Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không gian, thời gian nghệ thuật hay nỗi ám ảnh đời người trong vở kịch
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007
7
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT HAY NỖI ÁM ẢNH ĐỜI NGƯỜI
TRONG VỞ KNCH “ NHỮNG NGÀY TƯƠI ĐẸP” CỦA SAMUEL BECKETT
Nguyễn Thị Quyên (Khoa Khoa học Tự nhiên & XH- ĐH Thái Nguyên)
Samuel Beckett ( 1906-1989) là đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Kịch phi lý, “một
hiện tượng văn hoá của thế kỷ XX” [1]. Vở kịch Trong khi chờ Godot của ông được đánh giá là
vở kịch gây ảnh hưởng nhất thế kỷ và chính nó đã góp công đầu đưa Beckett từ một nhà văn
chưa mấy tiếng tăm lên bục vinh quang của giải Nobel.
Nếu như Trong khi chờ Godot là vở kịch nổi tiếng nhất của Beckett còn giữ lại ít nhiều
những hư ảnh, dù mờ nhạt của kết cấu kịch truyền thống thì Những ngày tươi đẹp (Happy days)
được coi là vở kịch dài cuối cùng của ông còn có kết cấu phân hồi với những nhân vật có tên.
Trong những vở kịch về sau, chút ít ảnh hưởng ấy từ kịch truyền thống đã hoàn toàn bị loại bỏ.
Do vậy, Những ngày tươi đẹp giống như là dấu gạch giữa hai giai đoạn sáng tác kịch của
Beckett, có một vị trí bản lề giúp khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, các tài liệu nghiên cứu chuyên biệt về Những
ngày tươi đẹp ở Việt Nam còn ở mức độ khiêm tốn, đặc biệt là nghiên cứu về kết cấu không
gian, thời gian nghệ thuật trong vở kịch này. Đáng kể nhất là bài viết về Beckett trong giáo trình
Văn học phương Tây của PGS Đặng Anh Đào, trong đó bà đã đề cập đến một số đặc sắc của tác
phNm này. Thế nhưng, không ít nhà nghiên cứu nước ngoài lại đánh giá rất cao vở kịch. Các nhà
nghiên cứu tên tuổi về Kịch phi lý như Martin Esslin, William Marx hay Raymond
Federman.v.v. trong các công trình nghiên cứu của họ, đều đã tiếp cận kết cấu của Những ngày
tươi đẹp. Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn phân tích kết cấu vở kịch trong đối sánh
với các tác phNm quan trọng khác của nhà văn qua đó chỉ ra sự khác biệt giữa những vở kịch mà
Beckett viết trong thời kỳ đầu với những tác phNm sáng tác giai đoạn sau. Chính vì vậy, với bài
viết này, chúng tôi muốn bước đầu khám phá những đặc sắc về kết cấu không gian, thời gian
nghệ thuật của vở kịch nhằm khám phá sâu hơn nữa thế giới nghệ thuật kịch phi lý của Beckett.
Bởi như trên đã đề cập, đây là một tác phNm có tính gạch nối giữa hai giai đoạn sáng tác của nhà
văn ở đó có thể thấy đường đi của những vở “kịch của sự phân huỷ” để hình thành nên “sân
khấu của tuyệt vọng” những thập niên giữa thế kỷ XX.
Như đã biết, thời gian và không gian nghệ thuật là “những ph)m chất định tính quan
trọng của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ
chức nên kết cấu của tác ph)m” [2]. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm
được trong tác phNm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm,
với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai. Cũng như thời gian nghệ thuật, không
gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình thế giới độc lập có tính
chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả.
Cơ sở chung của kết cấu kịch truyền thống là việc phân chia tác phNm thành các hồi và
cảnh. Bằng cách đó, mỗi thời điểm ứng với sự kiện được miêu tả ở mỗi hồi tiếp nối với các thời
điểm khác. Thời gian được miêu tả trong tác phNm kịch (tức thời gian thực tại) ứng với thời gian
cảm thụ (tức thời gian nghệ thuật). Do đặc trưng của thể loại, kịch tác gia có những ưu thế đặc