Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn chất lượng công chức văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh khánh hòa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẮK LẮK – NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
MAI THÀNH LONG
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
MAI THÀNH LONG
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG MAI
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Khánh Hòa” là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Hoàng Mai.
Các số liệu trong luận văn là khách quan, trung thực, khoa học và có
nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.
Đắk Lắk, ngày tháng năm 2021
HỌC VIÊN
Mai Thành Long
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo của Phân viên Học viện
Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên đã giúp tôi rất nhiều trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Bản thân xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Mai đã nhiệt
tình, tận tâm, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn lãnh đạo, công chức Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa và cán
bộ, công chức các sở, ngành trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành luận văn.
Bản thân đã rất cố gắng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu; tuy nhiên, luận
văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý thầy, cô giáo, bạn
bè và đồng nghiệp tiếp tục đóng góp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc gia đình, người thân đã cổ vũ, động viên
để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày tháng năm 2021
HỌC VIÊN
Mai Thành Long
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
M C Ụ
L C Ụ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN
PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ........................................................... 8
1.1. Công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh .............................................. 8
1.2. Chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ....................... 11
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức Văn phòng UBND tỉnh . 22
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh tại một số địa phương ................................................................................ 28
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 32
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA .............................................. 33
2.1. Khái quát về công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa . 33
2.2. Phân tích thực trạng chất lượng công chức Văn phòng UBND tỉnh Khánh
Hòa .................................................................................................................. 37
2.3. Nhận xét chất lượng công chức Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa ......... 57
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 66
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA ..................................................................................... 67
3.1. Phương hướng ........................................................................................... 67
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh Khánh Hòa ......................................................................................... 69
3.3. Kiến nghị ................................................................................................... 87
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 93
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tổng thể các yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng, nhân tố con người luôn
được xác định là yếu tố cơ bản, quan trọng, có tính chất quyết định và giữ vai
trò chi phối đối với các yếu tố khác. Điều này được khẳng định và chứng
minh bởi quá trình trình xây dựng và phát triển của nhiều quốc gia trong khu
vực và thế giới mà Singapore, Nhật Bản là những điển hình đi lên từ trong
những điều kiện hết sức khó khăn về tự nhiên. Ngày nay, sự giàu mạnh của
một quốc gia không còn phụ thuộc quá nhiều ở diện tích lớn hay nhỏ, dân số
đông hay ít và tài nguyên có phong phú, đa dạng hay không; mặc dù đó là
những nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển nhưng cái được quan tâm
nhiều nhất hiện nay chính là yếu tố con người, nguồn lực vô hạn của sự sáng
tạo hiện được chuẩn bị, đầu tư và khai thác như thế nào.
Đội ngũ công chức là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công -
yếu tố cấu thành quan trọng của nguồn nhân lực xã hội mà những đóng góp
của họ luôn có vai trò đặc biệt to lớn trong toàn bộ thành tựu phát triển chung
về kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương. Khẳng định vai trò của
đội ngũ này trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công
hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” [33].
Hiện nay, đứng trước những thách thức của kinh tế thị trường, một bộ
phận không nhỏ công chức đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về năng lực
chuyên môn và ý thức chính trị. Điều đó thể hiện ở chổ: nhiều công chức bảo
thủ trong cách nghĩ, cách làm; quan liêu, hành chính; không thạo việc; tác
phong chậm chạp, rườm rà; thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, dẫn đến sự trì trệ
về phương thức hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước. Thực tế
cho thấy, những nơi mà cơ quan hoạt động hiệu quả, đoàn kết, vững mạnh
thường là có đội ngũ công chức mạnh, chất lượng và ngược lại, những cơ
quan yếu kém, lủng củng thường cũng bắt đầu từ công tác tổ chức, cán bộ,
cộng với sự hạn chế về năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức.
Công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng không
nằm ngoài thực trạng chung của cả nước. Về tổng thể, đội ngũ công chức Văn
phòng UBND tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành nhiệm vụ được giao; có lập
trường chính trị, tư tưởng vững vàng; được đào tạo, có trình độ chuyên môn; có
năng lực và phẩm chất đạo đức; có tinh thần trách nhiệm và tận tụy vì công
việc. Tuy nhiên, đội ngũ công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh
Hòa cũng còn những tồn tại, hạn chế như: trình độ chuyên môn chưa phù hợp
với vị trí đảm nhiệm; kỹ năng hạn chế; một bộ phận công chức còn quan liêu,
trì trệ, thờ ơ nhiều hơn là kiến tạo phục vụ. Những tồn tại, hạn chế này nếu
không có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu
quả hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của nguồn nhân lực nói chung, chất lượng
công chức trong bộ máy hành chính nhà nước nói riêng, từ thực trạng chất
lượng công chức tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, tác giả
chọn đề tài “Chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh
Hòa” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Đây là vấn đề phù hợp với
yêu cầu cải cách nền hành chính hiện nay, phù hợp với tình hình thực tiễn của
địa phương và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
2. Tình hình nghiên cứu
- Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm 2003 , Luận cứ khoa học cho
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời k đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn
sách này, hai tác giả đã phân tích, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và đưa ra hệ thống các quan
điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, tác phẩm này viết ở tầm rộng, bao quát về đội ngũ
công chức nói chung, chưa đi sâu vào đội ngũ công chức từng cấp, từng
ngành [56].
- Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương 2005 , Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Hai tác giả đã phân tích sâu sắc khái niệm về cán bộ, công chức, vị trí,
vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức và những khó khăn, thách thức trong việc xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức. Đây là công trình nghiên cứu quy mô nhưng phạm vi rộng,
vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh chưa được làm rõ trong cuốn sách này [47].
- Nguyễn Tiến Trung 2011 , “Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng
độ ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”, Tạp chí Tổ chức
nhà nước số tháng 4). Bài báo đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên
nhân của hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta. Trên
cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có đủ năng lực thi hành
công vụ, tận tụy phục vụ nhân dân. Nội dung bài viết sát với đề tài luận văn
nên rất có giá trị tham khảo [57].
- Hà Thị Tâm, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016 “Nâng cao chất lượng công
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận”. Luận
văn nghiên cứu và phân tích khá đầy đủ về các tiêu chí đánh giá chất lượng
công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Có sự phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận sát với lý luận, phù hợp với thực
tiễn, đồng thời nêu lên được nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng
đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận trong thời gian tới. Đề tài luận văn này sát với đề tài mà tác giả đang
nghiên cứu nên có tính chất tham khảo khi nghiên cứu làm luận văn [55].
- Nguyễn Đức Đam, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học
viện Hành chính Quốc gia Hà Nội, năm 2017 “Chất lượng công chức
Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Luận văn nghiên cứu và phân tích khá đầy đủ
về các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, có sự đối chiếu, so sánh từng tiêu chí giữa lý luận và thực tiễn. Luận
văn cũng nêu lên được nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức của Bộ trong thời gian tới. Tuy nhiên, những giải pháp chỉ
mang tính chung, chưa đưa ra được giải pháp cụ thể đối với đội ngũ công
chức của Bộ trong bối cảnh đổi mới công tác quản lý theo hướng Bộ quản lý
đa ngành, đa lĩnh vực [29].
Mặc dù quy mô, phạm vi và địa điểm khác nhau nhưng các đề tài trên
đã nghiên cứu làm rõ nội dung chất lượng công chức trong bộ máy hành
chính ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận về chất lượng công chức, các tác
giả đã đối chiếu, so sánh với thực tiễn để chỉ ra phương hướng và các giải
pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Các công trình
nghiên cứu trên đã giúp tác giả có cơ sở để định hướng nghiên cứu, xây dựng
nền tảng lý luận cho các vấn đề cần nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn.
Nghiên cứu về vấn đề này cho đến thời điểm hiện nay, tại tỉnh
Khánh Hòa chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách có hệ
thống, toàn diện đến chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Khánh Hòa. Vì vậy, với đề tài “Chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Khánh Hòa” nội dung mà đề tài luận văn hướng đến nghiên
cứu là phù hợp với thực tiễn và đảm bảo không trùng lắp với bất k công
trình khoa học nào đã công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chất lượng công chức cơ quan chuyên môn Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực trạng
chất lượng công chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, luận
văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện
nay và trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng công chức Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng công chức Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu chất lượng công chức Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh