Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
166
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1023

Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

------------------------------

HOÀNG HUY TRỌNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BÌNH LIÊU,

TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN – 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG HUY TRỌNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BÌNH LIÊU,

TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9 62 01 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Quang Quý

THÁI NGUYÊN – 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Phát triển kinh tế trong xây dựng nông

thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của

riêng tôi. Không sao chép bất kỳ một công trình hay một luận án của các tác giả

khác. Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực.

Tác giả luận án

Hoàng Huy Trọng

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận án “Phát triển kinh tế trong xây dựng nông

thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng

dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo tại trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh; Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế, các thầy cô giáo bộ môn đã tạo điều

kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình hình thành luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS: Đỗ

Quang Quý đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bình Liêu,

các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn đã tạo điều kiện cho

tôi tiến hành nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình của tôi và bạn bè

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện luận án.

Tác giả luận án

Hoàng Huy Trọng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vii

DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.......................................................................x

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

4. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................4

5. Bố cục của luận án ..................................................................................................5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................7

1.1. Những công trình nghiên cứu về nông thôn và phát triển nông thôn ..................7

1.2. Những công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới .................................8

1.3. Những công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng

nông thôn mới.....................................................................................................9

1.4. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã nghiên cứu ...........14

1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu...............................................................15

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH

TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI....................................................17

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ...................17

2.1.1. Lý luận về nông thôn mới ...............................................................................17

2.1.2. Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ...........................................24

2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới..34

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ................37

2.2.1. Kinh nghiệm tại các huyện của tỉnh Nam Định ..............................................38

2.2.2. Kinh nghiệm tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ....................................41

2.2.3. Kinh nghiệm tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa .......................................42

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bình Liêu, Quảng Ninh .....................45

iv

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................47

3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................47

3.2. Khung phân tích .................................................................................................47

3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin .........................................................................48

3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp ..............................................................................48

3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp................................................................................48

3.4. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin........................................................................53

3.5. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................................54

3.5.1. Phƣơng pháp phân tích số liệu thứ cấp ...........................................................54

3.5.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu thứ cấp ...........................................................54

3.5.3. Mô hình phân tích SWOT...............................................................................55

3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................57

3.6.1. Chỉ tiêu về quy hoạch phát triển kinh tế theo tiêu chí nông thôn mới............58

3.6.2. Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ...........................58

3.6.3. Chỉ tiêu về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất .....................................60

3.6.4. Chỉ tiêu về chuyển giao kỹ thuật và ứng dụng mô hình sản xuất, đào tạo

nghề cho lao động nông thôn .........................................................................60

3.6.5. Chỉ tiêu về chính sách hỗ trợ sản xuất ............................................................60

3.6.6. Chỉ tiêu về đầu tƣ công cho phát triển kinh tế ................................................61

3.6.7. Chỉ tiêu về tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xây dựng các chính sách

giảm nghèo .....................................................................................................61

Chƣơng 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH ..62

4.1. Khái quát về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh ..............................................62

4.1.1. Đặc điểm về tự nhiên ......................................................................................62

4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ...........................................................................64

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế trong xây dựng nông

thôn mới tại huyện Bình Liêu ........................................................................65

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình

Liêu, tỉnh Quảng Ninh....................................................................................66

v

4.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo tiêu chí nông thôn mới..............66

4.2.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất........................................................68

4.2.3. Chuyển giao kỹ thuật và ứng dụng mô hình sản xuất, đào tạo nghề cho

lao động nông thôn.........................................................................................70

4.2.4. Chính sách hỗ trợ sản xuất ..............................................................................79

4.2.5. Đầu tƣ công cho phát triển kinh tế ..................................................................81

4.2.6. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xây dựng các chính sách giảm nghèo....83

4.3. Kết quả đạt tiêu chí kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình

Liêu, tỉnh Quảng Ninh....................................................................................88

4.3.1. Kết quả về giá trị kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành..........................................89

4.3.2. Kết quả phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản .....................92

4.3.3. Kết quả phát triển ngành công nghiệp nông thôn và xây dựng.......................97

4.3.4. Kết quả phát triển ngành thƣơng mại - dịch vụ .............................................98

4.3.5. Kết quả phát triển ngành du lịch ...................................................................100

4.3.6. Kết quả đạt tiêu chí kinh tế trong xây dựng nông thôn mới .........................102

4.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới

tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh .........................................................104

4.4.1. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về công tác tổ chức và thực hiện .........105

4.4.2. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về các chính sách và thể chế................106

4.4.3. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về yếu tố cơ sở vật chất phục vụ phát

triển kinh tế nông thôn .................................................................................107

4.4.4. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về yếu tố năng lực của chính quyền

địa phƣơng....................................................................................................108

4.4.5. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về yếu tố sự tham gia của ngƣời dân ...109

4.4.6. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về yếu tố môi trƣờng kinh doanh.........110

4.5. Kết quả phân tích ma trận SWOT....................................................................110

4.6. Đánh giá chung về kết quả phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới

của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh .......................................................114

4.6.1. Những thành tựu đạt đƣợc.............................................................................114

4.6.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân .............................................................115

vi

Chƣơng 5: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH

QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 .....................119

5.1. Quan điểm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình

Liêu, tỉnh Quảng Ninh..................................................................................119

5.2. Định hƣớng phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình

Liêu, tỉnh Quảng Ninh..................................................................................120

5.2.1. Căn cứ định hƣớng........................................................................................120

5.2.2. Những chỉ tiêu dự kiến..................................................................................121

5.2.3. Định hƣớng về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện

Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.........................................................................121

5.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở

huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh ..............................................................122

5.3.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế trong xây dựng nông

thôn mới .......................................................................................................122

5.3.2. Tiếp tục phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp .........................125

5.3.3. Ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.........126

5.3.4. Hỗ trợ sản xuất ..............................................................................................127

5.3.5. Đầu tƣ công cho phát triển kinh tế ................................................................128

5.3.6. Một số giải pháp khác ...................................................................................129

KẾT LUẬN............................................................................................................134

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.....................................................136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................137

PHỤ LỤC...............................................................................................................146

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt

CNH Công nghiệp hóa

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GDP Tổng sẩn phẩm trong nƣớc

GTĐB Giao thông đƣờng bộ

GTVT Giao thông vận tải

HĐH Hiện đại hóa

HĐND Hội đồng nhân dân

KCHT Kết cấu hạ tầng

KH & CN Khoa học và công nghệ

KTXH Kinh tế xã hội

MTQG Mục tiêu quốc gia

NN Nông nghiệp

NT Nông thôn

NLTC Nguồn lực tài chính

NLTS Nông lâm thủy sản

NQ Nghị quyết

NSĐP Ngân sách địa phƣơng

NSNN Ngân sách Nhà nƣớc

NSTW Ngân sách trung ƣơng

NSX Ngân sách xã

NHTM Ngân hàng thƣơng mại

PTNT Phát triển nông thôn

TDMN Trung du miền núi

TPCP Trái phiếu Chính phủ

TW Trung ƣơng

UBND Ủy ban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản

XDNTM Xây dựng Nông thôn mới

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020......20

Bảng 3.1. Phân bổ số lƣợng mẫu điều tra............................................................50

Bảng 3.2. Thang đo quãng Likert đo lƣờng mức độ đồng ý................................51

Bảng 3.3. Tổng hợp các biến ...............................................................................52

Bảng 3.4. Kết quả phân tích đặc điểm đối tƣợng khảo sát ..................................52

Bảng 4.1. Kết quả quy hoạch phát triển kinh tế theo tiêu chí nông thôn mới .....67

Bảng 4.2. Số doanh nghiệp trên địa bàn huyện năm 2019 ..................................70

Bảng 4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình tổ chức sản xuất

lúa bao thai trên địa bàn huyện Bình Liêu ..........................................71

Bảng 4.4. So sánh hiện trạng phát triển nông nghiệp Bình Liêu với bộ tiêu

chí phát triển nông nghiệp hiện đại .....................................................77

Bảng 4.5. Tổng hợp sản phẩm thuộc chƣơng trình OCOP..................................80

Bảng 4.6. Số km kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa.................................................82

Bảng 4.7. Hệ thống đƣờng giao thông huyện Bình Liêu theo tiêu chí NTM ......82

Bảng 4.8. Cơ cấu lao động huyện Bình Liêu giai đoạn năm 2015 - 2020...........84

Bảng 4.9. Kết quả giảm nghèo năm 2019 của huyện Bình Liêu .........................86

Bảng 4.10. Giá trị sản xuất giai đoạn 2015 - 2019 (Giá so sánh 2010).................89

Bảng 4.11. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2015 - 2019 (Giá so sánh 2010).....90

Bảng 4.12. Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành huyện Bình Liêu (2015 - 2019) .......91

Bảng 4.13. Kết quả phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản .........92

Bảng 4.14. Sản lƣợng lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2015 - 2019 ..........................93

Bảng 4.15. Sản lƣợng ngành chăn nuôi giai đoạn 2015 - 2019.............................95

Bảng 4.16. Giá trị ngành công nghiệp và xây dựng ..............................................97

Bảng 4.17. Giá trị ngành thƣơng mại và dịch vụ...................................................98

Bảng 4.18. Kết quả phát triển ngành du lịch .......................................................100

Bảng 4.19. Kết quả xây dựng NTM của huyện Bình Liêu giai đoạn năm 2015 - 2019......102

Bảng 4.20. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về công tác tổ chức và thực hiện......105

Bảng 4.21. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về các chính sách và thể chế ....106

Bảng 4.22. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về yếu tố cơ sở vật chất phục

vụ phát triển kinh tế nông thôn..........................................................107

ix

Bảng 4.23. Đánh giá của đối tƣợng nghiên cứu về yếu tố năng lực của chính

quyền địa phƣơng..............................................................................108

Bảng 4.24. Đánh giá của đối tƣợng điều tra về yếu tố sự tham gia của ngƣời dân....109

Bảng 4.25. Đánh giá của đối tƣợng điều tra về yếu tố môi trƣờng kinh doanh ..110

Bảng 4.26. Tóm tắt kết quả phân tích SWOT nghiên cứu phát triển kinh tế

nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới tại Bình Liêu ..................111

x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích về phát triển kinh tế trong xây dựng nông

thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh ................................47

Biểu đồ 4.1. Thu nhập bình quân đầu ngƣời huyện Bình Liêu giai đoạn

2016 - 2020 .......................................................................................85

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn huyện Bình Liêu ..............104

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lý luận và thực tiễn cho thấy rằng tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia thƣờng

đi liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Trong quá trình

đó, phát triển kinh tế đƣợc xem là lĩnh vực tiên phong của quá trình đổi mới và trụ

đỡ trong các giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế. Với mục tiêu để phát triển kinh

tế trở thành một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 10

năm 2010 - 2020, bắt đầu từ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH

Trung ƣơng Đảng, thực hiện mục tiêu xây dựng nông nghiệp, nông thôn cùng với

cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp cùng phát

triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch với yêu cầu cụ thể: Xây

dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và

các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công

nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn

hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống

chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [2]. Theo đó, phát

triển kinh tế là một nội dung chủ yếu của quá trình thực hiện chƣơng trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới và là chủ trƣơng, hƣớng đi đúng đắn, phù hợp

nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng nhƣ nâng cao đời sống của ngƣời dân ở khu

vực nông thôn. Bên cạnh đó, một trong những định hƣớng lớn để sớm đạt đƣợc mục

tiêu nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại đƣợc nêu trong

Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng là phát triển kinh tế gắn với xây

dựng nông thôn mới. Tiếp theo đó, Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XII đã tiếp tục

nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua cơ cấu lại nông nghiệp

gắn với xây dựng NTM, trong đó tập trung thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong

sản xuất; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; đẩy mạnh công

nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; có chính sách phù hợp để

phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc

gia, lợi thế địa phƣơng và các đặc sản vùng, miền [7].

2

Bình Liêu là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh có 7 đơn vị hành chính.

Trong đó, có 6 xã và 1 thị trấn với 05/06 xã biên giới, đa phần các xã nằm trong vùng

khó khăn. Trong những năm qua, huyện Bình Liêu đã phát huy những thế mạnh, lợi

thế của huyện để tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng

và an sinh xã hội của nhân dân. Do đó, kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng

trƣởng bình quân đạt 13,5%/ năm, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch tích

cực, thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn năm 2020 ƣớc đạt khoảng

37,53 triệu đồng (tăng bình quân 9,76%/năm và 59,3% so với giai đoạn năm 2011 -

2015) [87]. Bên cạnh đó, nông nghiệp của huyện có bƣớc phát triển gắn với Chƣơng

trình Nông thôn mới với giá trị sản xuất năm 2020 ƣớc đạt 402 tỷ đồng, tăng 38,97%

so với năm 2015 với mức tăng bình quân 6,8%/ năm. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch

đúng hƣớng, hình thành một số vùng sản xuất tập trung cũng nhƣ phát triển một số

mô hình liên kết sản xuất với sản phẩm chủ lực miến dong Bình Liêu cũng nhƣ áp

dụng Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đó, chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới đƣợc đặc biệt quan tâm chỉ

đạo đổi mới cả về nội dung và hình thức theo hƣớng cụ thể, phù hợp. Các công trình

hạ tầng nông thôn thiết yếu cùng nhiều công trình quan trọng đƣờng, trƣờng, trạm

và các công trình vệ sinh môi trƣờng nông thôn đƣợc xây dựng, góp phần phát triển

kinh tế - xã hội, giảm nghèo, từ đó làm cho thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần

của ngƣời dân trong huyện đƣợc nâng cao. Kết quả cụ thể đã cho thấy các xã đều

tăng từ 07 - 15 tiêu chí so với năm 2011 (năm đầu tiên thực hiện chƣơng trình xây

dựng nông thôn mới), dự kiến hết năm 2020, có 05/06 xã đạt chuẩn Nông thôn mới

với bình quân các xã đạt 17/20 tiêu chí, 48/53 chỉ tiêu, đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra

của giai đoạn 2015 - 2020. Tuy vậy, năm 2020 đƣợc coi là năm tăng tốc thực hiện

các mục tiêu chiến lƣợc xây dựng NTM, phấn đấu tăng thêm 02 xã đạt xây dựng

nông thôn mới, xã Hoành Mô, xã Húc Động phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

nâng cao, thì huyện Bình Liêu cũng nhƣ các địa phƣơng trong cả nƣớc lại gánh chịu

hậu quả của dịch COVID-19, do đó việc tập trung dành nguồn lực vào xây dựng

nông thôn mới gặp nhiều khó khăn.

Trƣớc những thành tựu và hạn chế đạt đƣợc trong thời gian vừa qua cho thấy

phát triển kinh tế trong xây dựng NTM vẫn gặp phải một số tồn tại. Cụ thể nhƣ việc

3

thực hiện lồng ghép chƣơng trình MTQG xây dựng Nông thôn mới với các chƣơng

trình mục tiêu khác hiệu quả chƣa cao do đầu tƣ dàn trải, kết cấu hạ tầng ở khu vực

nông thôn đầu tƣ còn mang tính chắp vá. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí trong quá

trình thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM còn hạn hẹp, trong khi khối lƣợng công

việc trong quá trình xây dựng nông thôn mới còn rất nhiều trong khi nguồn nhân lực

của huyện còn hạn chế về trình độ. Cùng với đó, quy mô diện tích lớn, dân cƣ thƣa

thớt, doanh nghiệp lớn không nhiều, vốn ngân sách hạn hẹp thậm chí sự phối hợp

giữa ngƣời dân và các cơ quan, đơn vị chƣa đƣợc chặt chẽ... Ngoài ra, công tác quy

hoạch xây dựng NTM trong đó có quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chƣa đạt

yêu cầu, chậm tiến độ, chất lƣợng không cao; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi

mới hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém,

còn nhiều khó khăn cả về đầu tƣ và hiệu quả khai thác, lĩnh vực công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm chƣa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và cơ cấu lao động ở nông thôn. Cũng nhƣ, vấn đề việc làm và thu nhập của

ngƣời dân nông thôn đã và đang đặt ra những thách thức cho sự bền vững trong

phát triển kinh tế nông thôn. Đó là những trở ngại khó khăn trong quá trình xây

dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu.

Xuất phát từ thực tế quá trình phát triển kinh tế trong xây dựng NTM tại

huyện Bình Liêu. Nhận thấy những vấn đề khó khăn cần khắc phục, vì vậy, tác giả

lựa chọn hƣớng nghiên cứu “Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở

huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chính

Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu phân tích thực trạng phát triển kinh tế

trong xây dựng NTM tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, đề xuất một số

giải pháp nhằm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu,

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng đƣợc khung lý thuyết về phát triển kinh tế trong xây dựng NTM;

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trong xây dựng NTM ở

huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2019;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!