Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1385

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THU TRANG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH TƢỜNG -

TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Lê Hƣng

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận

văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận

văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn

gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phân đã

trích dẫn)

Ngày…….tháng……năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Trường

Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Khoa Kinh tế, cảm

ơn các quý thầy - cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt

quá trình học tập và rèn luyện tại trường.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Lê Hƣng

người đã dành nhiều thời gian, công sức chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn

thành tốt luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Phát triên nông thôn, Phòng Nông

nghiệp, Phòng Thống kê huyện Vĩnh Tường và các chủ trang trại đã nhiệt tình giúp

đỡ, cung cấp số liệu, các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

hoàn thiện đề tài này.

Do điều kiện, thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn nên luận văn khó tránh

khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý

kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày…….tháng……năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ..................................................................vi

DANH MỤC BẢNG................................................................................................vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.............................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................3

5. Bố cục của Luận văn...........................................................................................4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI.....5

1.1. Cơ sở lý luận về trang trại và kinh tế trang trại....................................................5

1.1.1. Trang trại.......................................................................................................5

1.1.2. Kinh tế trang trại...........................................................................................7

1.1.3. Các nhân tố tác động đến kinh tế trang trại ................................................12

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................18

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước trên thế giới.....18

1.2.2. Kinh tế trang trại tại Việt Nam và sự phát triển của kinh tế trang trại ở

Vĩnh Phúc .............................................................................................................24

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................37

2.1. Các câu hỏi đề tài cần giải quyết........................................................................37

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu................................................................................38

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................38

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................39

2.2.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu......................39

2.2.5. Phương pháp chuyên gia.............................................................................40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

2.2.6. Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài.............40

2.2.7. Phương pháp quan sát.................................................................................40

2.3. Các chỉ tiêu phân tích.........................................................................................40

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất ..................................................40

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, chi phí, hiệu quả và tình hình sản

xuất hàng hoá.......................................................................................................40

Chƣơng 3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC ...................................42

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................42

3.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................42

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................42

3.1.3. Dân số và lao động .....................................................................................46

3.1.4. Cơ sở hạ tầng ..............................................................................................46

3.2. Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc...51

3.2.1. Về số lượng và loại hình trang trại trên địa bàn huyện ..............................51

3.2.2. Một số tiêu chí đánh giá KTTT huyện Vĩnh Tường...................................53

3.2.3. Về áp dụng tiêu chí xác định kinh tế trang trại trên địa bàn huyện............54

3.2. Kết quả điều tra ..................................................................................................57

3.2.1. Loại hình sản xuất.......................................................................................57

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của trang trại..........................................................59

3.2.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại ............................................61

3.3. Đánh giá tác động của các nhân tố tới kinh tế trang trại tại Vĩnh Tường..........70

3.3.1. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách .............................................................70

3.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố khoa học - công nghệ tới sự phát triển của kinh

tế trang trại huyện Vĩnh Tường ............................................................................73

3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH -

ĐTH) tới kinh tế trang trại tại huyện Vĩnh Tường ...............................................75

3.3.4. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới sự phát triển của kinh tế trang trại .....77

3.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố hội nhập kinh tế tới sự phát triển của kinh tế

trang trại................................................................................................................79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

3.4. Một số nhận xét, đánh giá ..................................................................................81

3.4.1. Kinh tế trang trại là mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa có

hiệu quả và là mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu trong tương lai ................81

3.4.2. Những vấn đề nảy sinh trong quy hoạch phát triển kinh tế trang trại ........82

3.4.3. Nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại trong phát triển KTTT trên

địa bàn huyện........................................................................................................84

Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH

TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRONG GIAI

ĐOẠN TỪ 2014-2020 ............................................................................86

4.1. Định hướng chung cho phát triển KTTT giai đoạn 2014 - 2020 .......................86

4.1.1. Phát triển kinh tế trang trại nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các

thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đó làm tiền đề xây

dựng nông thôn mới..............................................................................................86

4.1.2. Phát triển KTTT nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương.......88

4.1.3. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KTTT ......89

4.1.4. Phát triển trang trại bền vững theo hướng trang trại kinh doanh tổng hợp 89

4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại..........................................................90

4.2.1. Nhóm giải pháp thuộc nội bộ trang trại......................................................91

4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại phát triển .....94

4.3. Kiến nghị..........................................................................................................100

4.3.1. Đối với Trung ương ..................................................................................100

4.3.2. Đối với địa phương và chủ trang trại........................................................100

KẾT LUẬN............................................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CNH - ĐTH : Công nghiệp hóa - Đô thị hóa

CNH : Công nghiệp hóa

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

GCN : Giấy chứng nhận

HĐH : Hiện đại hóa

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTX : Hợp tác xã

KT- XH : Kinh tế - xã hội

KTTT : Kinh tế trang trại

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

PTNT : Phát triển nông thôn

TLSX : Tư liệu sản xuất

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013.........................34

Bảng 3.1. Số liệu trang trại trên địa bàn huyện qua các năm....................................51

Bảng 3.2. Một số tiêu chí phát triển của trang trại huyện Vĩnh Tường ....................53

Bảng 3.3. Số lượng và các loại hình trang trại..........................................................57

Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng đất của các trang trại.......................................................59

Bảng 3.5. Bình quân diện tích đất của trang trại năm 2013......................................60

Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn gốc đất của trang trại .........................................................61

Bảng 3.7. Tổng hợp vốn của trang trại ở Vĩnh Tường năm 2013.............................62

Bảng 3.8. Cơ cấu nguốn vốn của trang trại...............................................................62

Bảng 3.9. Tổng hợp lao động của chủ trang trại năm 2013......................................64

Bảng 3.10. Tổng hợp giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại ................................65

Bảng 3.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại.......................................66

Bảng 3.12. Tổng hợp thu nhập của chủ trang trại.....................................................67

Bảng 3.13. Trình độ văn hóa của chủ trang trại........................................................68

Bảng 3.14. Trình độ học vấn của chủ trang trại........................................................69

Bảng 3.15. Những khó khăn khi thực hiện các chính sách.......................................71

Bảng 3.16. Các kiến nghị của trang trại đối với chính quyền các cấp......................72

Bảng 3.17. Biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do tác động của nhân tố khoa

học công nghệ mới...................................................................................74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liền kề với thủ đô

Hà Nội. Sau khi tái lập tỉnh vào năm 1997, Vĩnh Phúc là một trong những địa

phương có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm cao nhất cả nước, thời kỳ 1998-

2000 đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%, giai đoạn

2006 - 2010 đạt 17,4%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số

các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2

lần so với trung bình của cả nước.

Để đảm bảo phát triển bền vững, tỉnh đã xác định hướng đi đúng đắn là lấy

phát triển công nghiệp dịch vụ để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, huy động các

nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông

thôn. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá cao, GDP

nông nghiệp tăng bình quân 6,4% giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010 đạt

5,60%, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Trong những năm gần đây, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước nói

chung và định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc nói

riêng, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt chú ý và tạo điều kiện hỗ trợ, ưu tiên phát triển. Đã

có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại được ban hành với mục

tiêu đưa kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa

với quy mô gia trại, trang trại. Tuy nhiên sản xuất vẫn còn ở tình trạng quy mô nhỏ, sản

lượng hàng hoá ít, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Vĩnh Tường là một huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc, với cơ cấu kinh tế chủ

yếu là nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong những năm gần đây sản xuất nông - lâm

nghiệp - thủy sản của huyện đã và đang có những bước chuyển biến tích tực, sản lượng

nông sản hàng hóa sản xuất được tăng qua các năm, trong đó mô hình phát triển kinh tế

trang trại đang là một hướng đi được ưu tiên và có nhiều triển vọng.

Vấn đề đặt ra là trên địa bàn huyện hiện nay phát triển kinh tế sao cho đạt

hiệu quả cao nhất, bền vững và ổn định trong điều kiện các nguồn lực bị hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

Qua tình hình phát triển của kinh tế trang trại tại Vĩnh Tường để có cái nhìn toàn

diện nhất về phát triển kinh tế trang trại:

- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của kinh tế trang trại đối với phát triển

kinh tế xã hội của huyện.

- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá sự ảnh

hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn.

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

- Đưa ra định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại trên

địa bàn huyện.

Từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài “Phát triển kinh tế trang trại

trên địa bàn huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh phúc” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực phát triển

kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc; phân tích và đánh

giá các nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế trang trại; đề xuất một số giải

pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển kinh tế trang trại;

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của các trang trại trên địa bàn

huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.;

- Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế trang trại trên

địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Nhân tố thuộc về hệ thống cơ chế chính sách

+ Nhân tố Khoa học và công nghệ

+ Nhân tố công nghiệp hóa và đô thị hóa

+ Nhân tố nguồn nhân lực

+ Nhân tố về hội nhập kinh tế

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

Là các chỉ tiêu số liệu, các vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của các

trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang

trại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, đồng thời sẽ đi sâu đánh giá thực trạng hoạt

động sản xuất của các hộ nông dân để từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn của

phát triển kinh tế trang trại.

- Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của các

trang trại trong phạm vi địa giới hành chính của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.

- Về thời gian: Phần đánh giá về kết quả phát triển kinh tế trang trại theo các

nguồn số liệu được thu thập và nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2013; Phần định

hướng phát triển và các giải pháp được đề ra đến năm 2020.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu về kinh tế trang trại không phải là đề tài mới song việc

nghiên cứu đề tài vẫn có tác dụng trong thực tiễn bởi mô hình kinh tế trang trại hiện

nay đang đuợc coi là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu để phát triển nông

nghiệp nông thôn. Không chỉ một vài địa phương thực hiện mô hình này mà nó

được áp dụng rộng rãi ở các khu vực nông thôn trong cả nước.

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cấp ủy, chính quyền địa phương có đủ

cơ sở khoa học và thực tiễn để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn có

hiệu quả.

- Là tài liệu tham khảo giúp huyện Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc

nói chung xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2020 một cách có

cơ sở khoa học.

- Giúp cho các chủ trang trại có định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát

huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4

- Kết quả nghiên cứu của đề tài bám sát mục tiêu, nhận diện được những thành

công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế

trang trại tại địa phương của huyện trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp có tính

khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2020.

5. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

4 chương.

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại;

Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu;

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn

huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;

Chƣơng 4: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!