Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên thời kì 1997-2010
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1740

Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên thời kì 1997-2010

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



ĐẶNG THỊ HUYỀN

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

THỜI KÌ 1997 – 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



ĐẶNG THỊ HUYỀN

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

THỜI KÌ 1997 – 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh

Thái Nguyên, năm 2013

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

đƣợc nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết quả và thông tin trong

luận văn là do tác giả thu thập từ các tài liệu thứ cấp và điều tra thực tế. Mọi sự

giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích

dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Huyền

Xác nhận của BCN khoa Lịch sử Xác nhận của GV hƣớng dẫn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy

hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Xuân Minh - ngƣời thầy đã nêu ý tƣởng và

tận tâm hƣớng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này.

Cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Sau Đại học, khoa Lịch sử trƣờng Đại

học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác

giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm học

liệu – Đại học Thái Nguyên....đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong

quá trình thu thập tài liệu hoàn thành Luận văn.

Cuối cùng, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn

bè đã động viên, khuyến khích tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành

Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013

Tác giả

Đặng Thị Huyền

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii

MỤC LỤC............................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU................................................................................ vi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................... 7

4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.................................................. 7

5. Đóng góp của Luận văn ............................................................................... 8

6. Bố cục của Luận văn .................................................................................... 8

NỘI DUNG..............................................................................................................................9

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

TRƢỚC NĂM 1997.............................................................................................9

1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 9

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên........................................................ 9

1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội................................................................... 14

1.2. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên qua các thời kì trƣớc năm 1997...... 21

1.2.1. Trong thời kì 1954 – 1965................................................................ 21

1.2.2. Trong thời kì 1965 – 1975................................................................ 31

1.2.3. Trong 10 năm đầu cả nƣớc cùng đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986)

........................................................................................................................ 38

1.2.4. Trong 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc 1986 –

1996................................................................................................................ 44

iv

Chƣơng 2:KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ

1997 – 2010......................................................................................................... 51

2.1. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu thực hiện

đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 1997 – 2000................... 51

2.2. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc (2001 – 2005).......................................... 59

2.3. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì tiếp tục đẩy mạnh

CNH – HĐH (2006 – 2010)........................................................................... 74

Chƣơng 3: VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI

NGUYÊN............................................................................................................ 94

3.1. Vị trí của kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên........................................... 94

3.2. Vai trò của kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên...................................... 100

3.2.1. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho xã hội . 100

3.2.2. Nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp........................ 102

3.2.3. Ngành Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, góp phần

xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân trong tỉnh ............................................. 105

3.2.4. Nông nghiệp cung cấp nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế ............ 108

3.2.5. Nông nghiệp có vai trò giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi

trƣờng ........................................................................................................... 109

KẾT LUẬN ........................................................................................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................117

PHỤ LỤC............................................................................................................................127

v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết Là: Đọc Là:

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNXH Chủ nghĩa xã hội

DN Doanh nghiệp

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND Ủy ban nhân dân

VAC Vƣờn ao chuồng

ViêtGAP Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản

xuất Nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi của Việt Nam

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Trang

Bảng 1.1: Tỉ lệ các thành phần dân tộc ở Thái Nguyên năm 2010.................................. 17

Bảng 1.2: Năng suất lúa của một số huyện, thành trên địa bàn Thái Nguyên năm

1970 so với các năm 1968, 1969....................................................................... 35

Bảng 1.3: Diện tích và sản lƣợng các loại cây lƣơng thực của các huyện, thành phố

trên địa bàn Thái Nguyên năm 1984 ................................................................ 43

Bảng 1.4: Sự tăng trƣởng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm

1987 – 1990......................................................................................................... 47

Bảng 1.5: Sản lƣợng nông nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trong các năm

1994 – 1996....................................................................................................... 48

Bảng 1.6: Sự tăng trƣởng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm

1992 – 1996......................................................................................................... 49

Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Thái Nguyên

từ 2002 – 2005 .................................................................................................... 62

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2002 – 2005....................................................................................................... 64

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cây lâu năm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2005: . 65

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Theo giá so sánh năm 1994) tỉnh Thái

Nguyên từ 2002 – 2005...................................................................................... 66

Bảng 2.5: Diện tích và sản lƣợng thủy sản chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên từ năm

2002 – 2005......................................................................................................... 67

Bảng 2.6: Cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp

tỉnh Thái Nguyên tƣ 2002 – 2005..................................................................... 68

Bảng 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp giai đoạn 2002 – 2005 ........ 69

vii

Bảng 2.8: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Thái Nguyên

từ năm 2006 – 2010............................................................................................ 76

Bảng 2.9 : Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2006– 2010 ........................................................................................................ 77

Bảng 2.10. Diện tích, sản lƣợng trồng cây lâu năm tỉnh Thái Nguyên từ năm

2007 – 2010....................................................................................................... 78

Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 – 2010

(Theo giá so sánh năm 1994)............................................................................ 79

Bảng 2.12 : Sản lƣợng chè búp tƣơi phân theo Huyện, Thành phố, Thị xã tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 1998 – 2010......................................................................... 82

Bảng 2.13 : Sản lƣợng gia súc, gia cầm tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010........... 84

Bảng 2.14 : Diện tích và sản lƣợng thủy sản chủ yếu tỉnh Thái Nguyên từ

năm 2007 – 2010.............................................................................................. 87

Bảng 2.15: Cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010 ............................................................ 87

Bảng 2.16 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2007 – 2010......................................................................................................... 88

Bảng 2.17: Số tổ hợp tác toàn tỉnh tính từ năm 2007 – 2010........................................... 89

Bảng 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2005............. 97

Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010............. 99

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

C. Mác là ngƣời đầu tiên đƣa ra định nghĩa khoa học về vị trí của kinh

tế trong sự phát triển của xã hội. Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất

hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, thành cơ sở hiện thực trên đó xây dựng

lên một kiến trúc thượng tầng pháp lí và chính trị và thích ứng với kiến trúc

thượng tầng ấy là những hình thức nhất định của ý thức xã hội” [28;tr.6-7].

Kinh tế là cơ sở của mọi quan hệ xã hội và giữ vai trò quyết định trong

sự phát triển xã hội. Bằng chính sách kinh tế, Nhà nƣớc sẽ điều tiết nền sản

xuất vật chất – cơ sở phát triển xã hội. Qua đó xác định triển vọng và nhịp độ

phát triển của xã hội. Ở mọi thời kì lịch sử, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề đƣợc

quan tâm, chú trọng vì nó không chỉ liên quan mà còn ảnh hƣởng trực tiếp

đến tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục... của một quốc

gia. Kinh tế là vấn đề quyết định hàng đầu sự sinh tồn và phát triển của mỗi

quốc gia. Xác định đúng đắn tình hình kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu

để mỗi quốc gia lựa chọn con đƣờng phát triển của đất nƣớc cho phù hợp.

Lênin đã từng nói: “Những cỗi rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng

như đối ngoại của Nhà nước chúng ta đều do những lợi ích kinh tế, địa vị

kinh tế của các giai cấp thống trị ở nước ta quyết định” [75;tr.403-404].

Tình hình kinh tế là sự phản ánh rõ nét quá trình phát triển của mỗi thời

kì lịch sử. Nói cách khác, sự tiến bộ của đất nƣớc trong một giai đoạn nào đó

thƣờng đƣợc đánh giá trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã

hội. Trong đó, kinh tế địa phƣơng góp phần không nhỏ vào sự phát triển

chung của kinh tế quốc gia. Chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế ở Việt

Nam trong những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng, nên việc đầu tƣ phát

triển kinh tế địa phƣơng đƣợc Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, lâu

dài và tất yếu trên con đƣờng xây dựng phát triển đất nƣớc. Kinh tế trung

ƣơng và kinh tế địa phƣơng hợp thành cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh của

nền kinh tế XHCN. Kinh tế địa phƣơng bao gồm: kinh tế nông nghiệp, công

2

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thƣơng mại, lƣu thông phân

phối ở các địa phƣơng và là một bộ phận không thể tách rời của cơ cấu

kinh tế cả nƣớc. Vì vậy, việc đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng rất quan

trọng, không chỉ có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn là chiến lƣợc lâu dài để củng

cố tiềm lực kinh tế địa phƣơng; đồng thời góp phần vào sự phát triển chung

của đất nƣớc.

Đƣợc xác định là ngành kinh tế trọng điểm của Thái Nguyên với 75%

dân số sống bằng nông nghiệp, trong những năm qua, ngành Nông nghiệp đã

đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cƣờng áp dụng các

biện pháp khoa học – kĩ thuật vào sản xuất kết hợp với phát huy tối đa thế

mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của tỉnh. Nhờ đó, ngành Nông nghiệp

Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của phần lớn hộ nông

dân trên địa bàn.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đƣờng lối đổi

mới, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trên con đƣờng đổi mới toàn diện

và sâu sắc ở nƣớc ta; đặc biệt là sự đổi mới về quan điểm kinh tế. Tƣ duy mới

về kinh tế mà Đại hội VI đƣa ra chính là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa

Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, phù hợp với quy luật và trình

độ phát triển của nền kinh tế ở mỗi thời kì.

Những năm tiếp theo, trƣớc những thành tựu và khó khăn về kinh tế -

xã hội của đất nƣớc, Đảng ta lại tiếp tục đƣa ra các chiến lƣợc, mục tiêu phát

triển phù hợp. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong nghị quyết các kì Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh,

mới đây Phó Thủ tƣớng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã có văn bản số 217/TB￾VPCP chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung

ƣơng 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, tiếp tục phối

hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới

3

đồng bộ các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong

đó chú ý đến đặc thù vùng, miền, loại hình sản xuất để xây dựng cơ chế,

chính sách phù hợp, đảm bảo khả thi và hiệu quả. Cùng với đó, xác định lĩnh

vực, ngành, nghề ƣu tiên, khâu đột phá để tập trung đầu tƣ giải quyết, nhằm

khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của ngành Nông nghiệp cả nƣớc; xây dựng

mô hình cung cấp đầu vào cho ngành Nông nghiệp đảm bảo chất lƣợng hàng

hóa, giá cả phù hợp, kịp thời vụ để giúp nông dân yên tâm đầu tƣ phát triển

sản xuất.

Hòa chung sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nƣớc, tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng các Nghị quyết Trung ƣơng Đảng

nhƣ thế nào? Kinh tế nông nghiệp phát triển ra sao và chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, vật nuôi nhƣ thế nào? Tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu

gì? Những hạn chế, yếu kém nào cần đƣợc khắc phục. Nghiên cứu kinh tế

nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997 – 2010 không những

nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về sự phát triển nông nghiệp, mà còn làm

rõ tính đúng đắn của đƣờng lối đổi mới do Đảng đề ra; đồng thời rút ra những

bài học kinh nghiệm trong sự vận dụng và thực hiện đƣờng lối đổi mới của

Đảng bộ địa phƣơng.

Vì vậy, việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp trong thời kì công nghiệp

hóa - hiện đại hóa là việc làm cần thiết không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà

còn có giá trị thực tiễn. Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 1997 – 2010 còn góp phần bổ sung, cung cấp tƣ liệu cho việc

nghiên cứu, biên soạn Lịch sử địa phƣơng.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kinh tế Nông

nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1997- 2010” làm Luận văn Thạc sĩ

Sử học.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tình hình kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp cả nƣớc nói chung, ở

các địa phƣơng nói riêng, là một vấn đề đƣợc các nhà lãnh đạo cũng nhƣ giới

4

nghiên cứu ở Trung ƣơng và địa phƣơng quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều

hình thức và góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới

đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với tƣ duy mới, chúng ta đã thấy rõ hơn

vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển chung của kinh tế cả

nƣớc. Điều này thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, từ văn kiện các

Đại hội lần thứ III, IV, V, nhất là các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,

VIII và IX. Đáng chú ý, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có

nêu lên 2 nội dung rất quan trọng mang tính chất định hƣớng cho sự phát triển

là: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “Phương hướng

nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005”.

* Các bài viết, phát biểu của lãnh đạo có:

Lê Duẩn trong tác phẩm “Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ

nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh” – Nxb sự thật, Hà

Nội 1968 đã đề cập đến vị trí vai trò của kinh tế địa phƣơng trong sự phát

triển của kinh tế đất nƣớc.

Trƣờng Chinh trong tác phẩm “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất

nước và của thời đại” – Nxb Sự thật, Hà Nội 1987, khi phân tích chủ trƣơng

của Đảng đề ra tại các Đại hội IV, V, trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn

và những thành tựu đạt đƣợc đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, nguyên

nhân của nó, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải đổi mới, nhất là đổi mới tƣ duy

kinh tế.

Nguyễn Văn Linh trong tác phẩm “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên

mọi lĩnh vực hoạt động” – Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987; Nguyễn Trí Dĩnh,

trong sách “Lịch sử kinh tế quốc dân”, Tập II – Nxb Giáo dục 1994, đã đề cập

đến vấn đề kinh tế, chủ trƣơng đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc trong

thời kì đổi mới.

* Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học:

Đoàn Trọng Truyến với bài viết “Những vấn đề kinh tế của Việt Nam

bước vào kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)” trong cuốn “Những vấn đề kinh tế

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!