Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế nông nghiệp thành phố đà nẵng (1997-2017)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ HUỆ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(1997 – 2017)
Chuyên nghành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯU TRANG
Phản biện 1: TS. Trương Anh Thuận
Phản biện 2: PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Lịch sử Việt Nam họp tại Đại học Sư
phạm vào ngày 04 tháng 8 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong
vùng Nam Trung Bộ Việt Nam; là trung tâm kinh tế, tài chính, chính
trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công
nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả
nước; đơn vị hành chính có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và
quốc phòng - an ninh, đầu mối giao thông quan trọng về đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; thành phố có nhiều
cảnh quan thiên nhiên đẹp vào loại bậc nhất thế giới: bãi biển, núi
non kỳ vĩ... Từ những tiềm năng, vị thế đó, lãnh đạo thành phố sớm
có chiến lược thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm khai thác
hết tiềm năng của Đà Nẵng, sớm đưa thành phố trở thành đơn vị đầu
tàu về kinh tế, du lịch, hệ thống truyền thông trong khu vực, cả nước
và trên thế giới.
Đà Nẵng có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công
nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó
dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành
phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch
vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Sau 20 năm kể từ khi chia tách giữa thành phố Đà Nẵng với
Quảng Nam, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (từ 1997 đến
2017), Đà Nẵng đã nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của các cấp
và Nhà nước. Thấy rõ nhất ở các quyết nghị, dự án mang tầm vĩ mô
tạo vị thế, điều kiện thuận lợi nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho
thành phố.
2
Về ngành nông nghiệp, các cấp chính quyền thành phố xác
định: Ngành nông nghiệp thành phố phát triển theo hướng nông
nghiệp đô thị để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Ngành nông nghiệp vốn là một ngành quan trọng: tạo ra sản
phẩm thiết yếu nhất để nuôi sống con người. Hoạt động nông nghiệp
phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan, chủ yếu là đất đai và điều
kiện tự nhiên. Xét tổng thể của địa phương, về điều kiện khách quan
và chủ quan đang trở thành vấn đề thách thức của ngành nông
nghiệp.
Tuy nhiên, xác định ngành nông nghiệp rất quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sản xuất hàng hóa xuất
khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường,
các cấp lãnh đạo thành phố đã huy động mọi nguồn lực, tập trung ra
sức thực hiện nhiều nhóm giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực: trồng
trọt, chăn nuôi, thủy lợi, thủy sản, phát triển rừng... để giữ vị trí
ngành kinh tế quan trọng trong chuỗi phát triển kinh tế có tầm trong
khu vực miền Trung – Tây Nguyên, cả nước và thế giới.
Qua 20 năm nhìn lại, tuy mỗi giai đoạn phát triển có những
khó khăn nhất định, nhưng những thành tựu đạt được là rất lớn. Giá
trị sản xuất của ngành luôn duy trì tăng trưởng ở mức từ 3-4%/năm,
tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của thành phố
chuyển dịch theo hướng tích cực; trình độ lực lượng sản xuất ngành
ngày càng cao, quan hệ sản xuất từng bước phù hợp, nhiều cơ chế,
chính sách được ban hành đã góp phần thúc đẩy và khai thác có hiệu
quả các nguồn lực xã hội; cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu, lĩnh
vực trong ngành mang lại lợi ích nhiều mặt; kết cấu hạ tầng kinh tế
vùng nông thôn, vùng biển, miền núi đã và đang đầu tư hoàn chỉnh;
3
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của cộng đồng nông dân nâng
lên, môi trường được bảo vệ... các thành quả đã khẳng định được vai
trò lãnh đạo các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng là đúng đắn,
phù hợp.
Do đó, việc nghiên cứu lịch sử phát triển của nông nghiệp
thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ 1997-2017 có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc, vừa nhằm đánh giá một cách khách quan những
thành tựu đạt được, chỉ ra những hạn chế và bước đầu đúc kết một số
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế
nông nghiệp của Đà Nẵng trong thời gian tới. Đây chính là lý do để
tôi chọn đề tài “Kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng (1997-
2017)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xung quanh đề tài kinh tế nông nghiệp từ trước đến nay có
nhiều công trình đã xuất bản thành sách, như:
+ Nửa thế kỉ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
(1945-1995) của Nguyễn Sinh Cúc - Nguyễn Văn Tiêm, NXB Nông
nghiệp 1996. Công trình nghiên cứu này đã trình bày khá chi tiết đường
lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển nông
nghiệp, nông thôn và kết quả đạt được ở giai đoạn 1945-1995. Đồng thời
nêu lên những triển vọng của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đến
năm 2000, 2010.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lí luận
và thực tiễn, của Lê Đình Thắng (CB), NXB Nông nghiệp, 1998.
Công trình nêu rõ cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế ở nông thôn, từ kinh
nghiệm các nước, tác giả trình bày thực trạng kinh tế ở Việt Nam, từ
4
đó nêu lên quan điểm, phương hướng, các giải pháp để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Việt Nam.
+ Gắn bó nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới của
Nguyễn Văn Tiêm, NXB Nông nghiệp, năm 2005. Sách tập hợp các
bài viết của tác giả về những vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trên phạm vi cả nước, có nghiên cứu cụ thể một vài địa
phương và vùng kinh tế trên cả nước. Đây là những bài viết thể
hiện quan điểm của tác giả về những vấn đề trên khá sâu sắc, phong
phú, rõ ràng.
+ Chuyển biến kinh tế - xã hội Bắc Tây Nguyên của Nguyễn
Thị Kim Vân, NXB Đà Nẵng, năm 2008. Tác giả đề cập khá đầy đủ
những biến đổi của nền kinh tế nông nghiệp và đời sống của người
dân 2 tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Từ đó chỉ ra những tiền đề, điều
kiện để thúc đẩy kinh tế -xã hội của Bắc Tây Nguyên phát triển.
Ngoài ra còn có Luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này tại các
địa phương Đà Nẵng như: “Phát triển bền vững nông nghiệp thành
phố Đà Nẵng” của Phạm Tấn Độ.
Tất cả những tài liệu này giúp chúng tôi có những tư liệu quý
giá là nguồn tham khảo phong phú qua đó sẽ có sự so sánh, làm cơ sở
để khẳng định những đóng góp của đề tài lần này cả về lý luận lẫn
thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ quá trình phát triển và những đóng góp của kinh tế
nông nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2017. Qua đó rút ra
những nhận xét và nguyên nhân, kết quả, hạn chế của kinh tế nông
nghiệp Đà Nẵng trong giai đoạn 20 năm kể trên đồng thời rút ra một
số bài học, nêu các đề xuất, kiến nghị để kinh tế nông nghiệp Đà
Nẵng tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng từ năm 1997
đến 2017.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
- Về thời gian: Từ năm 1997-2017.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn này chúng tôi nghiên cứu nhiều nguồn
tư liệu thông sử, chính sử tới tài liệu chuyên khảo nghiên cứu về kinh
tế trong đó quan trọng nhất cần phải sử dụng đó là tư liệu gốc- tư liệu
nhà nước đương thời đã được các cơ quan khoa học tổ chức biên dịch
trong thời gian qua như: Nửa thế kỉ phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam (1945-1995), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn -
Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Gắn bó nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong đổi mới….
Bên cạnh đó những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp
và gián tiếp đến đề tài này cũng bổ sung cho tác giả nhiều thông tin
cũng như nhận định có thể tham khảo một cách hữu ích. Đồng thời
nguồn tư liệu phong phú trên mạng Internet cũng bổ sung nhiều bài
viết liên quan đến đề tài mà tác giả có thể sử dụng để tham khảo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, học viên sử dụng hai phương pháp
cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp logich, đồng thời kết
hợp với phương pháp liên ngành lịch sử như: định lượng, định tính,
so sánh đối chiếu, đồng đại, lịch đại, tổng hợp, thống kê toán học…
6
Bên cạnh đó, trong quá trình viết luận văn, học viên sẽ tiến hành
khảo sát thực địa, phỏng vấn nhằm mở rộng và làm phong phú thêm
nguồn tư liệu để thực hiện đề tài.
6.Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu thành công đề tài này chúng tôi sẽ có những đóng
góp sau:
- Thứ nhất, trên cơ sở bối cảnh và những vấn đề đặt ra trong
quá trình phát triển nông nghiệp Đà Nẵng trong 20 năm đầu thành
phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997-
2017) cũng như các chính sách, định hướng phát triển lĩnh vực nông
nghiệp của của thành phố Đà Nẵng và Trung ương dành cho địa
phương, luận văn sẽ hệ thống lại những thành tựu đạt được, chỉ ra
những hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm bước đầu, đồng thời đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển
kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
- Thứ hai, bằng nguồn sử liệu mà học viên thu thập được và
đưa vào luận văn, qua đó cho thấy thực trạng phát triển kinh tế nông
nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2017 về quy mô phát
triển và chất lượng. Từ cơ sở đó có những nhận xét, đánh giá đầy đủ
về tình hình phát triển nông nghiệp thành phố Đà Nẵng trong giai
đoạn này.
- Thứ ba, cùng với đánh giá thực trạng của kinh tế nông nghiệp
Đà Nẵng giai đoạn 1997-2017, luận văn cũng phân tích một số nhân
tố ảnh hưởng từ bên ngoài và bên trong đến sự phát triển của kinh tế
nông nghiệp thành phố Đà Nẵng. Những nhân tố đó có tác động như
thế nào đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp thành phố, đồng
thời qua đó cũng trả lời những câu hỏi có liên quan như: Nguồn lực
cho sự phát triển nông nghiệp thành phố đã đảm bảo chưa? Phải sử
dụng như thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất? Các cơ chế, chính
7
sách thời kỳ này như thế nào? Hợp lý chưa? Vì sao ngành nông
nghiệp chưa phải là ngành mũi nhọn hiện nay của thành phố Đà
Nẵng... ? Từ đó có những đề xuất các giải pháp để kinh tế nông
nghiệp thành phố Đà Nẵng giữ vững và phát triển, đóng góp vào sự
phát triển xứng tầm cho Đà Nẵng những năm tiếp theo.
- Thứ tư, việc hoàn thành nội dung của đề tài sẽ tiếp tục bổ
sung về lý luận và thực tiễn trong quản lý, thúc đầy kinh tế nông
nghiệp phát triển trong bối cảnh tình hình mới; đồng thời làm nổi bật
vị trí, vai trò của Đà Nẵng, trong đó có các lĩnh vực kinh tế tại khu
vực miền Trung- Tây Nguyên cũng như với đất nước theo định
hướng phát triển mà Trung ương đã dành cho Đà Nẵng hiện nay và
trong tương lai.
Ngoài ra, từ những tài liệu thu thập được cũng như những đánh
giá, nhận xét của đề tài sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu về lịch sử
của thành phố Đà Nẵng ngày càng toàn diện, đầy đủ hơn, nhất là
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
hiện nay.
Từ những đóng góp đó, hy vọng luận văn sẽ là tư liệu tham
khảo có ích cho độc giả và các cơ quan quản lý cũng như những ai
quan tâm tìm hiểu về Đà Nẵng.
7. Bố cục của luận văn
Đề tài gồm 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung và kết luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thành thành phố Đà Nẵng và kinh tế
nông nghiệp Đà Nẵng trước năm 1997
Chương 2: Tổ chức và sản xuất nông nghiệp thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 1997 – 2017.
Chương 3: Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm và
một vài kiến nghị
8
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG TRƢỚC NĂM 1997
Chương này tác giả trình bày tình hình nông nghiệp Nẵng
trước năm 1997. Nội dung chia làm 2 phần:
1.1. Khái quát về Thành phố Đà Nẵng hiện tại
Phần này sẽ nghiên cứu và trình bày khái quát về điều kiện tự
nhiên (gồm vị trí địa lý, địa hình, thời tiết và tài nguyên thiên nhiên:
đất đai, nước, rừng và khoáng sản), xã hội của thành phố Đà Nẵng
(dân số, dân cư, dân tộc) và sự hình thành địa danh, tên gọi, quá trình
đấu tranh cũng như bảo vệ và xây dựng của thành phố Đà Nẵng trong
từng thời kỳ tách, nhập trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng hoặc
trực thuộc Trung ương.
1.1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên
1.1.2. Sơ lƣợc lịch sử, cƣ dân và văn hóa Đà Nẵng
1.2. Khái quát về kinh tế nông nghiệp Đà Nẵng trƣớc năm 1975
1.2.1. Nông nghiệp Đà Nẵng trƣớc năm 1975
1.2.2. Nông nghiệp Đà Nẵng giai đoạn (1975 - 1996)
Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng,
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một
mối, Bắc Nam sum họp một nhà. Trải qua 30 năm (1945- 1975)
chiến tranh bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, từ đây, đất nước
sạch bóng quân thù, nhân dân cả nước được sống trong bầu không
khí hòa bình, hừng hực khí thế cách mạng tiến công trên mặt trận
khôi phục và xây dựng đất nước, quê hương.
9
Sau năm 1975, diện tích đất bị hoang hóa lâu ngày nên việc
phục hồi sản xuất diễn ra chậm nhưng sau khi rà phá bom mìn. Năm
1989, Đà Nẵng triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
về chính sách khoán mới, đẩy mạnh kinh tế vườn và kinh tế gia đình,
phát triển sản xuất tăng thêm sản phẩm lương thực hàng hóa cho xã
hội, tăng năng suất cây trồng như: khoai lang, đậu phụng, các loại
rau, cây hoa.... Nhân dân phường Phước Mỹ, Mân Thái hưởng ứng
phong trào nhà nhà trồng hoa, đã tận dụng đất vườn canh tác, tìm các
loại hoa cao cấp như: hoa cúc Đà Lạt, lây ơn, cây cảnh ... trồng nâng
cao thu nhập. Các loại hình kinh tế vườn - chăn nuôi - khai thác hải
sản, vườn - làm gia công - khai thác chế biến hải sản,.... đã giải quyết
được nhiều việc cho người lao động và tạo thêm thu nhập cho gia
đình. Năm 1993, Luật đất đai được ban hành, người dân được quyền
sử dụng đất lâu dài. Từ đây, nông dân yên tâm sản xuất, thâm canh
tăng vụ. Một số cán bộ và nhân dân tiến hành trồng cây bạch đàn, cây
ăn trái các loại.
Từ năm 1993 - 1996, ngành nông nghiệp Đà Nẵng có bước
phát triển. Việc thành phố thành lập các trung tâm khuyến nông,
khuyến ngư, hướng dẫn nông dân, ngư dân áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất nên sản lượng các loại rau màu,
thực phẩm
10
Tiểu kết chƣơng 1
Năm 1997, Thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính
trực thuộc Trung ương. So với các thành phố khác,thành phố Đà
Nẵng có xuất phát điểm thấp. Đặc điểm nổi bật nhất đó là một thành
phố biển với tiềm năng phát triển kinh tế du lịch– dịch vụ. Đây là
thuận lợi nhưng cũng là khó khăn, thách thức cho việc phát triển
ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Nhất là khi quá trình đô
thị hóa diễn ra tương đối nhanh, gây nhiều bất cập trong việc quản lý
và phân bố đất đai, nhân lực. Một thực tế khá rõ diễn ra đó là, Đà
Nẵng trước đây có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện
hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thành
phố Đà Nẵng không có ưu thế để phát triển nông nghiệp, nhất là
trong trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi.
Điều này được thể hiện rất rõ khi thành phố Đà Nẵng chỉ có huyện
Hòa Vang là huyện duy nhất còn đầu tư phát triển nông nghiệp. Còn
lại, nhìn chung đất nông nghiệp chiếm một phần rất nhỏ trong diện
tích đất tự nhiên lại manh mún, không tập trung bởi sự chia tách sáp
nhập đơn vị hành chính và sự cày xới của bom đạn nên gây nhiều khó
khăn cho việc khai hoang, phục hóa để sản xuất. Mặt khác, do khí
hậu không thuận lợi (bão, lụt thường xuyên xảy ra), đất đai không
màu mỡ, các công trình thủy lợi ít được đầu tư nên sẽ gặp không ít
khó khăn khi canh tác.
Tuy nhiên, cùng với đầu tư phát triển ngành công nghiệp, dịch
vụ thương mại - du lịch, nông nghiệp Đà Nẵng cũng được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước thông qua đại hội, các nghị quyết ban
hành có nội dung đề cập đến phát triển ngành nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp đô thị. Trên tinh thần đó, lãnh đạo ngành nông
nghiệp cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động và nông
ngư dân thành phố đã huy động mọi nguồn lực, tập trung ra sức thực
hiện nhiều nhóm giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn
nuôi, thủy lợi, thủy sản, phát triển rừng... đạt được những thành tựu
nhất định.
11
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2017
2.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của thành
phố Đà Nẵng từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương
Mục này tác giả đưa những chủ trương, chính sách của thành
phố Đà Nẵng đối với phát triển nông nghiệp và được thể hiện rõ
thông qua các nghị quyết, chương trình, nhiệm vụ qua các nhiệm kỳ
đại hội của thành phố.
2.2. Cơ cấu tổ chức nông nghiệp thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Sở nông nghiệp phát triển nông thôn và các đơn vị
trực thuộc
2.2.1.1. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chức năng, nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức:
Văn phòng Sở
Thanh tra Sở:
Phòng tài chính – kế hoạch:
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng phát triển nông thôn
2.2.1.2. Các đơn vị trực thuộc
(tác giả chủ yếu trình bày về chức năng, cơ cấu tổ chức)
Chi cục kiểm lâm
Chi cục chăn nuôi và thú y
Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật
Chi cục thủy lợi
Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
12
Chi cục thủy sản
Trung tâm khuyến ngư nông lâm
Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa
Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang
2.2.2. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các quận,
huyện
2.2.2.1. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa
Vang
Chức năng
Tổ chức bộ máy và biên chế công chức
2.2.2.2. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ngũ
Hành Sơn và quận Liên Chiểu
Chức năng
Tổ chức bộ máy và biên chế công chức
2.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp thành phố Đà Nẵng 1997 – 2017
Phần này tác giả chủ yếu trình bày những thuận lợi và khó
khăn phát triển nông nghiệp nông thôn ở thành phố Đà Nẵng.
Sản xuất nông nghiệp thành phố Đà Nẵng về trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp…
Thành tựu và hạn chế sán xuất nông nghiệp thành phố Đà Nẵng.
2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với nông nghiệp nông
thôn ở thành phố Đà Nẵng
2.3.2. Sản xuất nông nghiệp thành phố Đà Nẵng 1997 - 2017
2.3.2.1. Trồng trọt
Cây lương thực: Cây lúa: Cây ngô, sắn, khoai:
Cây hoa màu (cây thực phẩm): Rau đậu các loại và hoa quả
Cây công nghiệp
13
2.3.2.2.. Chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm:
2.3.2.3. Lâm nghiệp
2.3.2.4. Ngư nghiệp
Tiểu kết chƣơng 2
Trước khi chia tách, Đà Nẵng có nền kinh tế nông nghiệp chưa
có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng. Sau khi chia
tách, Đà Nẵng đã phải nỗ lực, bứt phá, hướng đến mục tiêu trở thành
trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Với những nỗ lực, Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố Đà Nẵng thông
qua các kỳ đại hội đã đề ra chủ trương, chính sách về việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế nông nghiệp.
20 năm (1997 – 2017) thực hiện chủ trương, chính sách của Thành ủy,
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, kinh tế nông nghiệp thành phố tuy
giảm tỷ trọng, song vẫn luôn được coi là mặt trận quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa,
đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, tăng
giá trị lao động. Các mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ từ 1997 đã
được thay thế bằng nhiều mô hình theo hướng chuyên canh như vùng
chuyên canh rau Qseap 33 ha tại Cẩm Nê, Yến Nê 1, Thạch Nham
Tây, Phú Sơn Nam, Phú Sơn 3, Túy Loan; vùng sản xuất dưa hấu
Trường Định, Ninh An; các vùng sản xuất hoa Dương Sơn, Vân
Dương, Nhơn Thọ 1, Gò Giảng; vùng sản xuất lúa giống tại An
Trạch, Trà Kiểm; các mô hình sản xuất tại Hợp tác xã Hòa Tiến,
Nhơn Phước, các tổ hợp tác nấm Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa
Liên, Hòa Sơn; mô hình nuôi tôm chân trắng, tôm sú, cua tại Trường