Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn: Hoàn thiện quy trình XK
mặt hàng rau quả tại Tổng công ty rau
quả Việt Nam
Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả
tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
CHƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XNK TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRỜNG
I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền KTTT.
1.Khái niệm.
Hoạt động XK là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng
tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai
quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác đợc lợi thế của từng quốc
gia trong phân công lao động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi
thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thơng mại quốc tế, nó đợc hình thành
từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ
khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau nh xuất khẩu
trực tiếp , buôn bán đối lu, xuất khẩu uỷ thác.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có
thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể đợc
tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực,
trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến t liệu sản xuất, máy móc
thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích
đem lại lợi ích cho các nớc tham gia.
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thơng và là hoạt động đầu tiên của TMQT,
xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng
quốc gia cũng nh của toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể
mạnh về lĩnh vực này nhng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác đợc lợi thế,
tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao
đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một
quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản
phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và
khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ
tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra
chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất
lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm
có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất
và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tơng đối. Sự chuyên môn hoá đó làm cho mỗi quốc
gia khai thác đợc lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm đợc nguồn nhân lực nh
vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy
mô toàn thế giới cũng sẽ đợc gia tăng.
2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc. Sự tăng trởng kinh tế của mỗi
quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không
phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để giải quyết tình trạng này buộc họ phải
nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nớc cha có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cho việc nhập khẩu này.
Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nớc và đặc biệt là các nớc đang
phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính nh: đầu t nớc ngoài, vay nợ, viện trợ và thu
từ hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu t nớc ngoài, vay nợ và viện trợ thì không ai có thể
phủ nhận đợc. Nhng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những nớc đi vay phải chấp
nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn
cho nớc ngoài. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là
vốn thu đợc từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho
nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trởng của nhập khẩu.
Ở các nớc kém phát triển, vật cản trở sự tăng trởng kinh tế là thiếu tiềm lực và vốn.
Ngoài vốn huy động từ nớc ngoài đợc coi là cơ sở chính nhng mọi cơ hội đầu t hoặc vay
nợ từ nớc ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu t và ngời cho vay thấy khả
năng xuất khẩu của các nớc đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nớc đó có thể trả nợ đợc.
Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nớc kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế
từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển cuả nền kinh tế thế giới.
2.3 Đối với một doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nớc có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trờng thế giới về giá cả, chất lợng sản phẩm – những yếu tố đòi hỏi doanh
nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trờng. Xuất khẩu buộc các
doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có
ngoại tệ để đầu t lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút đợc nhiều lao động, tạo
thu nhập ổn định cho ngời lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cao.
3. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu phải tạo ra đợc nguồn vốn nớc ngoài cần thiết để nhập khẩu vật t
kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện công nghiệp hoá - hiện
đại hoá.
Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốt hơn lao động và
tài nguyên của đất nớc, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân.
Xuất khẩu phải phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế nâng cao vật chất và
tinh thần cho ngời lao động.
Hoạt động xuất khẩu phải nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nâng cao uy tín của
nớc ta trên thị trờng quốc tế, góp phần thực hiện đờng lối đối ngoại của Nhà nớc.
Tất cả các nhiệm vụ trên đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động thơng mại
quốc tế trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực nhất vào việc thắng lợi đờng lối đổi
mới và xây dựng kinh tế của nớc ta.