Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
631.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1157

Luận văn: Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đề tài: Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp

nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Eximbank Hà Nội

2

Mục lục

Lời nói đầu .................................................................................................... 5

Chương I. Tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM .......................................... 7

1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường .... 7

1.1. Tín dụng ngân hàng ........................................................................ 7

1.2. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường .................. 7

2. Chất lượng tín dụng. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ..... 9

2.1. Chất lượng tín dụng ........................................................................ 9

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ....................... 11

3. ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng .................................... 16

3.1. Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.....16

3.2. Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM .... 18

Chương II. thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụng tại chi nhánh eximbank Hà Nội 19

Vài nét về Ngân hàng Eximbank Việt Nam ............................................. 19

1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank Hà Nội........................ 20

1.1. Những nét chung ........................................................................... 20

1.2. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Eximbank Hà Nội ............... 22

1.3. Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Eximbank Hà Nội .................... 29

2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Eximbank Hà Nội ....................... 31

3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại về chất lượng tín dụng .............. 43

3.1. Nguyên nhân bên ngoài ................................................................. 43

3.2. Nguyên nhân bên trong ................................................................. 45

Chương III. những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng eximbank Hà

Nội ............................................................................................................... 48

1. Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng ................... 48

1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng ...................................... 48

1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian tới .49

3

1.3. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng ..................................... 50

2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Eximbank Hà Nội ......... 51

2.1. Giải pháp xây dựng và sử dụng quỹ bù đắp rủi ro cho hoạt động tín

dụng .................................................................................................... 51

2.2. Củng cố công tác mạng lưới và khoán tài chính đến nhóm và người

lao động ............................................................................................... 52

2.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng để có biện pháp

đầu tư tín dụng thích hợp ..................................................................... 54

2.4. Thiết lập mối quan hệ tốt và bền lâu với khách hàng .................... 56

2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn ........... 58

2.6. Từng bước quy chuẩn đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ......... 62

3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý ...................... 64

3.1. Đối với Chính phủ ........................................................................ 64

3.2. Đối với NHNN ............................................................................. 65

3.3. Đối với Eximbank Việt Nam .................................................... 66

Kết luận ................................................................................................ 68

Tài liệu tham khảo ................................................................................ 69

4

lời nói đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Thực hiện đường mới đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong các

nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và lần thứ VIII, nền kinh tế của nước ta

đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá

nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Quá trình vận động này đòi hỏi các

quan hệ kinh tế - xã hội chuyển biến và thay đổi thường xuyên. Lĩnh vực tiền

tệ tín dụng ngân hàng- một trong những lĩnh vực nhậy cảm nhất của nền kinh

tế do hoạt động kinh doanh tiền tệ là loại hình mang tính năng động và rủi ro

cao cần được cải biến, đổi mới nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe

của thị trường.

Hơn nữa, yêu cầu đạt ra đối với ngân hàng là không những phải phát

triển không ngừng để thích nghi và tồn tại mà còn phải giữ vai trò tiên phong

trong việc định hướng cho những hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy,

các ngân hàng càng cần phải năng động hơn, nhậy cảm hơn và tỉnh táo hơn để

có thể thực hiện được vai trò của mình, đáp ứng những yêu cầu càng ngày

càng cao của nền kinh tế.

Việt nam mới bước vào kinh tế thị trường nên yêu cầu này càng trở nên

cấp thiết. Thực tế cho thấy rằng, trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm

1998 và 1999, hàng loạt các vụ việc xảy ra liên quan đến hoạt động tín dụng

giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trong nước đã làm ảnh

hưởng không ít tới nền kinh tế nói chung và bước phát triển của từng doanh

nghiệp, từng ngân hàng nói riêng.

Ngân hàng thương mại cổ phần là mô hình mới trong hệ thống ngân

hàng thương mại Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

Hiện nay hệ thống này vừa vận hành để phát triển, vừa rút kinh nghiệm để

định hình. Là loại hình non trẻ, lại hoạt động trong môi trường kinh tế thị

trường chưa ổn định, do vậy tình hình đặt ra đối với các ngân hàng Thương

mại Cổ phần cũng không nằm ngoài bối cảnh trên. Ngoài ra, trong quá trình

5

hoạt động với đặc tính riêng có của mình, các NHTMCP đã có những phát

huy nhất định đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chung của đất nước, tuy

nhiên, bên cạnh những mặt được, đã bộc lộ những mặt hạn chế. Từ những lí

do thực tế trên, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo ân cần của thầy Nguyễn

Quang Ninh, tập thể cán bộ của NHTMCP Eximbank em đã mạnh dạn chọn

đề tài: “Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao

chất lượng tín dụng tại NHTMCP Eximbank Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu và đánh giá chất lượng tín dụng, thực trạng hoạt động kinh

doanh tín dụng của NHTMCP trong nền kinh tế thị trường.

- Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng từ đó

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối các NHTMCP.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu chủ yếu về chất lượng tín dụng và những vấn đề

tồn tại của nó tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu

4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân

tích tổng hợp, hệ thống hoá lý luận…

5. Kết quả và những vấn đề mới của luận văn:

- Nêu được tổng quan về tín dụng ngân hàng, chất lượng trong hoạt động

tín dụng của NHTM.

- Nghiên cứu, hệ thống hoá các biện pháp có thể áp dụng tại Việt Nam

trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

- Một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Eximbank với mục đích nâng

cao chất lượng tín dụng.

Do thời gian hạn hẹp, năng lực và kinh nghiện thực tế còn nhiều hạn chế,

bài viết khó tránh khỏi nhiều sai sót. Kính mong được sự chỉ dạy, bảo ban của

các Thầy, Cô giáo để em có thể học hỏi và nâng cao kiến thức của mình hơn

nữa.

6

Chương I: Tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng

thương mại

1. tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường

1.1. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hoá và

dịch vụ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là Ngân hàng và một bên là

các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và dân cư. Quá trình hình thành quan hệ

tín dụng chính là quá trình hình thành các quan hệ vay mượn lẫn nhau trong

xã hội. Đó là mối quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng

thời gian nhất định, là quan hệ chuyển dịch tạm thời quyền sử dụng vốn, là

quyền bình đẳng cả hai bên đều có lợi. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ

phận quỹ cho vay tập chung qua Ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ

sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng Ngân hàng không những chỉ

đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp

và cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi

mới kỹ thuật công nghệ sản xuất. Ngoài ra tín dụng Ngân hàng còn đáp ứng

một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Như vậy, tín dụng Ngân

hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng

nhu cầu về vốn cho nền kinh tế rất linh hoạt và kịp thời.

1.2. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong cơ chế thị

trường hiện nay. Điều đó được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

* Tín dụng Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa

sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp và cá

nhân vay vốn góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn. Tín dụng Ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người

thừa vốn và người thiếu vốn. Nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn góp phần

7

thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong quá trình hoạt động đó, Ngân hàng thu

được lợi tức cho vay để duy trì và phát triển hoạt động của chính Ngân hàng.

Tuy vậy trong cơ chế thị trường hiện nay, huy động và cho vay bao

nhiêu, có đáp ứng được hay không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, thu

hồi vốn có đúng hạn không là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động

tín dụng của Ngân hàng. Bởi vì nếu đầu tư tín dụng không có hiệu quả, không

thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ lỗ và đi đến phá sản. Do vậy, mỗi Ngân

hàng trong môi trường cạnh tranh phải có nghệ thuật trong kinh doanh, phải

tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiềm tàng với chi

phí rẻ trong nền kinh tế để kinh doanh tín dụng có hiệu quả. Có thể nói, trong

nền kinh tế thị trường, tín dụng Ngân hàng góp phần vào quá trình vận động

liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong xã hội và góp

phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.

* Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ

giao lưu kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của

một nước luôn phải gắn liền với sự phát triển của kinh tế thế giới. Sự hợp tác

hoá bình đẳng cùng có lợi giữa các nước trên thế giới và trong khu vực đang

được phát triển mạnh mẽ. Trong đó, đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh

xuất nhập khẩu hàng hoá là hai lĩnh vực hợp tác quốc tế thông dụng và phổ

biến nhất giữa các nước. Vốn là nhân tố quyết định đầu tiên cho việc thực

hiện quá trình này. Nhưng trên thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào,

một nhà kinh doanh nào cũng có đủ vốn để hoạt động. Ngân hàng với tư cách

là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là trợ thủ

đắc lực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.

* Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tín

dụng Ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!