Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
657.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1739

Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VĂN HÙNG

KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ

TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÁ NGỪNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với

sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn khoa học. Các nội dung, số liệu nêu

trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI

QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ .. 5

1.1. Nhận thức chung về các khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm và

kiến nghị khởi tố ............................................................................................. 5

1.1.1. Khái niệm về tố giác, tin báo về tội phạm ........................................ 5

1.1.2. Khái niệm về kiến nghị khởi tố........................................................ 13

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố...18

1.2. Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm và kiến nghị

khởi tố ............................................................................................................ 19

1.2.1. Nhiệm vụ tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm và kiến nghị khởi tố ........................................................................... 19

1.2.2. Trình tự tiếp nhận và giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến

nghị khởi tố.................................................................................................. 23

1.3. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đối với công tác tiếp nhận, giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố ............................ 28

1.3.1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác,tin

báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố .................................................................. 28

1.3.2. Nội dung công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố

giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố .................................................... 34

Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 40

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI

QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ .. 41

2.1. Thực trạng công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và

kiến nghị khởi tố ..................................................................................................... 41

2.1.1. Tình hình tố giác, tin báo tội phạm và kết quả công tác kiểm sát ............ 41

2.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm sát qua một năm thực hiện Thông tư liên

tịch 6/2013/TTLT ngày 02/8/2013 ....................................................................... 44

2.2. Những tồn tại và vướng mắc, bất cập trong công tác kiểm sát việc giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố ...................................... 46

2.2.1. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm sát ..................................... 46

2.2.2. Những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật đối với hoạt động công

tác kiểm sát .......................................................................................................... 51

2.2.3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế và vướng mắc, bất cập ................... 58

2.3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác kiểm

sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố ................. 61

2.3.1. Về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm sát ..... 61

2.3.2. Các kiến nghị hoàn thiện về cơ sở pháp lý và trong công tác tổ chức thực

hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát .............................................. 64

Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 68

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm khách thể được Bộ luật

Hình sự bảo vệ, nên khi có tội phạm xảy ra thì tất yếu phát sinh trách nhiệm của Nhà

nước trong việc phát hiện kịp thời, xử lý tội phạm và người phạm tội để bảo vệ lợi ích

của Nhà nước, xã hội và công dân.

Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nguồn căn

cứ để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để xem xét quyết định việc khởi tố

hay không khởi tố vụ án hình sự. Nhận thức rõ tầm quan trọng của khâu công tác này

trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Nghị

quyết của Quốc hội về cải cách tư pháp đều đặt ra yêu cầu phải “thực hiện tốt công

tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm…”1

.

Để thực hiện yêu cầu bảo đảm “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp

thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo pháp luật”2

, “Không để lọt tội phạm và

người phạm tội, không làm oan người vô tội”3

thì hoạt động kiểm sát việc giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát là rất cần thiết, có

vai trò quan trọng, thực hiện tốt công tác này ngay từ khi tội phạm xảy ra nhằm góp

phần bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi

tố đúng pháp luật, có căn cứ, khách quan và triệt để, khắc phục việc bỏ lọt tội phạm,

không làm oan người vô tội.

Thực hiện chủ trương về cải cách tư pháp, yêu cầu phải tăng cường trách

nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, công tác

kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã có nhiều

chuyển biến tích cực, tuy nhiên công tác này vẫn còn những hạn chế và vướng mắc,

bất cập dẫn đến hiệu quả công tác chưa cao. Trong tiếp nhận, phân loại, thụ lý giải

1Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư

pháp trong thời gian tới”. Nghị quyết số 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội

phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013.

2Khoản 1, Điều 3 Bộ luật Hình sự.

3Khoản 3, Điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2

quyết còn vi phạm phổ biến như: không thụ lý đầy đủ, thực hiện không đúng trình tự,

thủ tục quy định, giải quyết quá hạn chiếm tỷ lệ cao; một số tố giác, tin báo về tội

phạm giải quyết không đúng thẩm quyền, giải quyết không chính xác, trình trạng

“khép kín” từ việc tiếp nhận thông tin và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vẫn

còn xảy ra, do cơ chế trách nhiệm cung cấp giữa cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp

nhận, giải quyết và Viện kiểm sát không rõ ràng, chưa đầy đủ; việc nắm, quản lý tố

giác, tin báo về tội phạm ở nhiều Viện kiểm sát là không đầy đủ, kịp thời; Viện kiểm

sát là cơ quan được giao chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp nhưng lại thiếu các cơ chế pháp luật để Viện kiểm sát thực hiện trách

nhiệm này, thiếu các cơ chế bảo đảm cho mọi yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát

về chứng minh tội phạm được thực hiện đầy đủ… từ đó chất lượng, hiệu quả công

tác kiểm sát còn hạn chế, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, sự mong

đợi của nhân dân: Việc giải quyết, xử lý tin báo về tội phạm chưa kịp thời, tội phạm

còn bị bỏ lọt, chưa được phát hiện nhanh chóng, xử lý nghiêm minh.

Để góp phần khắc phục những tồn tại và vướng mắc, bất cập trong hoạt

động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi

tố, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát lĩnh vực này cần

nghiên cứu thực trạng về thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Ngành Kiểm sát, rút ra nguyên

nhân của những hạn chế, vướng mắc bất cập, từ đó đề ra những giải pháp và

kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác kiểm sát trong thời

gian tới.

Từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo

về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu luận văn cao học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, theo chúng tôi được biết, đã có các bài viết đăng trên tạp chí

Kiểm sát đề cập vấn đề này, cụ thể: bài Thực trạng và kiến nghị nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến

3

nghị khởi tố của tác giả Bùi Mạnh Cường đăng trên tạp chí số 1/2011; Một số giải

pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm và kiến nghị khởi tố của tác giả Đỗ Mạnh Quang đăng trên tạp chí số 11/2011...

Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các báo cáo chuyên đề về công tác này

vào năm 2010, 2014. Các bài viết, báo cáo chuyên đề đã nêu thực trạng những vướng

mắc, bất cập, những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của

Viện kiểm sát. Tuy nhiên, chưa có luận văn nghiên cứu đề tài: "Kiểm sát việc giải

quyết việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố" để lý giải toàn

diện những vấn đề đặt ra về lý luận và thực tiễn, nên việc nghiên cứu đề tài này là vấn

đề mới có ý nghĩa thiết thực trong việc hoàn thiện về mặt lý luận, cũng như phương

diện pháp luật, giải quyết những yêu cầu thực tiễn đòi hỏi để thực hiện tốt chức năng,

nhiệm vụ của Viện kiểm sát.

3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu

a. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ lý luận về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm và kiến nghị khởi tố, đồng thời làm rõ những bất cập trong áp dụng các quy

định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố từ đó đề xuất kiến

nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động công tác kiểm sát.

b. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài luận văn nghiên cứu về vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn hoạt động

công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của

ngành Kiểm sát nhân dân.

c. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến

nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, trong đó tập trung

đi sâu về kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội

phạm và kiến nghị khởi tố.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!