Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế biển đảo nam trung bộ dưới triều nguyễn (1802-1884)
PREMIUM
Số trang
248
Kích thước
11.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1751

Kinh tế biển đảo nam trung bộ dưới triều nguyễn (1802-1884)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

KINH TẾ BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ DƯỚI

TRIỀU NGUYỄN (1802-1884)

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam

Mã số : 60.22.03.13

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

Phản biện 1:

PGS.TS .NGUYỄN VĂN ĐĂNG

Phản biện 2:

PGS.TS. NGÔ VĂN HÀ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Lịch sử Việt Nam họp tại Đại học Sư phạm

vào ngày 04 tháng 08 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Triều Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt

Nam sở hữu một lãnh thổ thống nhất và rộng lớn. Trong suốt quá trình

tồn tại, các vua triều Nguyễn đều nhận thức được vai trò của biển đảo

đối với sự tồn tại của triều đại và an ninh quốc gia trước sự dòm ngó từ

bên ngoài. Đây là một trong những yếu tố tác động đến ý thức hướng

biển và chủ trương tăng cường phòng thủ biển, đảo của triều Nguyễn.

Từ những kinh nghiệm trong quá khứ, chính sách của triều Nguyễn

trong việc khai thác, phát triển kinh tế biển đảo đã trở thành bài học

kinh nghiệm quý báu cho các thế mai sau.

Do đặc điểm tự nhiên vùng Nam Trung Bộ là khu vực có lợi thế

nhất về kinh tế biển đảo cả về vị trí địa lý, lẫn sự giàu có, phong phú về

tài nguyên. Các vua Nguyễn kế tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn

cũng đã nhận thức đúng đắn vai trò của biển đảo, nhờ đó trong suốt thế

kỉ XIX, kinh tế biển đảo khu vực Nam Trung bộ tiếp tục phát triển với

nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Sự liên tục trong khai thác biển

đảo của cha ông thế kỉ XIX không chỉ thể hiện sự hiện diện thường

xuyên của Việt Nam trên vùng biển Đông mà còn góp phần bảo vệ an

ninh chủ quyền quốc gia.

Bước sang TK XXI “thế kỉ của biển và đại dương”, việc vươn ra

biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn, phù hợp. Vì vậy Đảng,

Nhà nước ta luôn xác định biển đảo là nghành kinh tế mũi nhọn đem lại

nhiều nguồn lợi góp phần phát triển đất nước, đó là một lợi thế lớn,

chúng ta cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, tăng cường

hơn nữa kinh tế biển với chiến lược toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm,

sớm đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu

vực, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và hợp tác quốc tế.

Như vậy, nghiên cứu kinh tế biển đảo Nam Trung Bộ dưới triều

2

Nguyễn (1802-1884) sẽ giúp chúng ta tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn

diện hơn về tiềm năng, cách thức và tình hình khai thác biển đảo, từ đó

rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển các nghành kinh tế biển

hiện nay, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

cũng như trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ

Quốc. Vì những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “Kinh tế biển đảo Nam

Trung bộ dưới triều Nguyễn (1802-1884)” có nhiều ý nghĩa khoa học và

thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến đề tài “ kinh tế biển đảo Nam Trung bộ dưới triều

Nguyễn (1802-1884)” đã có một số công trình đề cập tới ở những khía

cạnh và mức độ khác nhau như :Tác phẩm Ngư nghiệp Việt Nam nửa

đầu TK XX của Nguyễn Quang Trung Tiến NXB Thuận Hóa (1995) đã

đề cập đến hoạt động kinh tế biển trong đó tác giả chú trọng đến hoạt

động khai thác và đánh bắt của ngư dân, hoạt động ngư nghiệp ở từng

địa phương nhưng vùng Nam Trung bộ chỉ mới được điểm qua không

phải là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài và tác phẩm mới chỉ đề

cập tới giai đoạn nửa đầu TK XX mà chưa khái quát được giai đoạn

trước đó.

Năm 2002 tác phẩm “Tư liệu về hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa của Việt Nam” do Nguyễn Quang Ngọc chủ biên đã cung cấp

nhiều tư liệu về bản đồ, thư tịch cổ trong nước và phương Tây.Cũng

trong mảng đề tài biển đảo này tác giả Nguyễn Quang Ngọc cho ra mắt

cuốn “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa tư liệu và sự

thật lịch sử” (2017). Nhìn chung đây là những công trình nghiên cứu rất

quý vừa cung cấp tư liệu, vừa phân tích tính pháp lý về chủ quyền của

Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa, từ đó giúp chúng ta

hiểu hơn cách thức mà các triều đại phong kiến trước triều Nguyễn khai

thác và thực thi chủ quyền biển đảo.

Cuốn Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều

3

Nguyễn thời kì 1802-1885, do PGS.TS Đỗ Bang chủ biên xuất bản năm

2016. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian nhà

Nguyễn nắm chủ quyền đất nước và phát huy sức mạnh chiến đấu bảo

vệ vùng biển đảo với nhiều chính sách, tổ chức trang bị chiến pháp, các

công sự chiến đấu, quá trình khai thác và thực thi chủ quyền tại hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó vùng biển đảo miền Trung

đã được đề cập ít nhiều dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trên các tạp chí khoa học chuyên nghành cũng có nhiều bài viết

ít nhiều liên quan đến kinh tế biển đảo. Tuy nhiên những bài viết này

chủ yếu được công bố dưới dạng một bài viết phân tích tư liệu, hoặc

mang tính nghiên cứu tổng quan trên dưới mười trang giấy nên chỉ mới

đề cập dến những khía cạnh nhỏ của kinh tế biển đảo.

Hướng nghiên cứu này, cũng đã có một số công trình nghiên cứu

của sinh viên, giảng viên trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng thực hiện

như: Kinh tế biển đảo Đàng Trong thời chúa Nguyễn (1588- 1777), của

sinh viên Huỳnh Thị Thúy “ Ngư nghiệp miền Trung dưới thời Nguyễn

(1802-1884)”, của sinh viên Nguyễn Thị Thúy ; Hoạt động của cướp

biển ở biển đảo Trung Bộ Việt Nam và biện pháp đối phó của triều

Nguyễn, của tác giả Nguyễn Duy Phương, đề tài cấp ĐHĐN năm 2018.

Những công trình trên là những kết quả mà tác giả luận văn có thể

kế thừa khi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên các nghiên cứu trên tập trung

nhiều về việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển

Đông, chính sách của nhà Nguyễn trong việc bảo vệ an ninh biển đảo,

còn tình hình kinh tế biển đảo nước ta nhất là kinh tế biển đảo vùng Nam

Trung Bộ thì chưa được nghiên cứu nhiều, có nhiều vấn đề chưa được

làm rõ. Như vậy có thể khẳng định, đến nay chưa có công trình nào chọn

vấn đề này làm đối tượng nghiên cứu chính.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm làm rõ các hoạt động kinh tế biển đảo Nam

4

Trung bộ thế kỉ XIX, từ đó cung cấp thêm cơ sở lịch sử khách quan cho

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền

biển đảo ngày nay, đồng thời, giúp đúc rút những bài học kinh nghiệm

lịch sử cho công cuộc phát triển kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ trong bối cảnh hiện tại.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khái quát về vùng đất Nam Trung Bộ, nêu rõ một số cơ sở lí luận

về kinh tế biển đảo và tổng quan kinh tế biển đảo trước triều Nguyễn

(1802-1884).

Trình bày kinh tế biển đảo Nam Trung bộ dưới triều Nguyễn

(1802-1884). Cụ thể là nêu rõ các hoạt động: khai thác, chế biến hải

sản; khai thác tổ yến; hoạt động vận tải biển; hoạt động thương mại

biển. Qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn nữa chính sách của triều

Nguyễn về kinh tế biển đảo.

Phân tích đặc điểm, vai trò của kinh tế biển đảo Nam Trung Bộ

dưới triều Nguyễn và rút ra được bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc

bảo vệ, tuyên truyền chủ quyền biển đảo hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu, đề tài giới hạn tại vùng biển Nam

Trung Bộ dưới triều Nguyễn, bao gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam,

Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình

Thuận hiện nay, gồm tất cả vùng biển, bờ biển, cửa biển, hải đảo.

Về thời gian, tác giả giới hạn từ năm 1802 đến năm 1884 là

khoảng thời gian từ khi triều Nguyễn được thành lập đến trước khi

nước ta mất quyền độc lập tự chủ.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Để thực hiện đề tài tác giả sử dụng các nguồn tư liệu sau:

Các tư liệu thành văn do triều Nguyễn biên soạn như : Đại Nam

thực lục; Đại Nam nhất thống trí ; Châu bản triều Nguyễn, Khâm định

Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mạng chính yếu….Đặc biệt nguồn tư

5

liệu quan trọng nhất là Châu bản triều Nguyễn, đây là những tư liệu gốc

có giá trị trong nghiên cứu

Bên cạnh đó, tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu

của các tác giả đi trước, gồm các nhóm tài liệu như: báo cáo kết quả

công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, các luận án, luận

văn, các bài báo cáo khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên

nghành, các tham luận hội thảo trong nước và quốc tế.

Nguồn tư liệu điền dã là các văn bản Hán Nôm gồm các sắc, các

báo về nghề yến Thanh Châu (Hội An ).

Nguồn tư liệu từ các trang web chính thức của các hội khoa học,

trung ương, tỉnh, thành phố.

- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tác giả sử

dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để khai thác và sử

dụng các nguồn tư liệu. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp

liên nghành trong quá trình thống kê so sánh tài liệu, xử lý số liệu, sau

đó đánh giá các kết quả đạt được để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên

cứu một cách khoa học nhất.

Trong xử lý, trích dẫn tư liệu, tác giả sử dụng tư liệu gốc do triều

Nguyễn biên soạn và được cơ quan chuyên môn có uy tín dịch thuật,

nên độ tin cậy cao. Vì nhiều lý do khách quan tác giả không thể tiếp cận

tư liệu gốc mà phải trích dẫn, với những trường hợp đó, tác giả đều ghi

rõ nguồn trích dẫn.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn làm sáng tỏ hơn nữa về tình hình khai thác kinh tế biển

đảo Nam Trung Bộ cũng như các hoạt động khai thác, chế biến, vận tải

và thương mại biển, nghề hỗ trợ cho kinh tế biển đảo.

Khẳng định vai trò của kinh tế biển đảo với nhiệm vụ an ninh￾quốc phòng ở vùng biển Nam Trung Bộ dưới triều Nguyễn. Rút ra được

những bài học kinh nghiệm quan trọng trong quá trình khai thác biển

đảo của cha ông, là cơ sở cho việc đề ra chính sách giáo dục, tuyên

6

truyền chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay. Đề tài sẽ là tài liệu

tham khảo cần thiết trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt

Nam giai đoạn TK XIX và các cơ quan quản lý, khai thác, bảo vệ biển

đảo.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn dự kiến gồm ba chương như sau:

Chương 1: Khái quát vùng đất Nam Trung Bộ và kinh tế biển

đảo trước triều Nguyễn

Chương 2: Hoạt động khai thác biển đảo Nam Trung Bộ dưới

triều Nguyễn (1802-1884)

Chương 3: Vai trò của kinh tế biển đảo Nam Trung Bộ dưới triều

Nguyễn (1802-1884)

Chương 1

KHÁI QUÁT BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ VÀ KINH TẾ BIỂN

ĐẢO TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN

1.1. Tổng quan vùng Nam Trung Bộ

1.1.1. Vị trí địa lý

Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc –

Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh

Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là vùng có ý nghĩa vô cùng to lớn

trong việc phát triển kinh tế biển, quân sự vì đây chính là cầu nối Bắc -

Nam và Tây Nguyên với biển.

Nằm ở vị trí cận giáp biển, tất cả các tỉnh đều có đường bờ biển

chạy dọc ở phía Đông. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng ven biển

và núi thấp, chạy theo hướng Đông Tây xen giữa là các đồng bằng nhỏ

hẹp, bờ biển bị cắt xẻ khúc khuỷu, nhiều đoạn cắt sâu vào đất liền tạo

thành nhiều cảng nước sâu lớn. Xét về điều kiện tự nhiên, khu vực này

7

không nhiều tiềm năng về nông nghiệp nhưng lại sở hữu những điều

kiện tuyệt vời cho phát triển kinh tế biển và thương mại hàng hóa biển.

1.1.2. Điều kiện tự nhiên và dân cư

- Địa hìnhvà đất đai: Về địa hình duyên hải nam trung bộ khá

phức tạp, có sự đan sen rõ ràng giữa 3 tài nguyên: rừng – núi và biển,

bề mặt địa hình của các tỉnh Nam Trung Bộ bị chia cắt nhiều bởi những

sườn núi kéo dài từ dãy Trường Sơn ra đến biển, tạo nên những thung

lũng rộng hẹp khác nhau còn bờ biển lại khúc khủy nên hình thành

nhiều đảo, bán đảo, quần đảo.

- Sông ngòi và khí hậu : Ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có

hệ thống sông ngòi dày đặc, thường ngắn nhưng độ dốc tương đối cao,

lớn dần về phía hạ lưu và đổ trực tiếp ra biển.

Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng

ẩm, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào

tháng 8; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12.

- Tài nguyên thiên nhiên: Vùng Nam Trung Bộ có nguồn tài

nguyên thiên nhiên khá phong phú, đa dạng như thạch anh, than, thiếc,

vàng, chì, kẽm,.... Bờ biển Nam Trung Bộ nước ta có điều kiện thuận

lợi trong việc khai thác và chế biến muối biển, đó là có nhiều ngày nắng

trong năm. Tài nguyên lớn nhất của vùng đó là thủy hải sản, nơi đây

thuận lợi vì có nhiều bãi tôm, bãi cá. Có ngư trường lớn ở Hoàng Sa

(TP Đà Nẵng) và Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), biển các tỉnh Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

-Đặc điểm dân cư : Phần lớn dân cư trong vùng chủ yếu là người

Kinh sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển. Còn vùng miền núi phía

Tây là nơi sinh sống của các tộc người thiểu số, vớimật độ dân cư thưa

thớt hơn.

1.1.3. Biển đảo vùng Nam Trung Bộ

- Đảo Cù Lao Chàm: Là điểm thuận lợi cho tàu thuyền cập bến

tránh gió bão và trao đổi hàng hóa, đồng thời là nơi trú ngụ của cư dân.

8

Tài nguyên trên quần đảo này khá phong phú, đặc biệt là nguồn nước

ngọt cung cấp cho các tàu thuyền của người dân khi đi buôn bán hoặc

đi đánh cá ngang qua. Người dân trên Cù Lao Chàm phần lớn làm nghề

khai thác thủy, hải sản.

- Đảo Lý Sơn :Huyện đảo Lý Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh

Quảng Ngãi, cách bờ biển khoảng 18 hải lý, gồm 1 đảo lớn (cù lao Ré)

và đảo bé (cù lao Bờ Bãi) cách nhau 1.67 hải lý. Ngoài ra, ở phía Đông

cù lao Ré có hòn Mù Cu vốn là bãi đá nhô cao lên trên mặt biển.

- Quần đảo Hoàng Sa: Quần đảo Hoàng Sa có khí hậu nhiệt đới,

nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là

từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Vùng biển này có tiềm năng lớn về

khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế,

quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao

thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc biển Đông [73; tr.

12-13].

- Quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa có vị trí rất quan

trọng, nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương với

Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, một tuyến đường huyết mạch được

coi là tấp nập vào hàng thứ hai trên thế giới; chứa đựng nhiều nguồn tài

nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, kể cả nguồn tài

nguyên dầu khí mà các kết quả khảo sát đánh giá là có triển vọng to

lớn.

Ngoài ra còn có các đảo như : Cù lao Xanh (đảo Nhơn Châu) còn

gọi là đảo Vân Phi . Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha

Trang. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà

Nẵng và vịnh Đà Nẵng.

1.1.4. Khái quát lịch sử hình thành vùng đất Nam Trung Bộ

Dưới các triều đại Trần, Hồ, Lê các tỉnh Quảng Nam – Đà

Nẵng đến Bình Định lần lượt được sáp nhập vào nước ta. Đến thời Lê

Thánh Tông, ranh giới nước ta về phía Nam đã kéo dài đến núi Thạch

9

Bi (phía Nam Phú Yên) nhưng trên thực tế, dân Việt chỉ mới sinh sống

ở phía Bắc đèo Cù Mông, thuộc tỉnh Bình Định ngày nay.

. Quá trình mở mang lãnh thổ Nam Trung Bộ của các chúa

Nguyễn diễn ra 115 năm, tính từ thời điểm bắt đầu mở đất Phú Yên cho

đến khi có được phủ Bình Thuận. Năm 1802 triều Nguyễn được thành

lập, đơn vị hành chính của các tỉnh có sự thay đổi qua các thời kỳ lịch

sử, trong đó có các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đến năm 1834, vua

Minh Mạng phân chia đất nước ra các khu vực quản lý. Trong đó Nam

Trung Bộ được chia thành: Tả Trực gồm hai tỉnh Quảng Nam, Quảng

Ngãi; Tả Kỳ gồm 4 tỉnh là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình

Thuận.

Cùng với việc xác lập các địa danh và địa giới hành chính các

tỉnh Nam Trung Bộ, các vị vua triều Nguyễn rất chú trọng đến việc xác

lập chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là một

biểu hiện của việc mở rộng, nâng cao sự quản lý toàn diện trên cả đất

liền và hải đảo.

1.2. Một số khái niệm về kinh tế biển đảo

Tính đến thời điểm hiện tại thì ở các quốc gia trên thế giới chưa

hoàn toàn có sự đồng thuận về khái niệm kinh tế biển, lý do là bởi mỗi

quốc gia có biển khác nhau, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau lại có cách

nhìn khác nhau về kinh tế biển. Vì vậy khái niệm kinh tế biển cũng bị

phụ thuộc vào cách nhìn nhận, tuỳ theo hướng tiếp cận và giá trị đóng

góp của vùng biển đối với nền kinh tế quốc gia đó.

Đại hội XII của Đảng xác định: “Chú trọng phát triển các ngành

công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng

hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển),

du lịch biển, đảo. Có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế biển, thu hút mạnh hơn mọi nguồn lực đầu tư để

phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường... Tập trung đầu tư, nâng cao

hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển” [13, tr.94-95].

10

Từ những định nghĩa về kinh tế biển như đã nêu, chúng ta thấy

đặc trưng của kinh tế biển khác với các ngành kinh tế khác. Vì kinh tế

biển luôn mang những tính chất kinh tế đặc thù, mang tính chất đa

ngành, đa lĩnh vực.

Đối chiếu với khái niệm về kinh tế biển đảo như đã trình bày, căn

cứ vào những đóng góp của các nghành, nghề từ biển đối với nền kinh

tế phong kiến lúc bấy giờ, tựu chung kinh tế biển đảo dưới triều

Nguyễn chủ yếu bao gồm: khai thác, chế biến hải sản; khai thác tổ yến

và làm muối; hoạt động vận tải và hoạt động thương mại biển.

1.3. Kinh tế biển đảo Nam Trung Bộ trước triều Nguyễn

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, truyền thuyết về Lạc

Long Quân và Âu Cơ đã cho thấy tư duy sơ khai về quá trình chinh phục

biển của người Việt cổ. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn

khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn với sông nước, lấy thuyền làm phương

tiện sinh sống.

Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần Hồ, Lê Sơ

đều có những việc làm cụ thể trong chính sách hướng biển, đó là việc

đóng nhiều tàu thuyền để tham gia vào việc khai thác biển đảo, công tác

tuần tra trên biển; nhà vua đích thân hoặc cử tướng lĩnh tham gia vào

các cuộc tuần hành, kiểm tra, thị uy trên các vùng lãnh hải mà mình

đang quản lý. Đến thời các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn, không chỉ

hướng biển để khai thác ngồn tài nguyên từ biển phục vụ cuộc sống và

xây dựng đất nước vững mạnh mà hoạt động bảo vệ biển đảo cũng luôn

được quan tâm và tiến hành thường xuyên với ý thức rất rõ về chủ

quyền và trách nhiệm.

Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, kinh tế thương

mại, trong đó có kinh tế biển đảo đã luôn đóng vai trò quan trọng, góp

phần tạo nên sự hưng thịnh của kinh tế nước ta trong nhiều thời kỳ lịch

sử.

11

Chương 2

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ DƯỚI

TRIỀU NGUYỄN (1802-1884)

2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn (1802-1884)

2.1.1 Tình hình thế giới

Bước sang thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển

nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai

đoạn đế quốc chủ nghĩa), ngày càng phát triển mạnh trên phạm vi thế

giới và vùng viễn đông. Đây là thời kì các nước tư bản phương Tây đẩy

nhanh quá trình tranh giành thị trường và xâm chiếm thuộc địa, hầu hết

các nước Châu Á đều trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân

phương Tây. Việt Nam dưới triều Nguyễn phải đối mặt với nguy cơ

xâm lược từ phương Tây.

2.1.2 Tình hình trong nước

Đứng trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến thì ở trong

nước, triều Nguyễn vẫn xây dựng và điều hành đất nước theo lối bảo

thủ đó là tiếp tục xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế lấy Nho

giáo làm hệ tư tưởng chính thống của triều đại, nó đã chi phối cách nhìn

và cách điều hành đất nước của vua tôi nhà Nguyễn.

Nhà Nguyễn đã có rất nhiều những chính sách, biện pháp để xây

dựng, củng cố đất nước và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định,

tuy nhiên trong hơn nửa đầu thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam dưới triều

nhà Nguyễn, hầu như không phát triển lên được theo chiều hướng tiến

bộ của thời đại. Tình hình hình đất nước còn nhiều bất ổn, người dân

chưa thực sự có được cuộc sống yên bình. Mâu thuẫn của xã hội sâu sắc

làm bùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, của các

dân tộc ít người, và cuối cùng nước Việt Nam trở thành đối tượng của

chủ nghĩa thực dân phương Tây.

12

2.2. Hoạt động khai thác biển đảo Nam Trung Bộ dưới triều

Nguyễn

2.2.1. Hoạt động khai thác, chế biến hải sản

Trong sinh hoạt kinh tế và đời sống của cư dân Nam Trung Bộ từ

thế kỷ XIX trở về trước, khai thác hải sản vùng biển đảo là một hoạt

động quan trọng chỉ xếp sau nghề trồng lúa nước. Dưới triều Nguyễn

cũng vậy, hoạt động khai thác hải sản diễn ra nhộn nhịp ở những vùng

ven biển này.

- Về ngư trường đánh bắt chủ yếu : Ngư trường chính mà nhân

dân ta thường lui tới phải kể đến: Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Quần

đảo Trường Sa ( Khánh Hòa), Cù Lao Chàm (Quảng Nam),. Cù lao Ráy

thuộc tỉnh Quảng Ngãi, mũi Nạy thuộc tỉnh Phú Yên, hòn Ro ở Nha

Trang thuộc Khánh Hòa, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa.

- Các loại thủy, hải sản ngư dân thường xuyên đánh bắt: Từ

những ghi chép trong sử sách đã cho ta thấy nguồn thủy hải sàn ở vùng

biển Nam Trung Bộ rất đa dạng, phong phú, ngư dân các tỉnh đánh bắt

được nhiều loại hải sản phổ biến như: cá chuồn, cá sơn, cá nục, cá cơm,

sò, ngao, tôm, ốc, rươi, mực..... Không chỉ là nguồn thực phẩm, thuỷ

hải sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận

dân cư làm nghề khai thác, chế biến, tiêu thụ và sản xuất hàng tiêu dùng

cho cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và miền núi.

- Thời gian đánh bắt trong năm : Ngư dân miền biển nói chung,

thời gian ra khơi đánh bắt thủy hải sản cực kỳ quan trọng. Một mặt, nó

quyết định sản lượng hải sản mà cư dân có thể đánh bắt được, vì cá có

nhiều hay ít là tùy theo mùa. Mặt khác, mỗi mùa trong năm lại gắn với

một kiểu khí hậu riêng. Những người dân sống bằng nghề biển luôn

chọn những thời gian thích hợp nhất trong năm để ra khơi. Đối với việc

dánh bắt xa bờ thời gian thuận lợi nhất là những tháng sóng yên biển

13

lặng, không có giông bão, đó là xuất phát vào tháng 3, khi nào đến

tháng 8 thì về, tức là trở về trước mùa mưa bão, giông tố.

- Chế biến hải sản: Đánh bắt cá mang tính mùa vụ và số lượng cá

ở những khu vực đánh bắt được số lượng quá lớn so với nhu cầu tại

chỗ, không thể nào tiêu thụ hết, với đặc tính của các loại thủy hải sản

tươi, sống không thể vận chuyển đi tiêu thụ ở những nơi xa thì ngư dân

phải chế biến các sản phẩm đã đánh bắt được. Đồng thời ngư dân cũng

tiến hành chế biến cá, tôm, mực để thay đổi khẩu vị hoặc để dự trữ

những mùa không ra khơi. Cũng như các thời kỳ trước, chế biến cá

dưới triều Nguyễn cũng rất đa dạng, phong phú về phương pháp, nhưng

vẫn còn lạc hậu vì chủ yếu là theo kinh nghiệm dân gian. Phương pháp

chế biến truyền thống là phơi khô các loại cá, tôm, mực đánh bắt được

và chế biến cá muối (cá mắm), mắm cua, dầu cá, mắm ruốc, nước mắm.

-Phương tiện đánh bắt thủy hải sản: Muốn đánh bắt thủy hải sản,

ngư dân phải trang bị ngư cụ, bên cạnh các ngư cụ, khi ra khơi ngư dân

còn có phương tiện là thuyền buồm, thuyền thúng, ghe bầu, ghe mành,

ghe giả ….đây là những phương tiện không thể thiếu để ra khơi.

-Thuế khai thác thủy hải sản: Đối với ngư dân Đại Việt, dưới

triều Nguyễn thuế thuyền có hai loại: một là thuyền buôn, hai là thuyền

đánh cá.

2.2.2. Khai thác tổ yến và làm muối

- Khai thác tổ yến: Yến sào là loại hàng hóa hiếm quý, đắt giá

trên thị trường. Tổ yến dính vào tường như cái muỗng trắng, tổ chim

yến chỉ có ở một số đảo trên biển Nam Trung Bộ ( cù lao Chàm thuộc

Quảng Nam, cù lao Ráy thuộc Quãng Ngãi, các đảo thuộc biển Quy

Nhơn, Khánh Hòa..) và miền Nam Việt Nam, hoạt động khai thác rất

khó khăn và nguy hiểm.

Khi đất nước ổn định triều Nguyễn tiếp tục tổ chức Đội Thanh

Châu theo kiểu quân đội, độc quyền nghề khai thác tổ yến với hai dòng

tổ nghề là họ Trần và họ Hồ truyền đời giữ chức “Quản lĩnh tam tỉnh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!