Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn chất lượng công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã ở thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THẾ CHINH
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TƯ PHÁP – HỘ TỊCH
CẤP XÃ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THẾ CHINH
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TƯ PHÁP – HỘ TỊCH
CẤP XÃ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM ĐỨC CHÍNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chất lượng công chức Tư pháp – hộ tịch
cấp xã ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” là nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là trung thực và khách quan.
Ngoài ra, những nội dung tham khảo của các tác giả, tổ chức, cơ quan khác đều
được trích dẫn và thể hiện đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020
Học viên
Nguyễn Thế Chinh
1
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia, luận văn
“Chất lượng công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh” của tôi đã hoàn thành. Đây là kết quả nghiêm túc của người thực hiện
dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm, đầy trách nhiệm của giảng viên hướng
dẫn và sự giúp đỡ của các cơ quan, bạn bè trong lĩnh vực liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia cùng các
thầy cô giáo giảng dạy trong quá trình học, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Phạm Đức Chính – người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Chắc chắn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót do những hạn chế về
kiến thức cũng như thực tiễn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy
cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi thêm hoàn thiện, là động lực cho tôi
tiếp tục học tập và nâng cao năng lực chuyên môn trong những năm tháng công
tác tiếp theo.
Trân trọng!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TƯ
PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ ............................................................................ 10
1.1. Một số vấn đề về công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã .................................. 10
1.1.1. Khái niệm công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ...................................... 10
1.1.2. Đặc điểm của công chức chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ........................ 12
1.1.3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức chức tư pháp – hộ
tịch cấp xã ........................................................................................................ 13
1.1.4. Vị trí, vai trò của công chức chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ................... 18
1.2. Chất lượng công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã ............................................ 20
1.2.1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng thực thi công vụ ..................... 20
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức tư pháp hộ tịch cấp xã ..... 24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã 34
1.3.1. Công tác tuyển dụng và sử dụng ........................................................... 34
1.3.2. Hoạt động quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng ......................................... 36
1.3.3. Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc ................................................ 38
1.3.4. Công tác đánh giá .................................................................................. 39
1.3.5 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát ............................................................... 41
1.3.6 Văn hóa công sở ..................................................................................... 42
1.4. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức tư pháp- hộ tịch cấp xã ...... 43
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định .......................................................... 43
1.4.2. Kinh nghiệm của thị xã Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương ......................... 47
1.4.3. Bài học cho thị xã Từ Sơn ..................................................................... 49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 51
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TƯ PHÁP -
HỘ TỊCH CẤP XÃ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH ........................ 52
2.1. Khái quát về thị xã Từ Sơn ......................................................................... 52
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 52
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 54
2.2. Thực trạng chất lượng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ........................... 58
2.2.1. Thực trạng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ..................................... 58
2.2.2. Thực trạng chất lượng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã .................. 59
2.3. Đánh giá về thực trạng chất lượng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ......... 75
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 75
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 77
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 82
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH
BẮC NINH ...................................................................................................... 83
3.1. Quan điểm về chất lượng công chức tư pháp- hộ tịch cấp xã ........................ 83
3.1.1 Mục tiêu .................................................................................................. 83
3.1.2 Phương hướng ........................................................................................ 84
3.2. Đề xuất một số giải pháp về chất lượng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã 85
3.2.1 Tuyển dụng, sử dụng .............................................................................. 85
3.2.2. Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng .......................................................... 87
3.2.3. Cải thiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc .................................. 89
3.2.4. Chính sách đãi ngộ, tạo động lực .......................................................... 90
3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá .................................................................... 92
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ................................................ 93
3.2.7. Hoàn thiện văn hóa công sở và văn hóa công vụ ................................. 95
3.3. Kiến nghị thực hiện và giải pháp ................................................................. 97
3.3.1 Về quan điểm và chỉ đạo của đảng ......................................................... 99
3.3.2. Một vài kiến nghị thực hiện và giải pháp với thị xã Từ Sơn như sau.
100 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................... 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ Cao đẳng
CNTT Công nghệ thông tin
HĐND Hội đồng Nhân dân
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
QLNN Quản lý nhà nước
TT, PB, GDPL Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
UBND Ủy ban Nhân dân
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các chức danh công chức cấp xã .......................................................... 11
Sơ đồ 1.2. Các nhóm yếu tố đánh giá chất lượng công chức ................................. 22
Sơ đồ 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã .. 25
Sơ đồ 2.1. Bản đồ hành chính Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh ............................. 53
DANH MỤC CÁC BIỂU
Bảng biểu 2.1. Dân số trong độ tuổi lao động của Thị xã Từ Sơn ......................... 55
Bảng biểu 2.2. Cơ cấu độ tuổi, giới tính của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã cuả
thị xã Từ Sơn .......................................................................................................... 58
Bảng biểu 2.3. Trình độ chuyên môn của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã của
thị xã Từ Sơn .......................................................................................................... 60
Bảng biểu 2.4. Số liệu các vụ việc quản lý hộ tịch hàng năm ................................ 64
Bảng biểu 2.5. Kết quả khảo sát cán bộ, công chức 12 xã, phường về kỹ năng giải
quyết công việc của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ở thị xã Từ Sơn ................ 66
Bảng biểu 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá của người dân khi đến UBND xã giải
quyết công việc đối với công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã Từ
Sơn .......................................................................................................................... 69
Bảng biểu 2.7. Tổng hợp số liệu các vụ việc đăng ký hộ tịch tại thị xã Từ Sơn 71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ sở trong hệ thống đơn vị
hành chính của Nhà nước Việt Nam. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã là cơ quan
thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, trực tiếp giải quyết các mối
quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân; đưa chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước trên mọi lĩnh vực đi vào cuộc sống, trong đó có tư pháp -
hộ tịch. Tư pháp - hộ tịch vốn dĩ là một lĩnh vực nhiều khó khăn và phức tạp, đồng
thời giữ một vị trí hết sức quan trọng do liên quan đến những quyền lợi cơ bản của
công dân. Đặc điểm này đòi hỏi công chức tư pháp - hộ tịch phải có hiểu biết sâu,
rộng về chuyên môn cũng như thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán, truyền
thống văn hóa, trình độ phát triển của địa phương. Chỉ khi đảm bảo những yêu cầu
trên, công chức tư pháp - hộ tịch mới có thể áp dụng một cách linh hoạt pháp luật
của nhà nước, từ đó giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
tư pháp - hộ tịch trên địa bàn một cách hiệu quả nhất.
Thực tế hiện nay ở đa số các địa bàn cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch
đang bộc lộ khá nhiều hạn chế như: số lượng còn thiếu, nghiệp vụ chưa cao; một bộ
phận chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn; công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chưa
được quan tâm đúng mức, chưa thể tiến hành thường xuyên, kịp thời; bố trí, luân
chuyển cán bộ chưa hợp lý. Những hạn chế này đã phản ánh phần nào chất lượng
của công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp cơ sở nói chung.
Trước thực trạng này, việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng
của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã không chỉ mang tính lý luận khoa học mà
còn có ý nghĩa thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của việc cải cách hành chính, cải
cách tư pháp trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay. Thị xã Từ Sơn
là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của
tỉnh Bắc Ninh, có điều kiện kinh tế - xã hội khá phát triển với nhiều khu công
nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê...
cùng các trường cao đẳng, đại học. Thị xã Từ Sơn theo định hướng phát triển sẽ
trở thành một đô thị công nghiệp - văn hoá - giáo dục quan trọng của tỉnh. Do đó,
thị xã Từ Sơn đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới đòi hỏi bộ máy
quản lý nhà nước, nhất là bộ máy quản lý ở cấp cơ sở phải thay đổi để bắt kịp
cùng xu thế mới. Không thuộc ngoại lệ, chất lượng của công chức tư pháp - hộ
tịch cấp xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn cũng còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh những
hạn chế chung, do đặc điểm thị xã đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
khá nhanh, các hoạt động trong xã hội ngày một đa dạng hơn, các phát sinh liên
quan đến tư pháp - hộ tịch rất nhiều. Điều này càng đòi hỏi sự chuyển mình, nâng
cao chất lượng nhanh chóng của công chức tư pháp - hộ tịch nhằm đáp ứng kịp
thời theo yêu cầu của công việc.
Việc hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cũng như chỉ ra các nguyên nhân
của những khiếm khuyết, hạn chế về chất lượng công chức tư pháp - hộ tịch cấp
xã của thị xã sẽ giúp thị xã có những giải pháp phù hợp để khắc phục. Xuất phát từ
những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Chất lượng công chức Tư pháp –
hộ tịch cấp xã ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” mang tính cấp thiết và phù hợp
với yêu cầu thực tiễn bởi những lý do sau:
Một là, Công chức tư pháp- hộ tịch cấp xã là một trong 7 chức danh công
chức cấp xã, là bộ phận trực tiếp tổ chức thực hiện việc đưa pháp luật vào thực
tiễn cuộc sống của nhân dân, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trên địa bàn.
Vì thế, công chức tư pháp- hộ tịch cấp xã có vai trò quan trọng trong việc góp
phần quản lý nhà nước ở địa phương nhằm duy trì trật tự, ổn định xã hội và tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội ở địa
phương.
Hai là, tính chất và đặc điểm công việc của công chức tư pháp- hộ tịch cấp
xã khá phức tạp nên đòi hỏi công chức thực hiện phải đáp ứng những tiêu chuẩn
về chất lượng ở mức cao.