Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh quảng nam (1997 - 2017)
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
5.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1912

Kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh quảng nam (1997 - 2017)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN THI

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG

TỈNH QUẢNG NAM (1997 - 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN THI

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG

TỈNH QUẢNG NAM (1997 - 2017)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Trương Anh Thuận

Đà Nẵng - Năm 2020

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

INFORMATION OF RESEARCH RESULTS OF THE THESIS

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5

4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................5

4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................................5

5.1. Nguồn tài liệu.....................................................................................................5

5.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5

6. Đóng góp của luận văn...........................................................................................6

7. Bố cục của luận văn................................................................................................6

NỘI DUNG ....................................................................................................................7

Chương 1: TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN

ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG NAM (1997-2017)......................................................7

1.1. Tổng quan về các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam.....................................7

1.2. Tiền đề tự nhiên.................................................................................................12

1.2.1. Vị trí địa lý, địa hình.....................................................................................12

1.2.2. Khí hậu, thủy văn..........................................................................................13

1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................14

1.3. Tiền đề về dân số và nguồn nhân lực ..............................................................16

1.3.1. Tiền đề về dân số ..........................................................................................16

1.3.2. Tiền đề về nguồn nhân lực............................................................................17

1.4. Tiền đề về chủ trương, chính sách...................................................................19

1.4.1. Chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về phát triển nông

nghiệp, nông thôn (1997-2017) ..............................................................................19

1.4.2. Chủ trương, chính sách do tỉnh Quảng Nam ban hành về phát triển nông

nghiệp, nông thôn (1997-2017) ..............................................................................24

Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN

ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG NAM (1997-2017)....................................................28

2.1. Kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước

năm 1997 ...................................................................................................................28

2.1.1. Lĩnh vực trồng trọt........................................................................................30

2.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi .......................................................................................32

2.1.3. Nuôi trồng thủy hải sản.................................................................................34

2.1.4. Lĩnh vực sơ chế nông sản .............................................................................35

2.2. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng

Nam (1997-2017).......................................................................................................36

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH..................36

2.2.2. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn...........40

2.2.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ...........................43

2.2.4. Xây dựng nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp ...................................45

2.3. Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng

Nam (1997-2017).......................................................................................................46

2.3.1. Lĩnh vực trồng trọt........................................................................................46

2.3.2. Lĩnh vực chăn nuôi .......................................................................................50

2.3.3. Nuôi trồng thủy hải sản.................................................................................53

2.3.4. Sơ chế nông sản ............................................................................................55

2.4. Những hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng

tỉnh Quảng Nam (1997 - 2017)................................................................................56

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG NAM (1997-2017)

.......................................................................................................................................65

3.1. Đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng

tỉnh Quảng Nam (1997-2017)..................................................................................65

3.2. Vai trò và tác động của quá trình phát kinh tế nông nghiệp các huyện đồng

bằng tỉnh Quảng Nam (1997-2017).........................................................................71

3.2.1. Vai trò ...........................................................................................................71

3.2.2. Tác động .......................................................................................................74

3.3. Bài học kinh nghiệm từ kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng

Nam (1997-2017).......................................................................................................79

3.4. Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh

Quảng Nam trong thời gian đến .............................................................................82

KẾT LUẬN ..................................................................................................................94

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................96

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

PHỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

và những kết quả trong luận văn “Kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh

Quảng Nam (1997-2017)” là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất cứ

một công trình nghiên cứu nào. Mọi số liệu trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ

nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Văn Thi

LỜI CẢM ƠN

Để triển khai thực hiện và hoàn thành luận văn này, bản thân đã nhận được

sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân

Với tình cảm chân thành và sự quý trọng, trước hết bản thân xin gửi lời cảm

ơn đến thầy giáo TS. Trương Anh Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn, định

hướng để tôi có hướng nghiên cứu phù hợp và hoàn thành luận văn. Tôi cũng bày

tỏ lòng biết ơn đối với quý thầy giáo, cô giáo, Ban Giám hiệu và Khoa Lịch sử -

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học

tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân tôi hoàn thành chương trình học tập

và luận văn cuối khóa.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lãnh đạo Ban Tuyên giáo

Tỉnh ủy Quảng Nam đã tạo điều kiện về thời gian để bản thân tôi tham gia học

tập; cảm ơn lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Cục Thống kê

tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; lãnh đạo thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị

xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành đã tạo điều

kiện, giúp đỡ, cung cấp tư liệu trong quá trình làm luận văn.

Ngoài ra, trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân luôn nhận được sữ

động viên, khích lệ của người thân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, là động lực

giúp cho bản thân vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn cuối khóa.

Đặc biệt, tại buổi bảo vệ luận văn, bản thân đã được n hững ý kiến đóng góp

mang tính khoa học, thắng thắn từ quý thầy, cô giáo, nhà nghiên cứu trong Hội

đồng bảo vệ luận văn. Đây là cơ sở khoa học để bản thân bổ sung, hoàn chỉnh

luận văn của mình.

Mặc dù có đã nhiều cố gắng, nỗ lực, song luận văn không thể tránh khỏi

những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo, các nhà

nghiên cứu và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Văn Thi

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG NAM

(1997-2017)

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Học viên: Nguyễn Văn Thi

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Anh Thuận

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt: Trải qua chặng đường 20 năm phát triển kể từ khi chia tách tỉnh (1997-2017), kinh tế -

xã hội các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã có sự chuyển biến rõ nét, nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của người dân. Trong đó, kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng - là nền tảng thúc đẩy quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã

hội các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam.

Qua việc nghiên cứu, khảo sát nhiều nguồn tư liệu, và từ thực tiễn của quá trình phát triển 20 năm

qua, có thể thấy rằng nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã được sự quan tâm tạo điều

rất lớn của Trung ương, của tỉnh và sự nỗ lực của chính quyền các địa phương, đã có sự chuyển biến rõ

nét cả về hình thức lẫn quy mô và hiệu quả sản xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng được

cải thiện và nâng lên qua từng thời kỳ. Mặc dù vậy, kinh tế nông nghiệp của các huyện đồng bằng trong

20 năm qua (1997-2017) vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định. Trong đó, việc chuyển dịch

cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm so với xu thế phát triển kinh tế - xã hội. Sản phẩm nông

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa phát triển. Đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp không ổn định.

Mô hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp chưa thật sự hiệu quả. Hạ tầng cơ sở nông thôn chưa

được đầu tư đồng bộ, mang tính dàn trải. Chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển kinh tế nông

nghiệp chưa thu hút được các doanh nghiệp, nhà kinh doanh…

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra những kết luận và có những đề xuất,

kiến nghị với chính quyền các huyện đồng bằng, với tỉnh Quảng Nam và Trung ương, qua đó góp phần

vào việc đánh giá, nhìn nhận khách quan về thực trạng phát triển của kinh tế nông nghiệp các huyện

đồng bằng trong 20 năm (1997-2019). Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế nông

nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam phát triển mạnh trong những năm đến.

Từ khóa: kinh tế nông nghiệp; phát triển; các huyện đồng bằng; Quảng Nam

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Trương Anh Thuận

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Văn Thi

INFORMATION OF RESEARCH RESULTS OF THE THESIS

Name of thesis: AGRICULTURAL ECONOMY OF DELTA DISTRICTS OF QUANG NAM

PROVINCE (1997-2017)

Sector: History of Vietnam

Full name of Master’s student: Nguyen Van Thi

Superveisor: Dr. Truong Anh Thuan

Training institution: The University of Da Nang - University of Science and Education

Summary: Over the 20 years of development since the split of the province (1997-2017), the

socio-economic situation of the delta districts of Quang Nam province has seen a remarkable change,

improving the material life, the spirit of the people. In particular, the agricultural economy plays an

important role - is the foundation to promote the industrialization and modernization of agriculture and

rural areas, etc. contributing to the socio-economic development of the delta districts of Quang province.

Through researching, surveying many sources of documents, and from the practice of

development over the past 20 years, it can be seen that agriculture in the delta districts of Quang Nam

province has been greatly facilitated by the Central Government of the province and the efforts of local

governments, there have been clear changes in both form and scale and efficiency of production. The

value of agricultural production has been continuously improved and raised over time. However, the

agricultural economy of the delta districts in the past 20 years (1997-2017) still reveals certain

limitations and weaknesses. In which, the restructuring in agricultural production took place slowly

compared to the trend of socio-economic development. Agricultural products in the direction of

commodity production have not yet been developed. Output for agricultural products is not stable. The

operational model of agricultural cooperatives is not really effective. Rural infrastructure has not been

invested synchronously and spread widely. Policies to encourage investment in agricultural economic

development have not attracted businesses, etc.

On the basis of the research results, the thesis has made conclusions and made recommendations

and recommendations to the authorities of the delta districts with Quang Nam province and the Central

Government, thereby contributing to the evaluation, an objective view on the current status of

agricultural economic development in the delta districts in 20 years (1997-2019). Since then, giving

suitable solutions to promote the agricultural economy of the delta districts of Quang Nam province to

thrive in the coming years.

Keywords: agricultural economics; develop; delta districts; Quang Nam

Confirmation of instructor

Dr. Truong Anh Thuan

Master’s student

Nguyen Van Thi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DÙNG TRONG LUẬN VĂN

BNN Bộ Nông nghiệp

CP Chính phủ

CT Chỉ thị

CTr Chương trình

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN Doanh nghiệp

D. tích Diện tích

Ha Héc ta

HĐND Hội đồng nhân dân

KH&CN Khoa học và công nghệ

KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

NĐ Nghị định

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ Nghị quyết

NQLT Nghị quyết liên tịch

NXB Nhà xuất bản

S. lượng Sản lượng

TP Thành phố

Tr Trang

TS Tiến sĩ

TTg Thủ tướng

TU Tỉnh ủy

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên

Hiệp Quốc

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng Tên bảng Trang

1.1

Dân số trong độ tuổi lao động ở các huyện đồng bằng tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 1997-2017

17

2.1

Diện tích và sản lượng cây lương thực ở các huyện đồng bằng

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1976-1996

30

2.2

Diện tích và sản lượng trồng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 1976-1996

31

2.3

Diện tích và sản lượng trồng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 1976-1996

33

2.4

Diện tích và sản lượng cây lương thực ở các huyện đồng bằng

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2017

47

2.5

Diện tích và sản lượng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng

Nam giai đoạn 1997-2017

48

2.6

Diện tích và sản lượng ngô ở các huyện đồng bằng tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 1997-2017

49

2.7

Số lượng trâu ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 1997-2017

50

2.8

Số lượng bò ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 1997-2017

51

2.9

Số lượng lợn ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 1997-2017

52

2.10

Số lượng gia cầm ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam

giai đoạn 1997-2017

53

2.11

Sản lượng nuôi trồng thủy ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng

Nam giai đoạn 1997-2017

54

3.1

Diện tích và sản lượng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng

Nam năm 1997 và 2006 66

3.2

Số lượng gia súc ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam

năm 1997 và 2006 67

3.3

Diện tích trồng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam

giai đoạn 1997-2017

68

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quảng Nam là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm của duyên hải miền

Trung, với tổng diện tích tự nhiên là 1.057.474 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp

chiếm 798.790 ha. Khu vực các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam có diện tích tự

nhiên là 190.713,7 ha, trong đó diện tích đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là

130.892,7 ha (chiếm 68,633% diện tích tự nhiên) [14, tr. 29]. Khu vực đồng bằng tỉnh

Quảng Nam có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 02 thành phố Hội An và Tam Kỳ,

thị xã Điện Bàn và 04 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành1

. Có 110

đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (trong đó, có 25 phường, 04 thị trấn và 81 xã) với

dân số là 951.484 người [14, tr. 69].

Từ khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính là tỉnh

Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng (1997), bên cạnh những khó khăn, thách thức đối

với một đơn vị hành chính mới chia tách, tỉnh Quảng Nam cũng có những điều kiện

thuận lợi, thời cơ mới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương. Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng

Nam đã đề ra những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh

tế nông nghiệp, đem lại những kết quả bước đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh. Sản xuất nông nghiệp từng bước được đầu tư về cơ sở hạ tầng, như chính sách đầu

tư bê tông hóa hệ thống kênh mương nội đồng, khai thác và sử dụng nguồn năng lượng

điện trong sản xuất nông nghiệp. Giống cây trồng, con vật nuôi ngày càng đa dạng,

phong phú và năng suất cao. Chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển nông nghiệp được mở

rộng, một số địa phương đã được quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, thành lập được

các hợp tác xã nông nghiệp.

Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam nói chung và các huyện

đồng bằng nói riêng sau 20 năm chia tách tỉnh vẫn còn không ít những khó khăn, bất

cập, bộc lộ những mặt hạn chế, khiếm khuyết chưa được giải quyết. Việc ứng dụng

những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp chưa được phát huy.

Công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh chưa được quan tâm đúng mức, triển

khai chưa triệt để. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức sản

xuất cá thể, hộ gia đình. Đầu ra của sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, giá cả và thu

nhập bấp bênh, không đảm bảo trang trải kinh tế hộ gia đình, chưa hình thành được

ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất.

Nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, khiếm

khuyết trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

1 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, có 02 thành phố gồm Tam Kỳ, Hội An và 01 thị xã Điện Bàn được xếp vào

đối tượng nghiên cứu chung là đơn vị hành chính cấp huyện.

2

ở các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam sau hơn 20 năm chia tách tỉnh, trên cơ sở

đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm vận dụng sáng

tạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở các huyện đồng

bằng tỉnh Quảng Nam trong những năm tiếp theo. Đồng thời, nghiên cứu lịch sử vấn đề

góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định các chủ trương, chính

sách của tỉnh Quảng Nam đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Quảng Nam.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Kinh tế nông nghiệp

các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam (1997-2017)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của

mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng xã hội chủ

nghĩa cũng như trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Vấn đề phát triển kinh tế

nông nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, mà còn là chủ đề được các

nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Trong những năm qua, liên quan đến vấn đề

kinh tế nông nghiệp ở Quảng Nam, đã có một số công trình nghiên cứu của các tổ chức

và nhà khoa học.

Năm 2002, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phát hành tập kỷ yếu tọa đàm

Quảng Nam 5 năm xây dựng và phát triển (01/01/1997 - 01/01/2002). Tài liệu tập hợp

những bài viết về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau 5 năm chia tách. Trong

đó, đánh chú ý là bài viết Những thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn trong 5 năm (1997-2001) & phương hướng phát triển trong những năm tới

của Hồ Tấn Sơn - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bài

viết khái quát về công tác chỉ đạo, định hướng của các ngành chuyên môn trong hoạt

động sản xuất nông nghiệp sau 5 năm chia tách tỉnh, đồng thời đề ra phương hướng phát

triển trong những năm tới. Ngoài ra, trong tài liệu còn có một số bài viết về quá trình

phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đồng bằng, trong đó cũng ít nhiều phản ánh quá

trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Có thể nói tập tài liệu cung cấp nhiều thông tin phục

vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

Năm 2005, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam tiến hành biên soạn và phát hành quyển

sách Quảng Nam 30 năm xây dựng và phát triển. Công trình này tập trung giới thiệu về

những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Nam

trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005). Tuy nhiên, công

trình này chủ yếu tập trung giới thiệu khái quát những thành tựu của toàn tỉnh trong giai

đoạn 1975-2005, chưa phản ánh đầy đủ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước và tỉnh Quảng Nam đối với kinh tế nông nghiệp cũng như quá trình phát triển lĩnh

vực này tại vùng đồng bằng Quảng Nam trong giai đoạn 1997-2017.

Năm 2007, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam xuất bản tập sách Kinh tế - xã hội

Quảng Nam 10 năm (1997-2006). Cuốn sách giới thiệu những thành tự về kinh tế, văn

hóa, xã hội tỉnh Quảng Nam sau 10 năm chia tách tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là việc

3

giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 1997-2006, với các

ngành kinh tế chủ yếu, các lĩnh vực xã hội và số liệu thống kê kinh tế - xã hội trong

vòng10 năm. Đây là tài liệu cung cấp nhiều thông tin, số liệu cụ thể về tình hình kinh tế

nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam. Năm 2015, Cục Thống kê tỉnh

Quảng Nam tiếp tục xuất bản tập sách Kinh tế - xã hội Quảng Nam giai đoạn 2011-

2015. Tài liệu tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam trong giai

đoạn 2011-2015, so sánh năng lực phát triển của Quảng Nam với các tỉnh, thành phố

trong khu vực và cả nước. Như vậy, các tài liệu mà Cục Thống kê Quảng Nam công

bố trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2015, ngoài việc thống kê, đánh giá

tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói chung, thì ở các mức độ

khác nhau cũng phản ánh vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng.

Năm 2010, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản tập sách Địa chí Quảng Nam

- Đà Nẵng do hai tác giả Thạch Phương và Nguyễn Đình An biên soạn. Đây là một công

trình nghiên cứu khá công phu về vùng đất, con người Quảng Nam, Đà Nẵng. Tập sách

gồm có 6 phần với nội dung giới thiệu khái quát về vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng,

18 chương và nội dung tổng luận của công trình. Có thể nói tập sách Địa chí Quảng

Nam - Đà Nẵng là công trình nghiên cứu chứa đựng nhiều thông tin, tư liệu có giá trị,

phản ánh khá đầy đủ về lịch sử vùng đất, con người, các lĩnh vực của đời sống kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội... của Quảng Nam, Đà Nẵng.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu, nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế Quảng Nam

nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng còn có một số luận văn cao học. Năm 2010,

tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai đã hoàn thành việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ

“Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam”. Luận văn đã phân tích, đánh giá khá toàn

diện, đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của toàn tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 2001-2010, nêu rõ được những thành tựu nổi bật đạt được, cũng như những hạn

chế, nguyên nhân, đồng thời đề ra quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp

ở Quảng Nam trong những năm tiếp theo. Năm 2015, tác giả Lê Thị Hoa bảo vệ thành

công luận văn cao học “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Phú

Ninh, tỉnh Quảng Nam”, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

nghiệp ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đưa ra phương hướng và giải pháp thích

hợp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện theo

hướng tích cực nhằm đưa kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững, giúp địa

phương hoàn thiện các chính sách, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2019, tác giả Lê Thanh Tuấn

cũng vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ “Phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp

trên địa bàn thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam”, đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế

hợp tác xã trong nông nghiệp, đồng thời đưa ra quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm

phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!