Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HOÀNG MẠNH PHÚ
Kinh tÕ n«ng th«n ph¸t triÓn bÒn v÷ng
ë c¸c huyÖn phÝa t©y cña thµnh phè Hµ Néi
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN MINH QUANG
2. PGS.TS. NGÔ TUẤN NGHĨA
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Mạnh Phú
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN KINH TẾ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến kinh tế nông thôn
phát triển bền vững 12
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề đặt ra 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ NÔNG
THÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 24
2.1. Kinh tế nông thôn phát triển bền vững và tầm quan trọng của nó đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội 24
2.2. Nội dung bảo đảm và những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn
phát triển bền vững 39
2.3. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước về bảo đảm
kinh tế nông thôn phát triển bền vững 54
Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÁC HUYỆN PHÍA TÂY CỦA THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 67
3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn phát
triển bền vững ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội 67
3.2. Tình hình kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía Tây
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2015 80
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM
KINH TẾ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở CÁC
HUYỆN PHÍA TÂY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN
NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 114
4.1. Những phương hướng nhằm bảo đảm kinh tế nông thôn phát triển bền
vững ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội 114
4.2. Giải pháp nhằm bảo đảm kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các
huyện phía Tây của thành phố Hà Nội đến năm 2025 và những năm
tiếp theo 126
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 159
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN
APSC : Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN
ARO : Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp
ASCC : Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
FAO : Tổ chức Nông lương thế giới
FELDA : Cơ quan phát triển đất đai
FTA : Hiệp định thương mại tự do
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTNT : Giao thông nông thôn
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KH - CN : Khoa học công nghệ
LLSX : Lực lượng sản xuất
Nxb : Nhà xuất bản
NICs : Nhóm các nước công nghiệp mới
NTM : Nông thôn mới
QHSX : Quan hệ sản xuất
SARD : Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
R&D : Nghiên cứu và phát triển
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
UBND : Ủy ban nhân dân
UNCED : Hội nghị thưởng đỉnh trái đất
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Trang
Bảng 2.1: Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành ở Việt Nam 33
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ gia đình nông thôn ở
Việt Nam 34
Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2015 70
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng theo vùng các huyện, thị xã trực thuộc
thành phố Hà Nội 71
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2010 - 2015 71
Bảng 3.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính đến
31/12/2015 của các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội 73
Bảng 3.5: Số người trong độ tuổi lao động chia theo ngành nghề
tại các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội tính đến hết
31/12/2015 74
Bảng 3.6: Kết quả giải quyết việc làm tại các huyện phía Tây của
thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2015 85
Bảng 3.7: Tổng hợp số liệu kinh tế Khu, Cụm công nghiệp các
huyện phía Tây của thành phố Hà Nội đến tháng 6/2016 86
Bảng 3.8: Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới
tại các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội 91
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong toàn vùng giai
đoạn 2005 - 2015 72
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại các huyện phía Tây
của thành phố Hà Nội 79
Biểu đồ 3.3: Kết quả đào tạo nghề tại các huyện phía Tây của thành
phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2015 84
Biểu đồ 3.4: Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất tại các huyện
phía Tây của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015 100
Hình 2.1: Sơ đồ phát triển bền vững 28
Hình 2.2: Nội hàm phát triển bền vững kinh tế nông thôn 31
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế nông thôn là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nước ta. Trong
đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương ưu
tiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, coi đó là nhiệm vụ hàng
đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiến trình đổi mới kinh
tế trong nông nghiệp đã tạo ra những điều kiện căn bản phát triển, không chỉ riêng
lĩnh vực nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, địa bàn chiến
lược chiếm tỷ trọng lớn và rộng khắp các vùng miền trong cả nước. Kinh tế nông
thôn phát triển góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông thôn thông qua các
hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Đồng thời, quá trình đó còn thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ: sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ sản xuất
nông nghiệp như thương mại, dịch vụ, du lịch… góp phần phát triển kinh tế - xã hội
ở nông thôn, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn.
Kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực góp phần ổn định kinh tế -
xã hội đất nước, tạo đà vững chắc để chuyển sang bước phát triển mới.
Đối với thành phố Hà Nội, kinh tế nông thôn có bước phát triển khá, trong
đó ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2010-2015 là 2,4%/năm
[122]. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển. Cùng với phong trào xây
dựng nông thôn mới được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, làm cho kinh tế
nông thôn các huyện ngoại thành có bước phát triển vượt bậc.
Cùng với đà phát triển chung của Hà Nội, kinh tế nông thôn các huyện phía
Tây của Thủ đô, vùng văn hóa Xứ Đoài (của tỉnh Hà Tây cũ) những năm qua đã đạt
được những thành tựu lớn, có bước tiến nhanh về số lượng, chất lượng và hình thức
tổ chức sản xuất cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các huyện này đã cung cấp
nhiều nông sản hàng hoá cho thành phố và các địa phương khác; kết cấu hạ tầng
2
trong nông nghiệp, nông thôn được chú ý đầu tư; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ phát triển đa dạng với mức độ khá; nhiều nguồn lực như sức lao động,
đất đai, trí tuệ, vốn và kinh nghiệm, được huy động vào phát triển làm thay đổi bộ
mặt kinh tế - xã hội nông thôn.
Sau một thời gian dài chủ yếu phát triển theo chiều rộng với tiềm năng sẵn
có tại địa phương. Kinh tế nông thôn ở các huyện phía Tây thành phố Hà Nội đang
bộc lộ nhiều bất cập, thiếu bền vững, biểu hiện trên nhiều phương diện như: Công
nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp vẫn là sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún, sức cạnh tranh thấp; ứng dụng khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực còn hạn chế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn còn chậm và
thiếu quy hoạch; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém; môi trường ô nhiễm
nặng; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế; đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản bị san lấp, ô nhiễm trầm
trọng… các loại dịch bệnh thường xuyên xẩy ra. Nhiều hình thức tổ chức sản xuất
không phù hợp, khả năng liên kết kém bền vững… Trong khi đó nhiều tiềm năng
sẵn có chưa được đánh thức gây lãng phí, cản trở quá trình phát triển.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,
các huyện khu vực phía Tây của thành phố Hà Nội đa số nằm trong vùng vành đai
xanh và sinh thái Thành phố.
Từ đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là: Làm thế nào để kinh tế nông thôn ở các
huyện phía tây của thành phố Hà Nội được ổn định, phát triển theo hướng bền vững
theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương (khoá X) về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Điều đó đòi hỏi phải có
tầm tư duy mới bao quát, toàn diện vừa phù hợp và bước đột phá về chính sách để
giải quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa kinh tế nông thôn phát triển kết
hợp truyền thống với hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng kinh tế nông thôn phát
triển bền vững.
Từ cách tiếp cận đó, vấn đề: "Kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các
huyện phía tây của thành phố Hà Nội", được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của
luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị này.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế nông
thôn phát triển bền vững, luận án đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn ở các huyện
phía Tây của thành phố Hà Nội những năm của thời kỳ đổi mới từ (2005-2015). Từ
đó, tìm giải pháp tiếp tục bảo đảm cho kinh thế nông thôn phát triển bền vững trong
thời gian tới dưới góc độ kinh tế chính trị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế nông thôn phát triển bền vững trong bối
cảnh hiện nay (hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)).
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế về kinh tế nông
thôn phát triển bền vững.
- Phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở
các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội trong thời gian qua (2005-2015). Đặc biệt
từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với thành phố Hà Nội (01/8/2008).
- Đề xuất phương hướng và giải pháp bảo đảm kinh tế nông thôn phát triển
bền vững ở các huyện phía tây của thành phố Hà Nội đến năm 2025 và những năm
tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống hợp những ngành kinh tế trong
khu vực nông thôn (xét cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ chế chính
sách và bộ máy quản lý) trên địa bàn các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tổng thể các huyện phía Tây của
thành phố Hà Nội gồm các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai,
Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội
trước đây thuộc tỉnh Sơn Tây cũ). Các huyện này có các điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội, văn hóa gắn kết tương đồng. Có nhiều điểm khác biệt với các huyện phía
Nam và phía Bắc của thành phố Hà Nội.
4
Thị xã Sơn Tây được coi là một huyện của địa bàn để nghiên cứu vì cùng nằm
trong vùng Văn hóa Xứ Đoài với kinh tế nông nghiệp truyền thống là chủ yếu. Trong
phát triển kinh tế nông thôn của vùng, Thị xã Sơn Tây được coi là trung tâm gắn kết
các hoạt động kinh tế với thương mại và du lịch tâm linh, sinh thái của vùng...).
- Về thời gian: Số liệu thu thập được từ các tài liệu chính thống đã được công
bố chủ yếu trong khoảng thời gian 2005-2015. Số liệu khảo sát điều tra năm 2015
trong đó một số tài liệu nghiên cứu cả giai đoạn 2005-2015 để chứng minh cho vấn
đề nghiên cứu.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế nông thôn. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc
các kết quả nghiên cứu đã công bố về kinh tế nông thôn phát triển bền vững của các
nhà khoa học và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các
huyện phía Tây của thành phố Hà Nội trong từ năm 2010-2015; quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030...
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học
kinh tế chính trị như: Trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, lôgíc kết hợp
với lịch sử, thống kê, quy nạp, tổng kết thực tiễn mô hình hóa để giải quyết các vấn
đề đặt ra trong nghiên cứu Luận án. Những phương pháp cụ thể này được áp dụng
phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. Cụ thể:
Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh giá
tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên
cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu.
5
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp quy nạp - diễn giải, hệ thống hoá
để xây dựng khung lý thuyết về kinh tế nông thôn phát triển bền vững và khái quát
một số bài học kinh nghiệm gắn với nội dung luận án.
Chương 3: Luận án tiếp cận phương pháp duy vật lịch sử, logic về kinh tế
nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía tây của thành phố Hà Nội. Đồng
thời bám sát phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích đối tượng nghiên
cứu từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được, những khó khăn, bất cập bảo đảm kinh tế
nông thôn phát triển bền vững. Các phương pháp: thống kê, phân tích tổng hợp, mô
hình hóa, cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương này. Đồng thời sử
dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh họa kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá và quy nạp, đồng
thời phân tích tổng hợp để chỉ ra phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm
tiếp tục bảo đảm kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía tây của
thành phố Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về kinh tế nông thôn phát triển bền vững theo địa
giới hành chính cấp vùng, đặt trong tổng thể chương trình phát triển kinh tế nông
thôn của thành phố Hà Nội trong thời kỳ xây dựng Nông thôn mới, hội nhập và hiện
đại hóa.
- Phân tích, mô tả và đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn theo tiêu chí phát
triển bền vững ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội theo không gian vùng
kinh tế trong những năm qua.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp có tính khả thi, tương ứng với điều
kiện ở các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội để đảm bảo kinh tế nông thôn phát
triển bền vững phù hợp với xu hướng phát triển mới của Thủ đô trong thời gian tới
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết phát triển kinh tế nông thôn
- "The Saemaul Undong: South Korea's Rural Development Miracle in
Historical Perspective" (Phong trào Saemaul Undong: Bước phát triển thần kỳ của
nông thôn Hàn Quốc trong lịch sử) của Mike Douglass [137] đã chỉ rõ mô hình
Saemaul Undong Hàn Quốc là một mô hình phát triển nông thôn mới "nhằm biến
đổi cộng đồng Nông thôn cũ thành cộng đồng Nông thôn mới trong đó mọi người
làm việc và hợp tác với nhau để xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và
giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu hơn mạnh hơn".
Tinh thần của phong trào Saemaul Undong dựa trên 3 đặc điểm chính là Chăm chỉ -
Tự vượt khó khăn - Hợp tác, song song với đó là tăng đầu tư vào nông thôn, chính
phủ đặt mục tiêu làm thay đổi suy nghĩ thụ động và ỷ lại tồn tại ở phần lớn nhân dân
nông thôn. Tác giả phân tích đưa ra các bài học từ Saemaul Undong cho việc phát
triển kinh tế nông thôn bền vững. Đó là phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ nông
dân, sau đó là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống; phát triển sản xuất để
tăng thu nhập cho nông dân bằng việc tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng
chuyên canh, xây dựng hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi,
trồng rừng đa canh…; đào tạo cán bộ phát triển nông thôn theo tinh thần tự nguyện
và do dân bầu; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác
từ phát triển cộng đồng; phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức
mạnh toàn dân.
- "China's Inland Growth Gives Rural Laborers More Opportunities Near
Home" (Tăng trưởng kinh tế nội địa ở Trung Quốc và cơ hội việc làm tại chỗ cho
lao động nông thôn) của Jennifer Cheung [136] đã phân tích các khu vực kinh tế
nông thôn Trung Quốc đang trên đà phát triển trong khi các vùng duyên hải có xu
7
hướng bão hòa khiến cho lao động di cư của Trung Quốc có xu hướng tính đến
những cơ hội việc làm gần hơn. Ví dụ tỉnh Tứ Xuyên vốn được mệnh danh là nơi
xuất khẩu lao động nông thôn đã có tình trạng người lao động nông thôn làm việc ở
nhà ngày càng nhiều hơn. Năm 2012, đã có 10,9 triệu lao động nông thôn làm việc
ở trong tỉnh, tăng 23,7% so với năm trước và 10,1 triệu lao động nông thôn di cư
khỏi tỉnh, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Điều này đã trở thành một xu hướng mới của
người lao động, "ly nông bất ly hương". Với sự phát triển kinh tế của những khu
vực nông thôn Trung Quốc đã làm giảm đáng kể khoảng cách thu nhập của lao
động di cư với lao động làm việc gần nhà. Từ đó, các lao động nông thôn có nhiều
thời gian để chăm sóc gia đình của mình. Sự trở về của các lao động di cư cũng
khiến cho những người lao động ở lại các khu vực thành thị và các khu công nghiệp
có nhiều lợi thế hơn khi thương lượng về mức lương với những ông chủ sử dụng lao
động. Trong nửa đầu năm 2012, tiền lương công nhân nhập cư đã tăng 15%, nhanh
hơn so với lao động thành thị. Bài nghiên cứu chỉ rõ những người lao động đã từng
di cư cũng có thể thành lập các doanh nghiệp mới trên địa bàn nông thôn với các kỹ
năng và kinh nghiệm thu được từ nhiều năm làm việc tại các tỉnh ven biển. Đây là
triển vọng cho các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhưng
không làm gia tăng sức ép lên các đô thị lớn ở Trung Quốc.
- "Biến đổi thu nhập hộ gia đình trong phát triển kinh tế nông thôn ở Trung
Quốc" của Li Luping [46] đã chỉ ra những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp và
hệ thống an sinh của bốn khu vực nông thôn Trung Quốc. Kết quả cho thấy, trong
các yếu tố quan trọng giải thích cho sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình thì giáo
dục là yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập của các hộ gia đình. Thời
gian đi học của người dân càng tăng lên thì thu nhập bình quân đầu người của họ
càng tăng lên nhiều hơn. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thô đã tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp hơn cho các hộ gia đình ở nông thôn.
Đồng thời quá trình đô thị hóa lại hấp thụ một lượng lớn lao động nông thôn trong
lĩnh vực dịch vụ. Kết quả của phân tích những biến động thu nhập của hộ gia đình
nông thôn Trung Quốc cho thấy nông dân nghèo là những người có thu nhập bình
quân đầu người tăng nhiều nhất trong một thập kỷ qua. Như vậy có thể thấy quá
8
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn đã và đang cung cấp nhiều hơn những cơ
hội cho người nghèo thoát nghèo và tăng thu nhập bình quân đầu người cho họ. Vấn đề
đặt ra là ở chính những người nông dânvà các cấp chính quyền cơ sở, có quyết tâm và
năng động để tranh thủ những cơ hội phát triển kinh tế nông thôn hay không.
1.1.2. Nghiên cứu về nội dung và tính bền vững trong phát triển kinh tế
nông thôn
- "Sustainable development of the rural economy" (Phát triển bền vững kinh
tế nông thôn) của Sándor Magda, Róbert Magda and Sándor Marselek, Károly
Róbert College, Gyöngyös, Hungary [143] đã đưa ra bức tranh khái quát về nền
nông nghiệp Hungary - một nền nông nghiệp phát triển vào loại bậc nhất trong các
nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Những sản phẩm nông nghiệp của Hungary như
ngô, thịt gà, gan ngỗng, cá chép, táo v.v... không những nổi tiếng ở các nước xã hội
chủ nghĩa, mà còn cả trên thế giới. Đầu năm 1990, Hungary bắt đầu chuyển đổi mô
hình kinh tế của đất nước từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thực thụ. Trong nông nghiệp, hệ
thống nông trường quốc doanh và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bị xoá bỏ. Chính
phủ Hungary thực hiện chính sách tư hữu hoá đối với ruộng đất và tư nhân hoá hoạt
động sản xuất nông nghiệp gắn. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tìm kiếm các giải
pháp gắn phát triển nông nghiệp với các vấn đề về xã hội và môi trường. Nhờ đó,
nền nông nghiệp của Hungary ngày nay trở thành nền nông nghiệp phát triển bền
vững, sản xuất tập trung, qui mô lớn, với trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, các
sản phẩm do nền nông nghiệp Hungary tạo ra có đủ sức cạnh tranh với các sản
phẩm nông nghiệp của các nước trong cộng đồng châu Âu và thế giới. Bộ mặt của
nông thôn Hungary hiện đại hơn trước, thu nhập và đời sống của người nông dân
cũng cao hơn trước. Để có được những thành quả đó, Chính phủ Hungary đã có
những chính sách rất tốt, tạo ra động lực mạnh mẽ đối với nông nghiệp, nông thôn
và nông dân. Đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính
sách hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân và vai trò của Nhà nước đối
với việc phát triển khu vực rộng lớn này.
- "Sustainable Agriculture in Thailand - An Evaluation on the Sustainability
in Ethanol Production" (Nông nghiệp bền vững ở Thái Lan - Đánh giá về tính bền
9
vững trong sản xuất xăng sinh học) của Piyawan Suksri [142] đã đưa ra cái nhìn bao
quát về nông nghiệp Thái Lan. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Không những nó góp phần tăng trưởng
kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn bảo vệ môi trường
sinh thái hiệu quả. Thái Lan đã và đang triển khai, thực hiện tốt về chiến lược quy
hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nông
nghiệp. Đồng thời, Thái Lan cũng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và
thu được kết quả khả quan như: năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giải quyết
được việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo
vệ môi trường hiệu quả. Tác giả đề cập đến sự thành công của nông nghiệp Thái
Lan - đó là phát triển bền vững về khía cạnh môi trường. Nông dân đã đề ra phương
án sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Nghĩa là cây trồng được chăm sóc
bằng phân bón hữu cơ là chủ yếu, giảm phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Nông dân ở các vùng đã thành lập nhóm sản xuất phân hữu cơ nhằm tạo ra sản
phẩm phân bón chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường.
- "Country report Indonesia agricultural machinery testing development"
(Báo cáo quốc gia của Indonesia về mô hình phát triển nông nghiệp bền vững) của
Ministry of Agriculture, Indonesia [138] đã chỉ rõ Indonesia có truyền thống phát
triển nông nghiệp theo mô hình trang trại với tên gọi "aqua-terra". Trong mô hình
này, cây trồng vật nuôi được phát triển theo công nghệ sản xuất kết hợp giữa
phương pháp tăng vụ truyền thống và phương pháp thâm canh theo chiều sâu, đó là
phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng thị trường tiêu
thụ nông lâm thủy sản; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
và cơ cấu kinh tế nông thôn; chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện được mô hình này,
Indonesia đã tăng cường hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống giao
thông nông thôn, hệ thống thông tin và các dịch vụ xã hội khác để tăng cường đào
tạo nguồn nhân lực ở nông thôn. Bên cạnh việc thực hiện tốt về mặt kinh tế và xã
hội, Indonesia cũng đã quan tâm đến biện pháp chống suy thoái đất có hiệu quả và
10
bền vững tài nguyên sinh vật trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lý trên
từng loại địa hình. Thực tế cho thấy, sự phát triển nông nghiệp bền vững của
Indonesia đã giúp nước này đạt được sản lượng lúa 10 triệu tấn/năm. Để đạt được
thành tựu kể trên, chính phủ Indonesia đã thực hiện trợ cấp chuyển giao công nghệ
kỹ thuật phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, tăng vốn đầu tư và
nâng cao kiến thức chuyên môn và thông tin thị trường cho người nông dân. Trong
đó, việc sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp vừa đạt được năng suất cao
vừa hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí, làm giảm nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt
nguồn nước.
1.1.3. Nghiên cứu về mô hình và giải pháp phát triển bền vững kinh tế
nông thôn
- "Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững và
những bài học cho phát triển nông nghiệp ở Campuchia" của Serey Mardy và các
cộng sự [65, tr.13-17] đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển nông nghiệp bền vững, rút ra các bài học kinh nghiệm cho sự phát triển nông
nghiệp của Campuchia. Theo đó, để phát triển bền vững nông nghiệp Campuchia
cần có các biện pháp là hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của
Chính phủ; hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chỉ tiết cho từng địa
phương; nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở
nông thôn; nâng cao ý thức của người nông dân trong việc bảo vệ môi trường.
- "Left Behind to Farm? - Women's Labor Re-Allocation in Rural China"
(Tái cơ cấu lao động phụ nữ tại nông thôn Trung Quốc) của Ren Mu, Dominique
van de Walle [141] đã chỉ ra chuyển đổi việc làm và di cư lao động trong quá trình
phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc diễn ra rất mạnh mẽ song vấn đề tồn tại là
sự phân bổ lại lao động nông nghiệp truyền thống đối với phụ nữ nông thôn. Báo
cáo nghiên cứu ảnh hưởng bởi sự di cư của những người thân trong gia đình. Thực
tế cho thấy, những người phụ nữ ở lại nông thôn đang phải làm nhiều công việc
đồng ruộng hơn trước, và điều này diễn ra trong thời gian dài chứ không chỉ là tạm
thời đảm nhiệm. Trong khi đó, đối với những người đàn ông bị bỏ lại ở nông thôn
thì không gặp phải trường hợp này. Các chuyên gia kinh tế đã đặt câu hỏi về mô