Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và thành phẩm tại công ty TNHH
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu
thụ hàng hoá và thành phẩm tại
công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển
biến sâu sắc, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa - kinh tế thị trường với quy luật hoạt động
của nó đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã
hội. Cơ chế thị trường đã khẳng định vai trò tổ chức lựa chọn hàng hoá góp
phần làm cho nền kinh tế có nhiều khởi sắc.
Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ
quản lý kinh tế tài chính, nó có vai trò tích cực trong việc điều hành quản lý
và kiểm soát các hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Theo Quyết định
1141/QĐ/CĐKINH Tế ngày 1/1/1995 và các hệ thống kế toán qui định trước
đã thể hiện nội dung cuae các chuẩn mực quốc tế ở những mức độ nhất định
và được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá đóng vai trò quan
trọng, nhưng khâu tiêu thụ lại càng quan trọng hơn, nó quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Khi hàng hoá được tiêu thụ tức là nó đã được
người tiêu dụng chấp nhận để thoả mã nhu cầu nào đó - Sức tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp. Sự thích ứng với
nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ.
Tóm lại để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên
tục, hiệu quả. Thì công tác tiêu thụ phải tổ chức tốt. Trong nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm
càng có ý nghĩa quan trọng quyết định sự sống còn của đơn vị sản xuất kinh
doanh. Đó là những lý do cần thiết để hoàn thiện nghiệp vụ tiêu thụ, qua đó
làm cơ sở để hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, qua tìm hiểu thực tế
công tác kế toán tại công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh, với tầm quan trọng của
nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Em đã chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ
hàng hoá và thành phẩm tại công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh" làm chuyên
đề của mình.
Chuyên đề gồm các phần sau:
Phần I : Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh tổng hợp.
Phần II : Thực trạng tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại công ty
TNHH Sao Thuỷ Tinh.
Phần III: Các giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại
công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh.
Khuất Nhật Thanh - Lớp 4B Văn bằng 2 2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TỔNG
HỢP
I. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và vai trò của kế toán
nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và thành phẩm.
1. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là yếu tổ
quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa
sản phẩm từ nơi sản xuất đến nới tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá,
là cầu nối trung giangiẵ một bên là sản xuất và phân phối, một bên là tiêu
dùng. Với mỗi cơ chế quản lý khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được
thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là:
Trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, Nhà nước quản lý kinh tế chủ
yếu bằng mệnh lệnh, các cơ quan hành chính quản lý rất sâu vào công việc
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng lại không trịu trách nhiệm về
công việc của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này, chủ yếu
là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước quy
định sẵn.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình giải
quyết mọi vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của mình nên
việc tiêu thụ được thực hiện dưới nhiều phương thức, hình thức khác nhau.
Nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận để tồn tại và phát triển.
Tiêu thụ trong các doanh nghiệp, chủ yếu là tiêu thụ các sản phẩm,
hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra từ quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình hoặc các sản phẩm do liên doanh liên kết, do nhận đại lý, ký
gửi, v.v...
Tại các doanh nghiệp quá trình tiêu thụ sản phẩm được bắt đầu từ khi
doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ cho khách
hàng đồng thời khách hàng phải trả cho doanh nghiệp một khoản tiền tương
ứng với giá bán của sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, do hai bên thoả
thuận.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá được coi là chấm dứt khi quá
trình thanh toán giữa người mua và người bán diến ra quyền sở hữu hàng hoá
được chuyển tư người bán sang người mua.
Quá trình này là khâu cuối cùng, là cơ sở để thanh toán và xác định lỗ
lãi. Từ đó xác định thu nhấp và phân phối thu nhập.
Khuất Nhật Thanh - Lớp 4B Văn bằng 2 3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Hàng hoá có thể luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn
vị thành viên hoặc luân chuyển ra ngoài để tiêu thụ. Việc xác định đúng đắn
hàng hoá được coi là hàng bán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý
tiêu thụ hàng hoá. Hàng được coi là bán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hàng hoá phải được tiêu thụ thông qua phương thức mua, bán và
thanh toán tiền hành theo một thể thức nhất định.
- Phải có sự chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá.
- Hàng bán ra phải là hàng đã được hạch toán, hàng mua trước đó hoặc
hàng sản xuất ra để bán.
Bên cạnh đó một số trường hợp được coi là hàng hoá như:
- Hàng hoá xuất dùng để trả lương, trả thưởng cho công nhân trong
doanh nghiệp.
- Hàng hoá bị hao hụt trong hay ngoài định mức. Theo hợp đồng bên
mua chịu.
Ngoài các trường hợp trên thì hàng hoá không được coi là hàng bán.
1.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá.
Do sự đa dạng của nền kinh tế thị trường, quá trình tiêu thụ cũng rất
đa dạng. Nó tuỳ thuộc vào hình thái thực hiện giá trị của hàng hoá từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu dùng.
Các phương thức bán như: bán buôn, bán lẻ, đại lý...
1.1.1. Bán buôn.
Bán buôn là phương thức bán hàng cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị
thương mại, các đơn vị sản xuất để họ tiếp tục chuyển bản cho người tiêu
dùng hay tiếp tục gia công chế biến.
Đặc điểm chủ yếu của phương thức bán buôn là khối lượng hàng hoá
giao dịch lớn, bán theo từng lô nhưng mặt hàng không phong phú, đa dạng
như trong bán lẻ. Bán buôn được thực hiện qua 2 phương thức:
a. Bán buôn qua kho:
Là phương thức bán hàng mà hàng bán được xuất ra từkho bản quản
của doanh nghiệp. Trong phương thức này có 2 hình thức:
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hành: Theo hình thức này,
định kỳ doanh nghiệp xuất kho hàng hoá để gửi cho người mua băng phương
tiện vận chuyển của doanh nghiệp hay thuê ngoài, chuyển đến giao cho bên
mua theo thoả thuận trong hợp đồng đã được ký kết, chi phí vận chuyển do
bên bán hoặc bên mua dựa theo thoả thuận trước. Hàng hoá sau khi chuyển
bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Số hàng này được xác định là
tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền do bên mua thanh toán hoặc nhận
được giáy báo chấp nhận thanh toán của bên mua.
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. Theo hình thức
này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng của doanh
nghiệp xuất kho hàng bán giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi nhận
Khuất Nhật Thanh - Lớp 4B Văn bằng 2 4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
đủ hàng bên mua thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ. Thì hàng hoá được xác
định là đã tiêu thụ.
b. Bán buôn chuyển thẳng.
Các doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng không
đưa nhập về kho của mình mà chuyển thẳng cho bên mua. Phương thức này
được thực hiện qua hai hình thức:
- Bán buôn chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: theo hình thức
này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng bằng phương
tiện vận chuyển của mình hay thuê ngoài cghuyển hàng đến giao cho bên
mua ở một địa điểm đã thoả thuận. Trong trường hợp này, hàng hoá vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Hàng chỉ được xác định là tiêu thụ
khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán của
bên mua.
- Bán giao tay ba là phương thức của doanh nghiệp thương mại và bên
mua đều đến nhận hàng tại kho của nhà cung cấp.
1.1.2. Bán lẻ
Là phương thức bán hàng hoá được cung cấp trực tiếp cho người tiêu
dùng.
- Đặc điểm của bán lẻ là khối lượng hàng bán nhỏ, nhưng chủng loại
mẫu mã phong phú, đa dạng. Hàng hoá khi đã được bán thì tách khỏi lưu
thông và đi vào tiêu dùng, vì vậy giá trị hàng hoá đã được thực hiện hoàn
toàn.
Thời điểm xác định là hàng hoá được tiêu thụ là khi nhận được báo
cáo bán hàng của mậu dịch viên.
- Các phương thức bán lẻ :
+ Bán lẻ trực tiếp: là hình thức bán truyền thống. Trong đó mậu dịch
viên tại quầy vừa chịu trách nhiệm vật chất về hàng hoá vừa thu tiền bán
hàng, vì vậy để đảm bảo an toàn cho hàng và tiền khi cuối ca hay cuối ngày
bán hàng mậu dịch viên phải nộp toàn bộ số tiền thu được cho thủ quỹ. Theo
bảng kê giấy nộp tiền. Sau đó kiểm kê số hàng còn tồn tại quầy, xác định số
lượng hàng xuất bán, làm cơ sở cấp báo cáo bán hàng (phản ánh số đã được
thực hiện) trên cơ sở đó xác định tiền thừa, thiếu khi bán hàng.
- Hình thức bán tự phục vụ: Khách hàng tự chọn hàng hoá, trước khi
mang hàng hoá ra khỏi cửa hàng thì mang đến bộ phận thu tiền để thanh
toán, nhân viên thu tiền cấp hoá đơn bán hàng, thu tiền của khách hàng hết
ca hoặc hết ngày nộp tiền cho thủ quỹ và lập báo bán hàng.
- Hình thức bán trả góp: Khi bán hàng doanh nghiệp chỉ thu được một
phần tiền nhất định ban đầu. Số còn lại người mua trả dần, nhưng người mua
phải chịu lãi trả góp. Giá bán trả góp bao giờ cũng lớn hơn giá bán thông
thường phần chênh lệch chính là lãi trả góp phải thu.
1.1.3. Phương thức gửi hàng đại lý - ký gửi
- Theo phương thức này đơn vị có hàng gửi, chuyển hàng cho đơn vị
nhận bán đại lý, ký gửi bán hộ và thanh toán tiền hoa hồng cho bên nhận
Khuất Nhật Thanh - Lớp 4B Văn bằng 2 5