Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn hoàn thiện công tác kế hoạch phát triển đầu tư trang thiết bị trong lực lượng công an nhân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ĐTPT (đầu tư phát triển) trong CAND (Công an nhân dân) là một nội dung
lớn và quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng, đảm bảo hậu cần, gia tăng
năng lực phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Công an nhằm hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ đặt ra. ĐTPT trong CAND bao gồm: đầu tư TTB (trang thiết bị) và
đầu tư xây dựng cơ bản. Hiệu quả của ĐTPT trong lĩnh vực QPAN (quốc phòng –
an ninh) thể hiện ở: (i) tình hình an ninh chính trị, TTATXH (trật tự an toàn xã hội)
được đảm bảo, duy trì hoặc nâng cao hơn; (ii) lực lượng vũ trang được trang bị đầy
đủ và hiện đại về cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật, vũ khí… đảm bảo luôn sẵn sàng
thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị đặt ra. Trong suốt quá trình xây
dựng, trưởng thành và phát triển của mình, lực lượng CAND luôn thể hiện tinh thần
xung kích, sẵn sàng và mưu trí trên mặt trận đấu tranh phòng, chống các loại tội
phạm, giữ gìn bình yên của đất nước. Bên cạnh việc chú trọng rèn luyện và nâng
cao trí lực, thể lực thì việc trang bị các loại phương tiện kỹ thuật cũng phục vụ rất
đắc lực và hiệu quả cho công tác nghiệp vụ của lực lượng CAND, nhất là trong bối
cảnh KHCN (khoa học công nghệ) ngày càng phát triển và tác động đến mọi mặt
đời sống xã hội, kéo theo sự xuất hiện nhiều loại tội phạm nguy hiểm và đặc biệt
nguy hiểm lợi dụng thành tựu khoa học để phạm tội. Vì vậy, đầu tư TTB càng thể
hiện vai trò quan trọng hơn trong việc trang bị các loại “vũ khí” phục vụ phát hiện,
phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm và đập tan các âm mưu làm mất
an ninh chính trị, TTATXH.
Trong nhiều năm qua, tình hình an ninh chính trị, TTATXH nước ta được
duy trì ổn định, được quốc tế đánh giá rất cao. Đây là thành tựu to lớn của cả dân
tộc với vai trò nòng cốt của lực lượng CAND. Từ cơ sở này, cùng với nỗ lực của
các Bộ, ngành và cơ quan của Chính phủ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
trong phát triển các lĩnh vực KT-XH (kinh tế - xã hội). Từ những thành tựu phát
triển KT-XH đã tạo ra điều kiện và nguồn lực để đầu tư năng cao năng lực cho lực
2
lượng CAND, nhưng đây cũng là yêu cầu đối với Nhà nước và Bộ Công an phải
tăng cường đầu tư, hiện đại hóa trang bị cho lực lượng CAND.
Tuy nhiên, trong những năm qua vốn đầu tư nhà nước cấp cho Bộ Công an chỉ
đáp ứng khoảng 30% nhu cầu cần thiết của lực lượng và chỉ 1/3 trong số đó
đượcdành cho đầu tư TTB. Trong khi hệ thống các quy định về quản lý hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản trong CAND đã gần như hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả
trong hoạt động phát triển hạ tầng xây dựng của lực lượng thì hoạt động KHĐT (kế
hoạch đầu tư) TTB trong CAND còn thiếu nhiều nội dung quy định việc quản lý đầu
tư cụ thể, riêng biệt. Chính vì những lý do trên, công tác KHĐT TTB gặp nhiều khó
khăn, hạn chế liên quan đến lập kế hoạch, khả năng huy động vốn, tổ chức thực
hiện… ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư TTB cho các lực lượng nghiệp
vụ và quản lý TTB trong toàn ngành.
Trong giai đoạn tới đây, KHCN sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa tiềm
ẩn nguy cơ rất lớn gây bất ổn an ninh của đất nước, xuất hiện nhiều loại tội phạm
nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm hơn nữa. Đòi hỏi lực lượng CAND phải thực sự lớn
mạnh trong lĩnh vực KHCN, đặt ra yêu cầu phải trang bị khối lượng trang thiết bị rất
lớn. Trong hoàn cảnh NSNN gặp nhiều khó khăn, thống pháp luật của Nhà nước về
đầu tư, tài chính… khi nhiều Luật và quy định được ban hành và có hiệu lực, cũng
như bộ máy làm công tác kế hoạch của Bộ Công an được tổ chức và vận hành theo cơ
cấu mới sẽ có những tác động đến công tác KHĐT TTB trong CAND. Từ những lý
do trên, học viên đã hướng đến việc lựa chọn đề tài của luận văn là “Hoàn thiện công
tác kế hoạch đầu tư trang thiết bị trong lực lượng Công an nhân dân”.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan một số nghiên cứu
ĐTPT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, đặc biệt có ý nghĩa
đối với những quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển kinh tế thị
trường như Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò QLNN (quản lý nhà nước) đối với ĐTPT
trong khu vực nhà nước đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ và các cơ quan từ TƯ
3
(trung ương) đến địa phương cần hoàn thiện hơn để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Trong thời gian qua, một số nghiên cứu khoa học có ý nghĩa về thực tiễn và lý luận
đối với công tác KHĐTcó liên quan có thể kể đến là:
- Trong bài viết “Bàn về đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam” của
PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT (kế
hoạch và đầu tư) trong sách chuyên khảo “Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong tiến
trình hội nhập” của GS.TS Ngô Thắng Lợi và PGS.TS Vũ Cương đồng chủ biên, đã
chỉ ra vai trò của công tác kế hoạch đối với sự phát triển của đất nước và đổi mới
KHH (kế hoạch hóa) trong bối cảnh hiện nay chính là đổi mới về nhận thức, công
việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược dài hạn, KHPT (kế hoạch phát triển)
5 năm, kế hoạch hàng năm để phát triển đất nước.
- Luận án “Đổi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn với
nguồn lực tài chính” (2011) của PGS.TS Vũ Cương, Đại học Kinh tế quốc dân đã
khái quát hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác lập kế hoạch phát triển và
kế hoạch nguồn lực ở ba cấp địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Từ đó,
Luận án chỉ ra những nhược điểm của công tác này, tập trung vào sự thiếu gắn kết
giữa kế hoạch với nguồn lực tài chính, trước hết là nguồn NSNN (ngân sách nhà
nước) và nguyên nhân của thực trạng đó, đề xuất mô hình tổng thể về đổi mới công
tác KHPT KT-XH địa phương để tăng cường gắn kết với nguồn lực và có khả năng
triển khai trong bối cảnh hiện nay của đất nước.
- Về vai trò trung tâm và quan trọng của kế hoạch 5 năm, theo giáo trình “Kế
hoạch hóa phát triển” do GS.TS Ngô Thắng Lợi chủ biên, nhà xuất bản Đại học Kinh
tế quốc dân (2009), đã chỉ ra trong hệ thống KHH, “kế hoạch 5 năm đóng vai trò
trung tâm trong hệ thống KHH phát triển KT-XH ở Việt Nam bởi vì khoảng thời gian
5 năm bảo đảm cho tính chính xác của những chỉ tiêu kế hoạch tương lại và cũng là
khoảng thời gian đủ để thực hiện những đánh giá và đưa ra những kết luận cho trùng
khớp với một nhiệm kỳ lãnh đạo chính trị, bảo đảm sự gắn kết trách nhiệm trong lãnh
đạo, điều hành kinh tế và chính trị của Đảng và Chính phủ”.
4
- Bài viết “Quan điểm và định hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu KHPT KTXH ở Việt Nam” (2015) của GS.TS Ngô Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân tại Hội thảo quốc tế “Đổi mới phương pháp xây dựng và hệ thống chỉ tiêu kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội” đã nêu ra một số nguyên lý cơ bản cho hoàn thiện
hệ thống chỉ tiêu KHPT KH-XH. Dựa trên những phân tích và quan điểm chi phối
quá trình hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu KHPT KT-XH tác giả đã đề xuất một số định
hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu này trong quá trình đổi mới công tác KHH.
2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Trên lý luận và thực tiễn của những nghiên cứu trên chỉ ra vai trò quan trọng
của công tác KHH và yêu cầu đổi mới KHH trong thời kỳ đất nước hội nhập, vài trò
trung tâm của kế hoạch 5 năm trong hệ thống KHH và tác động của KHH đến hiệu
quả của ĐTPT đối với tăng trưởng và phát triển KT-XH.
Tuy nhiên, đối với nội dung trong ngành công an, lĩnh vực cụ thể lại chưa
có một nghiên cứu nào thực hiện và đề xuất những nội dung cần hoàn thiện trong
phạm vi công tác KHH để vận động theo yêu cầu đổi mới công tác KHH trong
thời kỳ mới. Trong công tác thực hiện kế hoạch, luận văn “Hoàn thiện công tác
quản lý đấu thầu mua sắm trang thiết bị, phương tiện tại Cục Kế hoạch và Đầu tư
– Bộ Công an” (2014) của tác giả Võ Thị Hồng Lan, Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội là một trong những luận văn hiếm hoi viết về nội dung đầu tư
TTB trong lực lượng CAND. Trong đó, tác giả đã phân tích thực trạng mua sắm
các TTB, phương tiện của lực lượng CAND thông qua hoạt động đấu thầu. Trong
đó, một trong những vấn đề gặp phải trong quá trình tiến hành đầu tư là sự đa
dạng và phức tạp của chủng loại, tính năng, thông số kỹ thuật… của các loại TTB,
phương tiện dẫn tới khó khăn về quản lý và xác định chính xác chi phí mua sắm.
Bên cạnh đó, những công cụ quản lý hoạt động đấu thầu là các văn bản quy phạm
pháp luật về hoạt động quản lý đấu thầu và vai trò QLNN về hoạt động đấu thầu
trong CAND cũng được tác giả phân tích; từ đó đưa ra những giải pháp hoàn
thiện. Nhưng công tác kế hoạch ĐTPT trong lực lượng CAND và vai trò của công
tác KHĐT TTB đối với việc trang bị các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ
5
công tác của lực lượng CAND lại chưa có nhiều nghiên cứu về nội dung này. Xuất
phát từ những phân tích trên tác giả đi đến việc lựa chọn đề tài của luận văn là
“Hoàn thiện công tác kế hoạch đầu tư trang thiết bị trong lực lượng Công an nhân
dân”. Trong đó, dựa trên những phân tích về thực trạng công tác KHĐT TTB
trong CAND (bộ máy công tác kế hoạch, lập, thực hiện và TDĐG (theo dõi, đánh
giá) kế hoạch, những mặt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, tác
giả đưa đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KHĐT TTB trong
CAND, áp dụng trong giai đoạn trung hạn 2016 – 2020 và các năm tiếp theo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trên cơ sở xác định khung nghiên cứu về KHĐT TTB trong
lực lượng CAND, luận văn đánh giá việc thực hiện công tác này, tìm ra những bất
cập và nguyên nhân của những bất cập đó, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác KHĐT TTB trong lực lượng CAND.
Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành khung nghiên cứu công tác KHĐT TTB trong lực lượng CAND
dựa trên những nghiên cứu trong lĩnh vực KHH và đặc thù quy định riêng của Bộ
Công an về công tác KHĐT và quản lý TTB; những định hướng đổi mới công tác
KHĐT trong kế hoạch phát triển KT-XH hiện nay; mối quan hệ giữa KHĐT TTB
với kế hoạch nguồn lực của Bộ Công an.
- Đánh giá thực trạng công tác KHĐT TTB của lực lượng CAND trong thời
gian qua, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, TDĐG
kế hoạch và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác KHĐT trong CAND.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác KHĐT TTB trong lực lượng CAND; bao
gồm: tổ chức bộ máy kế hoạch, công tác lập, tổ chức thực hiện và TDĐG kế hoạch.
6
Công tác KHĐT trong lực lượng CAND bao gồm hai nội dung là đầu tư xây
dựng cơ bản và đầu tư TTB. Luận văn hướng đến đối tượng nghiên cứu là công tác
KHĐT TTB, trong đó, các TTB là các loại tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phục
vụ công tác nghiệp vụ và chiến đấu của lực lượng CAND, không bao gồm các loại
thiết bị văn phòng, thiết bị khác được mua sắm bằng nguồn kinh phí thường xuyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: KHĐT TTB 5 năm của Bộ Công an; bao gồm: tổ
chức bộ máy làm công tác kế hoạch, công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
TDĐG kế hoạch trên nền bản KHĐT TTB giai đoạn 2016 – 2020 trong sự so sánh
với kết quả thực hiện của giai đoạn 2011 – 2015 của Bộ Công an.
KHĐT TTB gồm kế hoạch 5 năm và hàng năm, trong luận văn tác giả hướng
đến hoàn thiện công tác KHĐT TTB 5 năm bởi một số lý do sau:
Giai đoạn 5 năm cũng phù hợp với thời kỳ dự báo về tình hình chính trị,
an ninh trật tự và yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng CAND.
Kế hoạch 5 năm phù hợp với giai đoạn triển khai của các CTDA (chương
trình, dự án), trong khi kế hoạch hàng năm lại không bao quát được toàn bộ quá trình
thực hiện dự án, nên việc đánh giá hiệu quả của bị phân khúc và không có tính tổng quát.
Bộ Công an đang thực hiện đổi mới tổng thể công tác KHĐT, trong đó,
tập trung đổi mới kế hoạch 5 năm.
+ Chủ thể nghiên cứu: Cục KH&ĐT – Bộ Công an và các đơn vị làm công
tác KH&ĐT tại Công an các đơn vị, địa phương.
+ Thời gian: trong lập, tổ chức thực hiện, TDĐG đối với bản KHĐT TTB
giai đoạn 2016 - 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận văn được xây dựng dựa trên những nghiên cứu
trong lĩnh vực KHH và đặc thù của Bộ Công an về công tác KHĐT và quản lý TTB;
những định hướng đổi mới công tác KHĐT trong KHPT KT-XH hiện nay; mối quan
7
hệ giữa KHĐT TTB với kế hoạch nguồn lực của Bộ Công an, trong đó, kế hoạch
nguồn lực là cơ sở để huy động và phân bổ các nguồn lực thực hiện KHĐT TTB.
Lý luận Thực tiễn
Hình 1: Khung nghiên cứu của luận văn
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong đó:
- Phương pháp làm việc tại bàn: rà soát, tìm hiểu và hệ thống các nội dung
liên quan trong ngành và của Nhà nước quy định về công tác KHĐT TTB trong lực
lượng CAND.
8
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị: thu thập thông tin, thu thập số
liệu thứ cấp liên quan. Số liệu thứ cấp được phân tích để đánh giá những kết quả đạt
được và hạn chế;thông qua những báo cáo, đề xuất, kiến nghị nhằm tìm hiểu, phát
hiện những bất cập, hạn chế trong quá trình công tác và ý kiến về định hướng và
giải pháp khắc phục.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: thông qua nghiên cứu các quy
định và thực tiễn tác giả tổng hợp những thông tin thu thập được, các báo cáo kết
quả thực hiện, báo cáo định kỳ; đối chiếu, so sánh với các yêu cầu, quy định của
công tác KHĐT công trong lực lượng CAND và các quy định chung của Nhà nước.
Từ đó, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác KHĐT TTB trong
lực lượng CAND.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài những nội dung về tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu,
mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, luận văn bao
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khung nghiên cứu về hoàn thiện công tác KHĐT TTB trong lực
lượng CAND.
Chương 2: Thực trạng công tác KHĐT TTB trong lực lượng CAND.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác KHĐT TTB trong
lực lượng CAND.
9
CHƢƠNG I: KHUNG NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆNCÔNG
TÁC KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ TRANG THIẾT BỊ TRONG LỰC
LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Đầu tƣ trang thiết bị trong lực lƣợng Công an nhân dân
1.1.1. Trang thiết bị trong lực lượng Công an nhân dân
1.1.1.1. Khái niệm
TTB theo nghĩa hẹp được hiểu là những tài sản có giá trị ở dạng vật chất như
công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác lao động, sản xuất và sinh
hoạt. Trong ngành Công an, TTB là những loại máy móc thiết bị phục vụ nghiên
cứu, ứng dụng, phương tiện vận tải, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ… phục vụ công
tác nghiệp vụ, chiến đấu của lực lượng CAND.
TTB theo nghĩa rộng được hiểu là những loại tài sản có giá trị cả ở dạng vật
chất và phi vật chất. Tức là, ngoài những loại TTB hiểu theo nghĩa hẹp còn bao gồm
các cơ sở dữ liệu, tư liệu âm thanh, hình ảnh, thuốc, vật tư y tế, các loại phần mềm
(vận hành, quản lý, điều hành, giám sát) phục vụ công tác chung, công tác thường
xuyên tại các đơn vị…
Trong luận văn tiếp cận đối với các TTB được định nghĩa nghĩa hẹp, đây là
các loại TTB được đầu tư nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ, chiến đấu của các lực
lượng trong ngành Công an, không bao gồm các TTB phục vụ công tác chung được
đầu tư bằng nguồn kinh phí thường xuyên.
1.1.1.2. Phân loại trang thiết bị trong Công an nhân dân
Có nhiều cách thức phân loại TTB trong lực lượng CAND, như phân loại
theo loại tài sản, nguồn gốc hình thành, chức năng…
a. Phân loại theo loại tài sản
Căn cứ “Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ quy
định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân”; TTB
trong CAND là các loại tài sản nhà nước được sử dụng trong các đơn vị thuộc Bộ
10
Công an, gồm 3 loại là: tài sản đặc biệt, chuyên dùng và các loại phục vụ công tác
quản lý, cụ thể:
- TTB là tài sản đặc biệt chỉ sử dụng trong huấn luyện, chiến đấu và nghiệp
vụ công an; bao gồm các loại: công cụ hỗ trợ, vũ khí, khí tài, các phương tiện đặc
dụng, kỹ thuật nghiệp vụ;
- TTB là tài sản chuyên dùng được sử dụng thường xuyên phục vụ hoạt động
QPAN của đơn vị VTND không thuộc tài sản đặc biệt; bao gồm: Phương tiện vận
tải chuyên dùng QPAN; Công cụ hỗ trợ khác (không bao gồm những loại trên) và
các tài sản khác là có cấu tạo đặc trưng phục vụ công tác, chiến đấu của đơn vị
VTND;
- TTB là tài sản phục vụ công tác chung của lực lượng CAND, gồm: các loại
phương tiện vận tải; TTB văn phòng, phương tiện làm việc… Loại TTB này được
đầu tư bằng nguồn kinh phí thường xuyên, phục vụ công tác chung của các đơn vị
và không thuộc đối tượng nghiên cứu trong luận văn.
b. Phân loại theo nguồn gốc hình thành
TTB trong lực lượng CAND được hình thành từ:
- Nhà nước giao bằng hiện vật; TTB được nhận viện trợ hợp pháp từ các tổ
chức quốc tế, tổ chức nước ngoài,tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
biếu, tặng được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
- Kết quả hoạt động đầu tư, mua sắm bằng nguồn NSNN cấp cho Bộ Công an.
Đây cũng là hình thức trang bị được sử dụng để tiếp cận trong luận văn của tác giả.
- TTB hình thành từ hoạt động sản xuất, chế tạo của các cơ sở, doanh nghiệp
của Bộ Công an.
- TTB thu giữ từ hoạt động vi phạm pháp luật, được cấp có thẩm quyền tuyên
tịch thu và sử dụng làm tài sản công.
c. Phân loại theo chức năng
Lực lượng CAND với chức năng là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo
đảm an ninh chính trị, TTATXH nên các TTB hầu hết được trang bị phục vụ công