Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển kinh tế biển bền vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tăng cường hợp tác quốc tẽ
phát triển kinh tế biển bền vững
o NGỌC ANH
Viện Chiến lược, chỉnh sách tài nguyên và môi trường
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và chủ quyển đường bờ biển, vùng biển đặc
quyền kinh tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển và hợp tác với
các quốc gia trên thếgiới. Trước những cơ hội và thách thức đểbảo vệ và khai thác
nguồn lợi biển một cách hiệu quả, phát triển kinh tế biển bền vững, Việt Nam luôn
quan tâm và chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tếbiển, đặt vấn đề này trong
các chủ trương đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực.
Tiềm năng kinh tế biển thu
hút cơ hội hợp tác quốc tế
Với hơn 3 nghìn km đường bờ
biển Việt Nam có nhiều lợi thế
phát triển kinh tế biển (KTB),
đóng góp vào sự tăng trưởng KTXH của đất nước. Việt Nam đã,
đang tăng cường mở rộng hợp tác
quốc tế trên mọi lĩnh vực, tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, việc
đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát
triển KTB bền vững được coi là xu
thế tất yếu. Trước tiên là lợi thế về
giao thông giao thương, Việt Nam
có nhiều lợi thế khi nằm gần các
tuyến đường hàng hải kết nối
quốc tế và khu vực, nối liền Ấn
Độ Dương với Thái Bình Dương,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển
ngành hàng hải, công nghiệp tàu
thủy và dịch vụ vận tải. Mạng lưới
cảng biển được hình thành cùng
các tuyến đường bộ, đường sắt
ven biển nối với các tỉnh, thành
phố sâu trong đất liền giúp vận
chuyển nhanh chóng hàng hóa
xuất nhập khẩu đến và đi ở mọi
miền đất nước.
Vùng biển Việt Nam nằm tại
khu vực có tốc độ phát triển kinh
tế cao, có các vịnh kín, độ sâu
lớn, thuận lợi làm cảng nước sâu,
là cầu nối giao thương giữa nhiều
cường quốc kinh tế trên thê giới.
Bên cạnh đó, nhắc đến tiềm năng
KTB Việt Nam không thê' thiếu sự
phát triển của ngành khai thác và
chế biến khoáng sản. Vùng biển
Việt Nam có trên 30 loại hình
khoáng sản với trữ lượng khai
thác khác nhau thuộc các nhóm:
Nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây
dựng, đá quý, khoáng sản lỏng,...
Trong đó, tiềm năng khai thác
dầu khí có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, đóng góp to lớn
vào tăng trưởng chung của đất
nước. Vùng ven biển còn phát
hiện được các sa khoáng, khoáng
vật nặng của các nguyên tố quý
hiếm như: Titan, ziacon, xeri,...
dưới đáy biển còn có các mỏ cát
vật liệu xây dựng với trữ lượng
lớn; nguồn năng lượng tiềm tàng
từ nước biển cũng là những tiềm
lực lớn thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài.
VỊ trí vùng biển Việt Nam còn
được coi là đắc địa với hơn 3.260
km đường bờ biển trải dài từ Bắc
xuống Nam, hình thành các vịnh,
ghềnh đá,... đem lại cho nước ta
hơn 700.000 km2 vùng biển thuộc
chủ quyền và quyền chủ quyền
của Việt Nam theo quy định của
Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982 (Công ước
Luật Biển năm 1982). Việt Nam
còn có hơn 3000 hòn đảo lớn,
nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Do những yếu tô'
phức tạp của lịch sử, địa lý và
pháp lý, tại Biển Đông cũng có
nhiều tranh chấp liên quan đến
Việt Nam về chủ quyền, lãnh thổ
và phân định biển chưa được giải
quyết. Hơn nữa, với bờ biển chạy
dọc Biển Đông, môi trường phát
triển của đất nước liên quan mật
thiết đến tình hình an ninh, truyền
thống và phi truyền thống, tại
vùng biển này.
Dọc bờ biển Việt Nam có
khoảng trên 120 bãi biển đẹp,
trong đó, một sô' bãi biển và vịnh
được đánh giá là những bãi biển
và vịnh đẹp hàng đầu thế giới,
như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nang),
Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió
(Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh
Lăng Cô, vịnh Hạ Long,... Sự
phong phú, đa dạng về tài
nguyên tự nhiên và văn hóa đặc
trưng vùng biển, đảo cũng góp
phần tạo ra những tiềm năng to
lớn và lợi thê' so sánh cho du lịch
biển Việt Nam. Vùng biển Việt
Nam lại nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu
vực ấm quanh năm, tạo thuận lợi
thu hút ngày càng nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước. Do đó,
biển, hải đảo Việt Nam hội tụ đầy
đủ những yếu tô' thuận lợi phát
Tài nguyên và Môi trương 4E
Kỳ 1-Tháng 3/2021