về giá trị cán cân thanh toán quốc tế thực. Đồng thời để có thể phân tích,
đánh giá được những diễn biến trong cán cân thanh toán và đưa ra các biện pháp
điều chỉnh cán cân thanh toán có hiệu quả cũng là một việc rất khó. Thêm vào đó,
đối với Việt Nam, việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế mới chỉ chính thức bắt
đầu từ năm 1990 cho nên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phân tích và điều chỉnh
cán cân thanh toán. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứu
một cách sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trong việc thiết lập, phân tích và điều
chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp
với mục tiêu và hoàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam.
Trên cơ sở những kiến thức lý luận được học tại Học viện Ngân hàng cũng
như qua nghiên cứu tài liệu về cán cân thanh toán quốc tế, em xin mạnh dạn chọn
đề tài: “Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp
điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích cơ sở lý luận của việc xác định thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh
toán quốc tế và việc điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
- Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
- Trên cơ sở các phân tích trên đề ra các biện pháp điều chỉnh các cân thanh
toán quốc tế của Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế, xác định thặng dư hay thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế và các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Về mặt lý thuyết: Phân tích cơ sở lý luận của việc xây dựng cán cân thanh toán
quốc tế, tình trạng thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và các cơ chế
điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
+ Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cán cân
thanh toán quốc tế thích hợp đảm bảo sự phát triển cân đối cả bên trong và bên
ngoài của nền kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những
kết quả thống kê với vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế và điều chỉnh
Chương 2: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại Việt Nam
Chương 3: Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu như đã trình
bày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và
các bạn để khoá luận được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Em cũng xin cảm ơn
giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và các thầy cô giáo trong khoa
Tiền tệ – Tín dụng Quốc tế đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC
TẾ VÀ ĐIỀU CHỈNH
1.1.Cán cân thanh toán quốc tế
1.1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Để phục vụ cho việc thiết lập, phân tích và điều chỉnh, theo quan điểm của
Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cán cân thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa như
sau:
“ Cán cân thanh toán quốc tế là một bản thống kê được tổng hợp một cách
có hệ thống các giao dịch kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới
trong một khoảng thời gian nhất định. Các giao dịch, chủ yếu giữa người cu trú và
người không cư trú, bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập; các
giao dịch về các tài sản và các khoản nợ tài chính đối với phần còn lại của thế giới;
và các giao dịch (như quà tặng ) được xếp loại chuyển giao, mà đòi hỏi phải có các
bút toán bù đắp để cân bằng - theo ý nghĩa kế toán- các giao dịch một chiều. Bản
thân một giao dịch được nhìn nhận như một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh,
sự biến đổi, sự trao đổi, sự chuyển giao, hay sự thanh toán các giá trị kinh tế và
dẫn đến những thay đổi về quyền sở hữu hàng hoá hay các tài sản tài chính, cung
cấp các dịch vụ, hay cung cấp lao động và vốn”.
Tóm lại, cán cân thanh toán quốc tế của một nước là bản ghi chép có hệ
thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú của nước lập báo cáo và
những người cư trú ở phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là 1 năm).
Để nhất quán các nội dung phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế, IMF đã
quy định chỉ ghi chép vào cán cân thanh toán của mỗi quốc gia các giao dịch kinh
tế giữa “người cư trú” với “người không cư trú” của quốc gia đó. Mọi giao dịch
kinh tế giữa người cư trú với nhau của cùng một quốc gia không được phản ánh
trong cán cân thanh toán quốc tế.
Khi thống kê cán cân thanh toán, việc phân biệt giữa người cư trú và người
không cư trú là rất cần thiết do mối quan hệ giữa hệ thống tài khoản quốc gia và
cán cân thanh toán. Nhìn chung, khái niệm người cư trú và người không cư trú
được hiểu theo luật định của từng quốc gia cụ thể và nó tương đối thống nhất giữa
các quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này được quy định rõ trong Nghị định số
164/NĐ-CP ngày 16/11/1999.
Người cư trú và người không cư trú ở đây bao gồm các cá nhân, các hộ gia
đình, các công ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế... Căn
cứ để phân biệt giữa người cư trú và người không cư trú chủ yếu dựa vào khoảng
thời gian sinh sống làm việc liên tục cần thiết phải có tại một quốc gia ( thường là
một năm trở lên).
Về nguyên tắc, tổ chức hoặc người nước ngoài sinh sống và làm việc ở nước
sở tại từ một năm trở lên được coi là người cư trú của nước đó. Ngược lại, tổ chức
hoặc người của nước sở tại sinh sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên
được coi là người không cư trú ở nước đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp
đặc biệt như các công dân của nước khác đến học tập, du lịch, chữa bệnh và thăm
viếng không kể thời gian dài, ngắn bao nhiêu, đều được coi là người không cư trú
(chỉ tạm trú). Ngược lại, các công dân đi học tập, du lịch, chữa bệnh và thăm viếng
ở nước ngoài không kể thời gian dài, ngắn vẫn được coi là người cư trú. Đối với
các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang của nước sở
tại hoạt động ở nước ngoài cũng vậy, vẫn được coi là người cư trú của nước đó mà
không phụ thuộc vào thời gian sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Đối với các công ty đa quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước sẽ là người cư trú
đồng thời tại nhiều quốc gia. Tuy vậy, để tránh trùng lặp thì chi nhánh đặt ở nước
nào được coi là người cư trú của nước đó.
Còn đối với các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)... thì không được coi là những người cư trú của
quốc gia nơi mà chúng đóng trụ sở. Tức là các tổ chức này được xem như là người
không cư trú đối với mọi quốc gia. Do đó, các giao dịch kinh tế của chúng với
người cư trú của nước sở tại được ghi chép vào cán cân thanh toán của nước đó.
Vậy, giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú bao gồm các
giao dịch sau: các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ; thu nhập của người lao động;
đầu tư trực tiếp; đầu tư chứng khoán như tín phiếu, trái phiếu và cổ phiếu; quan hệ
tín dụng; các hình thức đầu tư và các giao dịch khác làm tăng hoặc giảm tài sản có
hoặc tài sản nợ giữa người cư trú và người không cư trú; các khoản chuyển giao
một chiều.
1.1.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế
Trước đây, mỗi quốc gia biên lập cán cân thanh toán quốc tế theo cách riêng
của mình. Mỗi chính phủ thường có cơ quan riêng nhằm thực hiện công việc thống
kê liên quan đến cán cân thanh toán. Do không có mẫu và phương pháp thống nhất
để thống kê cán cân thanh toán cho nên mỗi quốc gia có phương pháp đo lường và
trình bầy cán cân thanh toán khác nhau. Chính vì vậy, để có thể so sánh tình hình
cán cân thanh toán giữa các quốc gia với nhau, hiện nay IMF đã công bố một mẫu
cán cân thanh toán quốc tế thống nhất cho tất cả các nước thành viên. Theo IMF,
cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những khoản mục chủ yếu sau:
1.1.2.1.Cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai còn được gọi là tài khoản vãng lai, là một trong những bộ
phận chính hình thành bảng cán cân thanh toán của một nước. Cán cân này phản
ánh toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về hàng
hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều. Do vậy, cán cân vãng lai
được chia thành bốn hạng mục chi tiết là: hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển
giao vãng lai một chiều.
Hạng mục hàng hoá
Hạng mục hàng hoá hạch toán các khoản thu, chi về xuất nhập khẩu hàng hoá
trong kỳ. Chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá và các khoản chi
để nhập khẩu hàng hoá được gọi là cán cân thương mại hay xuất khẩu hàng hoá
ròng. Thông thường, đây là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
cán cân vãng lai. Hàng hoá ở đây bao gồm: hàng hoá thông thường; hàng hoá gia
công, chế biến; hàng nhiên liệu và hàng mua tại cảng; hàng sửa chữa; hàng viện
trợ; vàng phi tiền tệ, các kim loại quý và đá quý; hàng quân sự. Giá trị kim ngạch
ghi vào cán cân thương mại được đánh giá theo giá FOB nếu là hàng xuất khẩu và
theo giá CIF nếu là hàng nhập khẩu. Tỷ giá sử dụng là tỷ giá tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ.
Hạng mục dịch vụ
Hạng mục dịch vụ hạch toán các khoản thu, chi về xuất nhập khẩu các loại
hình dịch vụ. Chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu dịch vụ và các khoản chi
để nhập khẩu dịch vụ được gọi là cán cân dịch vụ hay xuất khẩu dịch vụ ròng.
Theo IMF, hạng mục dịch vụ có thể phân loại chi tiết như sau:
+ Dịch vụ vận tải (hàng hải, hàng không...) bao bồm: cước phí thuê các
phương tiện chuyên chở có kèm đội lái, cước phí chuyên chở, cước phí thuê kho
chứa, bến bãi, bảo hiểm...
+ Dịch vụ du lịch bao gồm: chi phí đi lại; chi phí thuê khách sạn, nhà nghỉ;
chi phí ăn uống, mua sắm và các loại chi phí du lịch khác.
+ Dịch vụ bảo hiểm
+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin và tin học.
+ Các dịch vụ Tài chính- Ngân hàng
+ Các dịch vụ xây dựng
+ Các dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú như các giao
dịch của các đại sứ quán, các nhà tư vấn, các cơ quan quân sự và quốc phòng; các
giao dịch với các cơ quan khác như: phái đoàn viện trợ, các phái đoàn du lịch
chính phủ, thông tin và các văn phòng thúc đẩy thương mại; các chi phí bản quyền
và giấy phép kinh doanh; các dịch vụ phục vụ cá nhân.
Tuỳ theo điều kiện của từng quốc gia mà có thể cán cân thương mại hoặc
cán cân dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số của cán cân vãng lai.
Nhưng trong những năm gần đây, doanh số xuất nhập khẩu các loại hình dịch vụ
tăng lên nhanh chóng so với doanh số xuất nhập khẩu hàng hoá. Các loại hình dịch
vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh bao gồm: du lịch, vận tải biển, bưu chính viễn
thông, tài chính ngân hàng.
Hạng mục thu nhập
Hạng mục thu nhập bao gồm:
+ Thu nhập của người lao động là các khoản thu từ lao động gồm các khoản
tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền hoặc là bằng hàng
hoá do người không cư trú trả cho người cư trú.
+ Thu nhập đầu tư là các khoản thu từ vốn gồm: các khoản lợi nhuận từ đầu
tư trực tiếp; các khoản lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá; thu nhập đầu tư khác như
các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay (ngắn hạn, dài hạn) giữa người cư
trú và người không cư trú.
Trong thống kê cán cân thanh toán, thu nhập từ việc cung cấp các tài sản phi tài
chính, phi sản xuất như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu thương mại... được
đưa vào hạng mục dịch vụ, không đưa vào phần thu nhập đầu tư.
Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều
Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều ghi chép các khoản chuyển giao
không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người
cư trú và ngược lại. Bao gồm: