Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
CAO QUỐC THUẬN
KIỂM SÁT VIỆC KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN
CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN LÀ NHÀ Ở
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KIỂM SÁT VIỆC KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN
CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN LÀ NHÀ Ở
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học : Ts. Nguyễn Văn Tiến
Học viên : Cao Quốc Thuận
Lớp : Cao học Luật khóa 2 - Bình Thuận
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án là nhà ở” là công trình nghiên cứu khoa học do bản
thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến.
Những tài liệu, thông tin không thuộc ý tưởng của tác giả được trích dẫn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các nội dung,
kết quả nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả
Cao Quốc Thuận
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 LTHADS Luật Thi hành án 2008, sửa đổi, bổ sung năm
2014, năm 2022
2 LTCVKS Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014
3
Nghị định số
33/2020/NĐ-CP
Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng
3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐCP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thi hành án dân sự
4 Quy chế
Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân
sự kèm theo Quyết định số 810/QĐ-VKSTCV11 ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về
việc ban hành quy chế công tác kiểm sát thi
hành án dân sự, thi hành án hành chính
5
Quyết định số
810/QĐ-VKSTC-V11
Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày
20 tháng 12 năm 2016 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành
quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự,
thi hành án hành chính
6
Quyết định số 94/QĐVKSTC
Quyết định số 94/QĐ-VKSTCngày 22 tháng
3 năm 2021 của VKSNDTC Quy định về quy
trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan
thi hành án dân sự và quy trình, kỹ năng kiểm
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi
hành án dân sự, thi hành án hành chính.
7
Thông tư liên
tịch11/2016/TTLTBTP-TANDTCVKSNDTC
Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC ngày 11 tháng 8 năm
2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi
hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong
thi hành án dân sự.
8 VKS, KSV, CHV Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chấp hành viên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KIỂM SÁT VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI
THI HÀNH ÁN LÀ NHÀ Ở ĐỂ KÊ BIÊN, XỬ LÝ .........................................9
1.1. Kiểm sát việc xác định tài sản của người phải thi hành ánlà nhà ở có
giấy chứng nhận quyền sở hữu để kê biên, xử lý ........................................ 9
1.2. Kiểm sát việc xác định tài sản của người phải thi hành án là nhà ở
không giấy chứng nhận quyền sở hữu để kê biên, xử lý........................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................25
CHƯƠNG 2. KIỂM SÁT THỦ TỤC KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH LÀ NHÀ Ở...........................................................26
2.1. Kiểm sát việc thông báo thi hành án đối với việc kê biên, xử lý tài sản
của người phải thi hành án là nhà ở.......................................................... 26
2.2. Kiểm sát việc thỏa thuận, khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh
chấp về kết quả đấu giá tài sản.................................................................. 29
2.3. Kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà
ở phát sinh giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tòa án có
hiệu lực pháp luật....................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................39
KẾT LUẬN .........................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự xuất phát và gắn liền với hoạt động xét xử của Toà án
nhân dân, giải quyết của trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Thi hành
án dân sự là quá trình diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo hiệu quả của việc thi
hành các quyết định của các chủ thể có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành
viên liên quan đến việc thi hành án dân sự. Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự tự kiểm tra, báo cáo, xuất trình tài liệu để làm rõ việc cơ quan
thi hành án dân sự.
Qua nhiều năm triển khai thực hiện việc kiểm sát thi hành án dân sự, trong
đó có kiểm sát về việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở,
dù pháp luật hiện hành đã được sửa đổi, bổ sung và ngày càng tiệm cận hơn so
với thực tiễn, nhưng còn có những bất cập cần được hoàn thiện.
Cụ thể như:
Thứ nhất, việc thông báo về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành
án là nhà ở, trong một số trường hợp vẫn còn hạn chế. Sau khi ra quyết định thi
hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành
viên tổ chức thi hành. Quyết định thi hành án dân sự phải được gửi cho Viện
kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng kiểm sát trong thời hạn 03 ngày kể từ
ngày ra quyết định cho đương sự để thực hiện. Thông báo về thi hành án dân sự
được thực hiện thông qua các phương thức như: thông báo trực tiếp, niêm yết
công khai, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Kiểm sát viên phải
kiểm sát thời hạn gửi và hình thức thông báo về thi hành án cho đương sự của cơ
quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự, Nghị định số
33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án
dân sự. Trường hợp phát hiện vi phạm về thời hạn, nội dung thông báo về thi
2
hành án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu
tùy theo tính chất mức độ vi phạm để yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự chấn
chỉnh, khắc phục.
Thứ hai, khi tiến hành kiểm sát về việc kê biên, xử lý tài sản của người
phải thi hành án là nhà ở nhưng thuộc sở hữu chung với những người khác thì
phần lớn khó thi hành. Mặc dù Chấp hành viên đã làm đầy đủ các bước theo quy
định tại khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ
sung năm 2014, năm 2022 nhưng vẫn khó xác định đúng phần sở hữu của người
phải thi hành án trong khối tài sản chung đó. Luật thi hành án hiện hành quy
định khá chi tiết việc các đồng sở hữu thực hiện quyền khởi kiện của mình để
xác định tài sản của mình trong khối tài sản chung nhưng thực tiễn lại vướng
mắc về chủ thể, thủ tục khởi kiện. Đây là điểm bất cập hiện nay của luật thi hành
án dân sự, gây khó khăn cho việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành
án là nhà ở.
Thứ ba, đối với việc kiểm sát về việc kê biên, xử lý tài sản của người phải
thi hành án là nhà ở được xây dựng trên đất có quyền sử dụng đất thuộc sở hữu
của người khác. Trong nhiều trường hợp, người phải thi hành án chỉ có tài sản
duy nhất là căn nhà nhưng nằm trên đất của người khác, cơ quan thi hành án dân
sự tiến hành kê biên ngôi nhà để đảm bảo thi hành án nhưng hầu như không thể
xử lý tài sản đã kê biên vì đấu giá không có người mua. Đây là một nguyên nhân
làm cho việc thi hành án bị tồn đọng, kéo dài.
Nguyên nhân chính dẫn đến những vướng mắc, bất cập nêu trên là vì Luật
Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2022 vẫn chưa
hoàn thiện; văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương chưa
kịp thời, thiếu đồng bộ, một số quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn,
làm cho việc vận dụng thiếu thống nhất và hiệu quả.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm khắc phục
những vướng mắc, bất cập trong việc kiểm sát về việc kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án là nhà ở, là cấp thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng
của các đương sự trong hoạt động thi hành án dân sự, đảm bảo pháp luật được
thực thi trên thực tế.
3
Đó cũng là lý do, tác giả lựa chọn đề tài: “Kiểm kiểm sát về việc kê biên,
xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
cao học Luật, chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về kê biên, xử lý tài sản để thi hành án nói chung, kiểm sát về
việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở nói riêng, là đề tài
nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, tiêu biểu có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu giúp ích cho tác giả trong việc hoàn thành luận
văn này, có thể kể đến như:
Giáo trình:
Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật thi hành án dân sự
Việt Nam, Chủ biên Nguyễn Công Bình & Bùi Thị Huyền, Nhà xuất bản Công
an nhân dân. Đây là giáo trình giảng dạy về pháp luật THADS, đáp ứng nhu
cầu học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật THADS. Giáo trình có những
phân tích làm rõ các quy định pháp luật về THADS về thời hiệu, thẩm quyền,
các nguyên tắc cơ bản; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong THADS, việc thực hiện thủ tục kê biên, xử lý tài sản của người phải
THA. Đây là những kiến thức nền cơ bản, khái quát giúp xây dựng nên nội
dung luận văn.
Luận văn:
Đỗ Văn Minh (2016), Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi
hành án dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh. Luận văn là công trình nghiên cứu có trình bày khái quát về lịch sử
hình thành của Luật THADS, các nội dung, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thi hành án, trong đó có cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành
án; làm rõ cơ sở lý luận cũng như thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân trong thi hành án dân sự, làm rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn tới thực trạng,
đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về thi hành án nói
chung và những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân trong thi hành án dân sự, đồng thời kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu
quả hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự.