Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế biển đảo đàng trong thời chúa nguyễn (1558 - 1777).
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
823

Kinh tế biển đảo đàng trong thời chúa nguyễn (1558 - 1777).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

--------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ ề tài:

KINH TẾ BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG

THỜI CHÚA NGUYỄN (1558 – 1777)

Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Thúy

Chuyên ngành : Sƣ phạm Lịch Sử

Lớp : 13SLS

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phƣơng

Đà Nẵng, tháng 05/2017

Lời cảm ơn

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong

Khoa Lịch Sử - Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, đã trang bị cho em

những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Duy Phương,

một người thầy, một người bạn nhiệt tình hướng dẫn cũng như trang bị nhiều kĩ

năng quý báu cho em trong suốt quá trình làm khóa luận của mình.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý thư viện Tổng hợp Đà

Nẵng, thư viện trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, phòng học liệu khoa lịch sử và

sự giúp đỡ nhiệt tình từ các bạn bè đã tạo điều kiện cho em tìm kiếm tư liệu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng

như kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất

mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn để đề tài được

hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Huỳnh Thị Thúy

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XVI – XVIII là giai đoạn khá đặc biệt của lịch sử dân tộc. Đây là thời

kì xảy ra nhiều sự kiện quan trọng như đất nước liên tiếp bị chia cắt bởi các cuộc

chiến tranh Nam Bắc triều kéo dài hơn nửa thế kỉ ; sự phân chia Đàng Trong –

Đàng Ngoài với cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài hơn 200 năm; việc mở

mang lãnh thổ ở Đàng Ngoài. Những sự kiện đó đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử

Việt Nam nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung.

Kinh tế là vận mệnh của một quốc gia dân tộc. Một đất nước hùng mạnh

hoặc suy yếu đều phải dựa trên nền tảng kinh tế. Hiểu được tầm quan trọng này nên

ngay từ thời các chúa Nguyễn di chuyển vào vùng đất mới đã chú ý đến vấn đề

phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực. Tùy thuộc vào vị trí địa lí, nguồn tài nguyên

thiên nhiên mà mỗi khu vực phát triển những ngành kinh tế khác nhau. Với lợi thế

đường bờ biển trải dài, những hòn đảo và quần đảo gần bờ, những vùng đất rộng

lớn màu mỡ và đặc biệt cùng với tính cách cởi mở, hội nhập của cư dân ở vùng đất

mới, việc phát triển kinh tế biển đảo đã được các Chúa Nguyễn quan tâm và đưa ra

nhiều chính sách để phát triển. Trải qua vài thế kỉ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII,

chính nhờ tính cách năng động và hội nhập; sự đồng lòng của vua tôi đã tạo nên

một bộ mặt mới của bức tranh kinh tế xứ Đàng Trong. Từ đây diện mạo của đất

nước đã thay đổi, không chỉ là kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp mà đã

có thêm những hoạt động của kinh tế biển đảo, thoát ra khỏi khuôn khổ kinh tế

truyền thống bao đời nay. Chính các chúa Nguyễn đã góp công sức to lớn trong

công cuộc đổi thay to lớn này.

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng hướng ra biển. Biển đảo

chính là cửa ngõ để vươn ra thế giới, hội nhập và phát triển. Biển đảo Việt Nam

đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển của đất nước. Những hoạt

động kinh tế biển đảo ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ với nhiều

hình thức mới, nhiều loại hình dịch vụ mới đem lại nhiều GDP cho đất nước, được

2

xem như “quả trứng vàng”. Kinh tế biển đảo có được sự phát triển vượt bậc như

vậy hẳn không phải ngẫu nhiên mà trên đà phát triển của quá khứ. Chính vì vậy,

coi trọng và nghiên cứu các hoạt động kinh tế biển đảo và các hình thức khai thác

tài nguyên biển đảo trong quá khứ vừa là để gìn giữ chủ quyền dân tộc, vừa để tạo

đà thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Chính vì vậy, nghiên cứu về kinh tế biển đảo ở Đàng Trong thế kỉ XVI –

XVIII là một việc làm mang nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với những lí do

đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Kinh tế biển đảo ở Đàng Trong thời Chúa

Nguyễn thế kỉ XVI – XIX” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

như:

Viết về kinh tế biển đảo chúa Nguyễn có một số công trình đã đề cập đến

Tác phẩm Xứ Đàng Trong– lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và

XVIII của Li Tana do Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, có nói đến quá

trình di cư của chúa Nguyễn vào Đàng Trong. Tác phẩm còn đề cập đến các mặt

hàng thường xuyên buôn bán và trao đổi trong nền thương mại Đàng Trong, qua đó

cũng phản ánh tiền kim loại ít đi và tiền đồng càng tăng lên. Tác phẩm đã khẳng

định vai trò rất lớn của các chúa Nguyễn trong việc phát triển thương mại Đàng

Trong, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho vùng đất này. Tuy nhiên, tác phẩm cũng

không thể dành một dung lượng lớn để trình bày về kinh tế vùng biển đảo Đàng

Trong.

Tác phẩm Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII (Nguyễn Nghị

dịch) của Nguyễn Thạch Nhã do Nxb Tri thức xuất bản có phần đề cập sơ lược về

sự phát triển thương mại và sự dễ dàng hơn trong việc buôn bán trong nước và

nước ngoài thông qua con đường trên biển Đàng Trong. Qua đó phảng phất một vài

nét về các tầng lớp thị dân và thương nhân giai đoạn thương mại phát triển.

Bài viết Chính sách thương nghiệp đường biển của triều Nguyễn giai đoạn

1802 – 1858 của ThS Đinh Thị Hải Đường, in trong tạp chí nghiên cứu lịch sử

3

2016 đã giới thiệu sơ lược về vị trí thuận lợi của nước ta nằm ven biển, một tiềm

năng để khơi dậy và phát huy nền thương mại biển theo xu hướng phát triển của

giai đoạn cận đại bấy giờ - thời kì sau các cuộc phát kiến địa lý nhu cầu trao đổi

hàng hóa tăng cao. Trên cơ sở đó bài viết nêu lên chính sách thương nghiệp đường

biển của triều Nguyễn trong giai đoạn bấy giờ.

Tác phẩm Ngư nhiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX của Nguyễn Quang Trung

Tiến có đề cập đến hoat động ngư nghiệp, chú trọng đến khai thác và đánh bắt của

ngư dân ở giai đoạn Cận Đại. Tuy nhiên tác phẩm vẫn chưa phản ánh được hoạt

động ngư nghiệp của các giai đoạn trước đó.

Tác phẩm Những điều cần biết về hải đảo Việt Nam do Nxb thanh niên Hà

Nội xuất bản năm 2014 và Tác phẩm Biển Đông, Lịch sử, Pháp lý và quan hệ quốc

tế do Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội nghiên cứu Trung Quốc do nhà xuất bản

Khoa học – xã hội xuất bản đã có nội dung đề cập đến điều kiện tự nhiên của các

đảo và quần đảo nước ta. Bên cạnh đó hai tác phẩm còn khẳng đinh sự quan tâm và

đặt chủ quyền của chúa Nguyễn đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đến

thời triều Nguyễn sau này vẫn được phát huy.

Bài viết Công cuộc khai thác và bảo vệ vùng biển Đàng Trong dưới thời các

chúa Nguyễn của Đỗ Quỳnh Nga, đã đề cập về quá trình di chuyển và xác lập chủ

quyền với vùng đất mới này của các chúa Nguyễn.

Bài viết Các nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong in trong tạp chí

nghiên cứu lịch sử năm 2011, đã đề cập về tiềm năng kinh tế và các loại mặt hàng

chủ yếu của xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn.

Bài viết Biển, đảo Việt Nam trong các tư liệu tiếng Anh từ thế kỷ XVIII đến

giữa thế kỷ XIX của Dương Hà Hiếu in tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 2015, bài

viết giới thiệu sơ lược về vị trí cũng như tầm quan trọng của các đảo, quần đảo, hải

cảng, vịnh của nước ta trong giai đoạn bấy giờ.

Như vậy, ta có thể thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về biển đảo

và các hoạt động kinh tế vùng biển đảo Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn, nhưng

4

chưa có một công trình hay bài viết nào nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện về

vấn đề này. Tuy nhiên, những tư liệu trên là nguồn tài liệu vô cùng quý giá trong

quá trình thực hiện đề tài này.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về các hoạt động kinh tế biển

đảo Đàng Trong thời chúa Nguyễn như: hoạt động thương mại biển, khai thác đánh

bắt thủy hải sản vùng biển đảo, các nghề thủ công truyền thống.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu về kinh tế biển đảo Đàng

Trong thời chúa Nguyễn (1558 – 1777)

- Về không gian: bao gồm toàn bộ vùng đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn từ

Quảng Bình trở vào các tỉnh phía Nam ngày nay.

- Về thời gian: đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian trị vì của các chúa

Nguyễn từ 1558 – 1777

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là khảo cứu một cách toàn diện và có hệ

thống về kinh tế biển đảo Đàng Trong thời chúa Nguyễn giai đoạn từ 1558 – 1777.

Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc giữ gìn và phát triển kinh tế biển

đảo của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện đề tài này giúp chúng tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa

học, qua đây lĩnh hội thêm một số kiến thức góp phần nâng cao trình độ hiểu biết

để góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!