Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG THỊ ÁI NHI
KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. VŨ HÙNG CƯỜNG
2. TS. TUYẾT HOA NIÊ KDĂM
HÀ NỘI – 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI CHỖ .............................................................................................11
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài……………... 11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước………………15
1.3. Những vấn đề còn tồn tại Luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết………..23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG
TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ ..............................25
2.1. Một số lý luận cơ bản về kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ………………………………………………………………………………… 25
2.2. Một số lý thuyết cơ bản về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển
kinh tế trang trại…………………………………………………………………… 36
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ…………………………………………………………………….. 52
2.4. Nội dung của phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ………………………………………………………………………………….56
2.5. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số ở một số
quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam………………………………………………64
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH ĐẮK LẮK ....................77
3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và
đặc thù kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk ……………77
3.2. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số
tại chỗ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2014…………………………………………82
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc
thiểu số tạo chỗ tỉnh Đắk Lắk……………………………………………………. 107
iv
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ
TỈNH ĐẮK LẮK...................................................................................................116
4.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước và yêu cầu phát triển kinh tế trang trại
của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn tới…………... 116
4.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020………………………………... 120
4.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk………………………………………………... 124
4.4. Kiến nghị cụ thể………………………………………………………….......135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................137
1. Kết luận……………………………………………………………………….. .137
2. Kiến nghị.. …………………………………………………………………….139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141
PHỤ LỤC...............................................................................................................156
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BQC Bình quân chung
BVMT Bảo vệ môi trường
CHN Cây hàng năm
CLN Cây lâu năm
CN Chăn nuôi
CNCB Công nghiệp chế biến
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CSHT Cơ sở hạ tầng
DTTS Dân tộc thiểu số
DTTSTC Dân tộc thiểu số tại chỗ
ĐVT Đơn vị tính
GCN Giấy chứng nhận
GTSL Giá trị sản lượng
GTSX Giá trị sản xuất
HĐND Hội đồng nhân dân
HV Học viên
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTTT Kinh tế trang trại
KTXH Kinh tế xã hội
LĐ Lao động
LN Lâm nghiệp
MH Mô hình
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
vi
PRA Cách tiếp cận có sự tham gia
PT Phát triển
PTTQ Phong tục tập quán
QSD Quyền sử dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTK Tổng cục Thống kê
trđ Triệu đồng
TT Trang trại
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Thống kê trang trại đồng bào DTTSTC tại các huyện được chọn làm điểm
nghiên cứu ...................................................................................................................7
Sơ đồ 2.1: Các quan hệ KTXH trong quá trình SXKD của trang trại ......................30
Bảng 3.1: Số lượng trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk phân theo địa
bàn .............................................................................................................................86
Bảng 3.2: Cơ cấu các loại hình trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2004-2014.........................................................................................................87
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của các loại hình trang trại của đồng bào DTTSTC
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2014 ...........................................................................88
Bảng 3.4: Số lượng trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk theo quy mô
diện tích đất giai đoạn 2004-2014.............................................................................89
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng vốn của các loại hình trang trại đồng bào DTTSTC
tỉnh Đắk Lắk..............................................................................................................90
Bảng 3.6: Số lượng trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk theo quy mô
vốn đầu tư giai đoạn 2004-2014................................................................................91
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng lao động của các loại hình trang trại đồng bào
DTTSTC tỉnh Đắk Lắk..............................................................................................92
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng tỉnh Đắk Lắk năm 2014........................93
Bảng 3.9: Tình hình trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các trang trại đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk........................................................94
Bảng 3.10: Tổng hợp ý kiến đánh giá của các trang trại đồng bào DTTSTC về ứng
dụng khoa học công nghệ..........................................................................................95
Bảng 3.11: Tình hình liên kết với các chủ thể và trang trại khác trong SXKD của
các nhóm trang trại đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk..............................................96
Bảng 3.12. Liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại .........................................97
Bảng 3.13: Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm trang trại đồng bào DTTSTC
tỉnh Đắk Lắk..............................................................................................................98
Bảng 3.14: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhóm trang trại đồng bào
DTTSTC tỉnh Đắk Lắk..............................................................................................99
Bảng 3.15: So sánh hiệu quả kinh tế của trang trại đồng bào DTTSTC với trang trại
người Kinh và trang trại đồng bào DTTSTC đạt tiêu chí trang trại mới ................100
Bảng 3.16: Hiệu quả xã hội của các loại hình trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh
Đắk Lắk...................................................................................................................101
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong bối cảnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế của
nước ta đã bước vào giai đoạn mới với sự chuyển đổi về chất, thay đổi mô
hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Thực
hiện chủ trương này, trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình
thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản
lý cao hơn nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và nâng cao năng suất,
hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Hiện nay, hình thức kinh
tế trang trại tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia,
nhưng chủ yếu là trang trại hộ gia đình nông dân. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê (2014), năm 2013 cả nước có 23.766 trang trại. Trong giai đoạn
2000 đến nay, bình quân mỗi năm số trang trại tăng 10%, diện tích đất sử
dụng trên 900.000 ha và đa số trang trại có quy mô nhỏ.
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ với diện tích tự
nhiên là 13.125 km2 và dân số khoảng 1,8 triệu người (2013). Đây là địa bàn
cư trú của 44 dân tộc anh em sinh sống chiếm 32% trong tổng dân số của toàn
tỉnh trong đó, dân tộc thiểu số tại chỗ (Êđê, M’nông, J’rai) chiếm trên 70%
trong tổng dân số dân tộc thiểu số. Trong những năm đổi mới vừa qua, tình
hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ trên địa bàn nói riêng đã được cải thiện nhiều nhờ có chính sách
phát triển kinh tế trang trại.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong
những năm qua kinh tế trang trại đã được hình thành, phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Tuy nhiên do gặp phải trở ngại lớn cả về nhận thức,
phong tục tập quán, nguồn lực đầu tư, thị trường đầu vào đầu ra, cơ chế chính
2
sách, ... làm cho việc phát triển kinh tế trang trang hiệu quả sản xuất thấp và
thiếu tính bền vững, tính cạnh tranh chưa cao đặc biệt là trong bối cảnh hội
nhập như hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội cho kinh tế trang
trại phát triển; đồng thời đã tạo ra không ít những thách thức mà trang trại
phải đối mặt. Bên cạnh đó, do phong tục tập quán, tâm lý bảo thủ khó thay
đổi, trình độ dân trí thấp, thiếu sự chủ động và sáng tạo trong phát triển kinh
tế đặc biệt là thiếu sự liên kết, hợp tác để phát triển kinh tế trang trại. Mặt
khác, những rủi ro về biến động giá cả, dịch bệnh, thiên tai đòi hỏi cần phải
tìm ra phương thức, mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại và quy mô hơn
nhưng vẫn phải phù hợp với đặc thù phong tục tập quán của đồng bào dân tộc
và điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên. Do vậy, việc phát triển kinh tế
trang trại ở tỉnh Đắk Lắk đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
là một hướng đi cần được khuyến khích.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên đề tài: “Kinh tế trang trại
của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk” là một yêu cầu cấp
thiết có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại
của đồng bào DTTSTC, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của
đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những yếu tố cản trở phát triển kinh
tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk; từ đó đề xuất quan điểm,
định hướng và hệ giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại
của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang
trại của đồng bào DTTS; kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của đồng
3
bào DTTS ở một số nước trên thế giới và một số vùng, địa phương trong nước
và khả năng vận dụng ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng;
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào
DTTSTC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm rõ những thành công, tồn tại và
nguyên nhân; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk giai đoạn vừa qua;
- Đưa ra quan điểm, đề xuất định hướng và hệ giải pháp cơ bản nhằm
phát triển kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk.
* Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại của DTTS ở các quốc gia trên
thế giới và ở Việt Nam ra sao?
2. Đặc trưng cơ bản của KTTT nói chung và KTTT của đồng bào
DTTSTC vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk nói riêng là gì?
3. Tình hình phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk như
thế nào?
4. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển KTTT của đồng bào
DTTSTC tỉnh Đắk Lắk?
5. Những giải pháp cơ bản nào để thúc đẩy sự phát triển KTTT của
đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn tới?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu tập trung vào hệ thống hoá và làm rõ hơn các vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số
4
tại chỗ; Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2004-2014 (Kể từ năm 2003, Đắk
Lắk tách thành 2 tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông)
Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2013 (điều tra năm 2014)
Thời gian của các giải pháp được đề xuất đến năm 2020
- Phạm vi về không gian
Nghiên cứu kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC trên phạm vi toàn
tỉnh Đắk Lắk và nghiên cứu điểm tại một số xã, huyện đại diện.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế trang trại của
đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào 3 quốc gia là Trung Quốc, Đài Loan,
Thái Lan.
Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước về phát triển kinh tế trang trại của
đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào miền núi Phía Bắc.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Tiếp cận nghiên cứu
Để phân tích một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng làm căn cứ đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại của đồng bào
DTTSTC trong thời gian tới, nghiên cứu đã kết hợp nhiều hướng tiếp cận
khác nhau:
(1) Tiếp cận kinh tế học vi mô
Cách tiếp cận kinh tế học vi mô cho phép nghiên cứu KTTT với tư cách
là đơn vị chủ yếu trong phân tích kinh tế. Từ việc phân tích cấu trúc, năng lực
nội sinh, mối quan hệ bên trong và mối quan hệ với bên ngoài có thể thấy
được tác động của chính sách vĩ mô đối với các mặt kinh tế, xã hội.
5
(2) Tiếp cận phát triển bền vững
Từ góc độ tiếp cận bền vững, mục tiêu phát triển KTTT sẽ được nhìn
nhận trong sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, xóa đói
giảm nghèo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh
thái. Đây là những vấn đề nóng bỏng hiện nay, cần được quan tâm giải quyết.
(3). Tiếp cận lịch sử
Cách tiếp cận này được sử dụng trong nghiên cứu để tìm hiểu và phân
tích sự hình thành kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk
thông qua xem xét sự ra đời, sự tác động của các điều kiện bên trong và bên
ngoài. Từ đó thấy được những tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố đó
đến sự hình thành và ra đời của kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh
Đắk Lắk.
(4). Tiếp cận dân tộc học
Cách tiếp cận này sẽ giúp xem xét đặc điểm của các xã hội DTTS như
nguồn gốc, cơ cấu dân cư, trình độ khoa học công nghệ, tôn giáo, ngôn ngữ,
cấu trúc xã hội, hành vi của các trang trại trong sản xuất, phân bổ, quản lý và
sử dụng đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp dưới ảnh hưởng của các tập tục
truyền thống của đồng bào DTTSTC trên địa bàn.
(5). Tiếp cận có sự tham gia (PRA)
Đây là cách tiếp cận khuyến khích sự tham gia của chủ trang trại thông
qua các công cụ của PRA. Mục đích là để khảo sát sâu hơn những thuận lợi
và khó khăn trong hoạt động KTTT của đồng bào DTTSTC cũng như mong
muốn và đề xuất của chủ trang trại trong vấn đề thúc đẩy KTTT của đồng bào
DTTSTC tỉnh Đắk Lắk phát triển.
6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu theo tiêu chí đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu có sự tập trung đông dân tộc thiểu số tại
chỗ sinh sống, đa dạng về loại hình KTTT và thành phần dân tộc (dân tộc
thiểu số tại chỗ, dân tộc thiểu số Phía Bắc và dân tộc Kinh). Các điểm được
lựa chọn bao gồm các huyện Cư M’gar, huyện Ea H’leo, huyện Krông Năng
và Thị xã Buôn Hồ.
4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
* Thông tin và số liệu thứ cấp
+ Thông tin, số liệu về lý luận và thực tiễn về tình hình phát triển
KTTT trên Thế giới và ở Việt Nam; các chính sách phát triển kinh tế trang
trại; quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, ... Các
thông tin này được lấy từ các nguồn như sách, báo; Các trang web của Tổng
cục Thống kê (GSO), Hội làm vườn Việt Nam (VAC), ...
+ Thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH của tỉnh Đắk Lắk;
tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh; các chính sách phát triển kinh tế
trang trại, các quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại đối với
đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk. Các thông tin này được thu thập từ các báo
cáo tổng kết, báo cáo thống kê hàng năm của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Phát triển Nông thôn
tỉnh Đắk Lắk và Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk.
* Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin chung về trang trại, nguồn lực sản
xuất của trang trại, chi phí và kết quả sản xuất của trang trại, tình hình cung
ứng các yếu tố đầu vào và tình hình tiêu thụ nông sản của trang trại; khả năng
7
tiếp cận thị trường và khả năng liên kết của trang trại, tình hình thực hiện các
chính sách phát triển KTTT đối với trang trại đồng bào DTTSTC trên địa bàn.
Các thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp: quan
sát, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và phỏng vấn các trang trại tại các
điểm nghiên cứu bằng bảng hỏi. Ngoài ra còn sử dụng bộ công cụ PRA (chủ
yếu là phương pháp thảo luận nhóm) để thu thập số liệu về thuận lợi và khó
khăn của các loại hình KTTT của đồng bào DTTSTC trên địa bàn nghiên cứu.
Cụ thể, có 5 nhóm được thành lập để thảo luận bao gồm: nhóm trang trại cây
lâu năm, nhóm trang trại cây hàng năm, nhóm trang trại lâm nghiệp, nhóm
trang trại chăn nuôi và nhóm trang trại kinh doanh tổng hợp.
Do điều kiện thời gian hạn chế và địa bàn đi lại khó khăn cũng như có
sự khác biệt về ngôn ngữ nên số trang trại được chọn để điều tra là 60 trang
trại, chiếm 50% tổng số trang trại tại 4 huyện điểm nghiên cứu.
Bảng 1: Thống kê trang trại đồng bào DTTSTC tại các huyện được chọn
làm điểm nghiên cứu
Huyện Trang trại ĐB DTTSTC theo loại hình Trang trại ĐB DTTSTC được chọn
Tổng CLN CHN LN CN TH Tổng CLN CHN LN CN TH
1. Cư M'gar 65 61 - 4 - - 33 31 - 2 - -
2. Ea H'leo 26 24 - 1 - 1 13 11 - 1 - 1
3. Krông Năng 14 14 - - - - 7 7 - - - -
4. TX Buôn Hồ 14 14 - - - - 7 7 - - - -
TỔNG 119 113 - 5 - 1 60 56 - 3 - 1
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả
Mẫu có đặc điểm là trang trại đồng bào DTTSTC (đồng bào dân tộc
Êđê) có tình hình sản xuất của trang trại đi vào ổn định (Trên địa bàn nghiên
cứu chỉ có trang trại của đồng bào dân tộc Êđê).
Phương pháp chọn mẫu là chọn điển hình theo tỷ lệ từng loại hình trang
trại tại các huyện điểm nghiên cứu. Ngoài các trang trại đồng bào DTTSTC
được lựa chọn như ở bảng 1, tôi đã điều tra một số trang trại người Kinh và
8
trang trại đồng bào DTTS khác trên cùng địa bàn để so sánh kết quả và hiệu
quả sản xuất của trang trại; Từ đó có thêm căn cứ để đề xuất giải pháp phát
triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại đồng bào
DTTSTC trên địa bàn nghiên cứu.
Các trang trại được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo
từng loại hình trang trại, bao gồm 5 loại hình trang trại phổ biến trên địa bàn
nghiên cứu là trang trại cây lâu năm, trang trại cây hằng năm, trang trại lâm
nghiệp, trang trại chăn nuôi và trang trại kinh doanh tổng hợp.
4.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và phân tổ thống kê
- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những
tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình
nghiên cứu.
- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi đã làm sạch, được tổng hợp và xử lý
bằng phần mềm xử lý số liệu Excel và SPSS thông qua phân tổ thống kê. Các
tiêu chí phân tổ căn cứ vào địa bàn, quy mô sản xuất và thành phần dân tộc.
- Thông tin và số liệu điều tra trong nghiên cứu được phân tổ theo từng
loại hình trang trại và thành phần dân tộc nhằm để đánh giá kết quả và hiệu
quả các loại hình trang trại này.
4.3.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân để thấy được sự biến động số lượng các loại hình trang trại qua các
năm và theo từng địa bàn huyện. Phương pháp này cũng được sử dụng để mô
tả tình hình phát triển KTTT của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp thống kê so sánh: dùng để so sánh tình hình phát triển
kinh tế trang trại của đồng bào DTTSTC tỉnh Đắk Lắk qua các năm và giữa
các địa bàn trong tỉnh; so sánh kết quả và hiệu quả giữa các nhóm trang trại
bao gồm nhóm trang trại của đồng bào DTTSTC đạt tiêu chí xác định trang