Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

luận văn nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của môlie
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cuối thế kỷ XVII, khi văn học phục hưng với chủ nghĩa nhân văn và con
người khổng lồ đòi hỏi quyền sống tự nhiên và nhân phẩm cho con người vừa
kết thúc, thì một tư trào văn học khác mở màn, choán cả thế kỷ XVII trong
lịch sử văn học Pháp: tư trào văn học cổ điển. Văn học cổ điển Pháp chiếm
một vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học thế giới. Nó gây một tiếng dội
mạnh mẽ vào nền văn học của các nước và mãi mãi lưu lại những dấu ấn khó
phai trong lòng người đọc.
Thế kỷ XVII, là một thế kỷ phong phú và phức hợp của văn học Pháp, với
nhiều khuynh hướng, nhiều sự kiện văn học lớn, đánh dấu thời đại. Biết bao nhà
văn tài năng, biết bao tranh luận, biết bao tổ chức văn học nghệ thuật đã ra đời
từ đầu thế kỷ và xây dựng văn học của một thế kỷ được mệnh danh là “đại thế
kỷ”. Thế kỷ XVII, là giai đoạn của văn học hài hòa, văn học lý trí của trật tự, kỷ
cương, văn học thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo và sức sống của dân tộc. Trên
con đường phát triển ấy, thơ châm biếm của Boileanin mang nhiều dấu tích của
triết lý tự nhiên, truyện kể và thơ ngụ ngôn của LaFonten chan chứa tình cảm và
say mê trái tim, tác phẩm của Fenelon, Fontenelle, Vanban,…thoát thai từ văn
học cổ điển và đặc biệt là hài kịch của Môlie là những ngọn nguồn đầu tiên của
thế kỷ ánh sáng.
Môlie là nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp và của nhân loại. Sáng tác của
ông đa dạng, đầy sức sống, đầy màu sắc, là bức tranh rộng lớn của nước Pháp
thế kỷ XVII và mang tính nhân loại sâu sắc, với những biến động dữ dội, đầy
sức trẻ, đầy chất thơ. Hài kịch Môlie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi
sáng, yêu đời, nó thức tỉnh con người, nó khuấy đảo những ai thờ ơ với cuộc
sống, với con người và cái đẹp.
Nhắc đến Môlie không thể không nói đến vỡ hài kịch “lão hà tiện”. Vở
hài kịch này thể hiện một cách toàn diện tài năng của nghệ sĩ, vui nhộn từ
đầu đến cuối và có ý nghĩa triết lý, xã hội sâu sắc, nó phản ánh một khía
cạnh vừa buồn cười vừa chua chát của một tầng lớp tư sản giàu có hồi thế kỷ
XVII và hiện nay vẫn còn là một bài học phong phú về tư tưởng cũng như
nghệ thuật hài kịch.
Thành tựu mà ông đem đến đó là những nhận thức mới mẻ sâu sắc,
những giá trị nhân văn cao đẹp đã làm rung động cho tâm hồn bao thế hệ.
Chính điều đó mà tư tưởng và hài kịch của Môlie bao giờ cũng là hạt
ngọc toả sáng cho chính dân tộc ông và có giá trị phổ biến trường tồn cho
nhân loại.
Từ sự yêu thích văn chương, từ những rung cảm mãnh liệt với hài
kịch Pháp nói chung và sự yêu mến ngưỡng mộ tài năng trí tuệ của Môlie
nói riêng. Đồng thời,với hy vọng tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ, sâu sắc những
yếu tố nghệ thuật đã làm nên thành công cho hài kịch của Môlie. Chúng tôi
mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài Nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão
hà tiện của Môlie.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Theo dòng lịch sử tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách khắc
nghiệt của thời gian và nhiều tác phẩm đã rơi vào lãng quên. Dường như đi
ngược với quy luật ấy, tác giả Môlie với tác phẩm “lão hà tiện” lại không
ngừng được bàn luận qua các thời kỳ lịch sử. Tìm hiểu và nghiên cứu về nhà
hài kịch Môlie không chỉ là niềm yêu mến, tự hào chỉ riêng chúng ta mà đã
từ rất lâu và còn mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận, là đối tượng khám phá
không cùng cho các lĩnh vực nghiên cứu văn học nói riêng và của nhiều
ngành, nhiều giới khác. Chính vì vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về hài kịch của Môlie nói chung và vở kịch lão hà tiện nói
riêng. Bằng sự khảo sát tinh tế, nhận định sâu sắc những nhà nghiên cứu đã
đánh giá một cách khái quát về vở kịch lão hà tiện như sau:
Năm 1979, các tác giả trong cuốn lịch sử văn học phương Tây, tập 1,
có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả Môlie như sau: “Môlie
không phải chỉ là một chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận tư tưởng. Ông còn là
một nghệ sĩ lớn đã đem tiếng cười xây dựng thành một nền hài kịch quan
trọng. Từ những hề kịch, ông đã bước dần qua hài kịch tình tiết cho đến hài
kịch tính cách. Quá trình đi từ kỹ thuật Phác-xơ sang kỹ thuật hài kịch tính
cách chính là quá trình đi sâu vào bản chất sự vật, chính yêu cầu viết theo
tự nhiên, yêu cầu vẽ giống như thật đã chỉ đạo quá trình này. Yêu cầu phản
ánh hiện thực của xã hội giúp Môlie xây dựng thiên tài của mình trong kỹ
thuật hài kịch. Càng đi sát hiện thực kỹ thuật Môlie càng sắc sảo….lão hà
tiện gốc từ Plô-tơ”. Đó là những nhận xét hết sức khái quát và sâu sắc về hài
kịch của Môlie.
Năm 2001, Đỗ Đức Hiểu dịch cuốn lão hà tiện khi nhận xét về vở kịch đã
nhận định như sau: Ông nhấn mạnh vở “Lão hà tiện” thể hiện khá đầy đủ nghệ
thuật hài kịch của Môlie. Ở đây có đủ cung bậc của những tiếng cười. Môlie sử
dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để gây những tiếng cười: “Môlie
mượn của Plốt cốt truyện kịch, một số tình tiết, độc thoại Ácpagông mất tráp, cảnh
đứa con hoang toàng gặp người cha cho vay nặng lãi, tình trạng những con ngựa
đói ăn của lão hà tiện, của các tác giả khác chỗ này một gợi ý, chỗ khác một nhân
vật, một cử chỉ, một lời nói. Và Môlie đã sáng tạo một vở kịch hoàn chỉnh, sống
với những tính cách sâu sắc, những tình huống hài kịch tuyệt vời, mang ý nghĩa xã
hội to lớn, làm mọi người xem nhận được đó là một nhân vật của thời đại mình”.
Năm 2002, tiêu biểu là công trình của Lê Nguyên Cẩn. Ông đã nghiên cứu
khá kỹ về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Môlie. Theo tác giả, cuộc đời của
nhà hài kịch này gắn liền giữa vinh quang và sóng gió, ông đã đi sâu phân tích những
giá trị nội dung và nghệ thuật của vở hài kịch “Lão hà tiện: “Môlie nói chung và trong
vở lão hà tiện nói riêng. Tiếng cười phác xơ toát lên từ những cảnh đấm đá nhau trên
sân khấu, từ những sự nhầm lẫn râu ông nọ cằm bà kia, từ những cử chỉ hành động
ngớ ngẩn, máy móc, từ những từ đồng nghĩa, từ ngữ lửng lơ lắm nghĩa, từ những bộ
quần áo kì quặc, lố bịch, không hợp thời trang, từ những cái mặt nạ đủ kiểu, đủ
màu,..”. Ông đặc biệt chú ý đến nghệ thuật gây cười trong hài kịch Môlie nên đã có
những nhận xét rất xác đáng về vở kịch.
Năm 2004, trong một bài viết ở cuốn nghiên cứu văn học số 11/ 11/ 2004
cũng có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả: “Môlie là nhà soạn kịch
đầu tiên xây dựng được các kiểu nhân vật hài kịch đam mê điển hình thuộc đủ loại
giai cấp, cả quý tộc lẫn bình dân. Nhân vật của Môlie gần hơn với nhân vật của
Banzac, họ gắn liền vói cuộc sống thời hiện tại. Môlie miêu tả các tính cách nhân
vật như bản chất của họ, trên cơ sở thực tiễn cuộc sống. Và những nhân vật của
ông đã vượt qua thời gian trở thành những nhân vật bất tử muôn đời”.
Năm 2005, trong cuốn Lịch sử văn học Pháp trung cổ của tác giả Phan Quý,
Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) khi nhận xét về vở kịch lão hà tiện của Môlie đã viết:
“Các vấn đề xã hội mà hài kịch Môlie đặt ra là những vấn đề xã hội nóng bỏng
của nước pháp thế kỷ XVII: quyền lực tàn bạo của quý tộc và của tôn giáo, quan
hệ gia trưởng, giải phóng phụ nữ, tình yêu và tự do. Hài kịch Môlie là tấn trò đời
của thế kỷ XVII Pháp. Ở chiều sâu, là sự hòa hợp và sự đấu tranh giữa lý thuyết
chủ nghĩa cổ điển và nghệ thuật baroc, là xung đột và sự xen kẽ giữa lý luận và
triết lý tự nhiên tức là văn chương và tư tưởng của thế kỷ cổ điển Pháp”.
Trong cuốn lịch sử sân khấu thế giới, NXB Văn hoá Hà Nội, các tác giả cũng
đã trình bày khá đầy đủ về tình hình phát triển chung của sân khấu Pháp trong thế
kỷ XVIII và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.
Ngoài ra còn có rất nhiều giảng viên, giáo viên, sinh viên, ...tham gia tìm
hiểu, nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật