Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Motif không gian và thời gian trong truyện cổ tích việt nam
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
852.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1306

Motif không gian và thời gian trong truyện cổ tích việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐAI Ḥ OC Đ ̣ À NẴNG

TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHAṂ

KHOA NGỮ VĂN

================

VÕ ĐÌNH TRUNG

MOTIF KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG TRUYỆN

CỔ TÍCH VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

GVHD: PGS.TS Lê Đức Luận

Ðà Nẵng, 5/2018

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS. TS Lê Đức Luận. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung

thực của nội dung khoa học trong công trình nghiên cứu này.

Giáo viên hướng dẫn Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015

Tác giả khóa luận

PGS.TS Lê Đức Luận Võ Đình Trung

2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin

gửi lời cảm ơn chân thành đến:

❖ Quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn và trường Đại học Sư phạm- Đại học

Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.

❖ Thầy Lê Đức Luận, người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong

suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Qua đây, tôi xin gửi tới thầy lời biết ơn

chân thành và sâu sắc nhất.

❖ Gia đình, bạn bè, người thân luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá

trình thực hiện đề tài.

Với việc thực hiện một đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian và khả

năng còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính

mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Đà Nẵng tháng 04 năm 2017

3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 2

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................. 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 8

5. Bố cục luận văn................................................................................................ 8

NỘI DUNG........................................................................................................... 9

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 9

1.1.Truyện cổ tích và vấn đề phân loại truyện cổ tích..................................... 9

1.1.1.Khái niệm về truyện cổ tích ........................................................................ 9

1.1.2.Vấn đề phân loại truyện cổ tích Việt Nam............................................... 10

1.2. Khái niệm motif và không-thời gian nghệ thuật..................................... 13

1.2.1. Khái niệm về motif ................................................................................... 13

1.2.2. Lý thuyết về không gian - thời gian nghệ thuật...................................... 15

1.2.2.1. Không gian nghệ thuật........................................................................... 15

1.2.2.2. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 17

1.2.3. Mối quan hệ giữa motif và không gian - thời gian nghệ thuật ........... 18

Tiểu kết chương 1:............................................................................................. 19

CHƯƠNG 2 MOTIF KHÔNG-THỜI GIAN GIAN TRONG TRUYỆN CỔ

TÍCH VIỆT NAM ............................................................................................. 20

2.1. Các kiểu motif không gian trong truyện cổ tích...................................... 20

2.1.1. Motif không gian hiện thực ..................................................................... 20

2.1.1.1. Nhóm biểu tượng không gian làng quê .................................................. 21

2.1.1.2. Nhóm biểu tượng không gian gia đình................................................... 25

2.1.1.3. Nhóm biểu tượng không gian cung đình ................................................ 31

4

2.1.1.4. Nhóm biểu tượng không gian núi rừng và biển đảo .............................. 33

2.1.2. Motif không gian huyền ảo...................................................................... 37

2.1.2.1. Nhóm biểu tượng không gian cõ tiên, cõi trời ...................................... 37

2.1.2.2. Nhóm biểu tượng không gian thủy phủ, âm phủ.................................... 39

2.2. Các kiểu motif thời gian trong truyện cổ tích ......................................... 42

2.2.1. Nhóm biểu thị thời gian hiện thực .......................................................... 42

2.2.2. Nhóm biểu tượng thời gian kỳ ảo............................................................ 48

Tiểu kết chương 2:............................................................................................. 54

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA MOTIF KHÔNG -THỜI GIAN

TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM..................................................... 55

3.1. Biểu đạt hoàn cảnh ra đời của nhân vật .................................................. 55

3.1.1. Hoàn cảnh đời thường............................................................................. 55

3.1.2. Hoàn cảnh kì ảo ....................................................................................... 58

3.2. Biểu đạt hoạt động của nhân vật .............................................................. 59

3.2.1. Biểu đạt sự thử thách tài năng ................................................................ 59

3.2.2. Biểu đạt sự phân định tốt xấu ................................................................. 62

3.3. Biểu đạt sự kết cục của số phận nhân vật................................................ 64

3.3.1. Biểu đạt sự kết cục của số phận nhân vật thiện..................................... 64

3.3.2. Biểu đạt sự kết cục của số phận nhân vật ác.......................................... 65

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 69

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngay từ thưởu sơ khai lập địa, văn học dân gian Việt Nam xuất hiện như

chiếc cầu nối gắn kết nhân dân Việt Nam với nhau. Văn học dân gian Việt Nam

trải qua chặng đường hình thành và phát triển lâu dài đã gặt hái cho mình nhiều

thành tựu xuất sắc. Văn học dân gian Việt Nam mang đậm vẻ đẹp, sự tài năng và

phẩm chất cao quý của nhân dân Việt Nam. Và phải chăng vì thế mà Bác Hồ đã

từng nói rằng: “…. Những sáng tác ấy là hòn ngọc quý”. Và nếu như “ ca dao,

tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân và thể hiện sự thông thái,

trí thông minh của nhân dân, truyền thuyết là những câu chuyện phản ánh

nguồn gốc và văn hóa- lễ nghi của dân tộc” thì truyện cổ tích lại là những ước

mơ, khát vọng của nhân dân về một cuộc sống bình đẳng, giản dị, hạnh phúc và

là tiếng nói đấu tranh chống lại thế lực ác và sự bất công trong xã hội. Có một

nhận định rằng: “Đọc những câu chuyện cổ tích, ta như đắm chìm vào một thế

giới vừa thực vừa ảo, ta như bay lên không trung, tiếp xúc với những con người

chân chất, phúc hậu, ngạc nhiên trước những thế lực thần kỳ,.. nói chung truyện

cổ tích đã mở ra một đôi mắt khác để nhìn vào một cuộc sống khác – trong đó có

những điều mà con người còn chưa lý giải được”

Truyện cổ tích là những tác phẩm hết sức hoàn chỉnh và chỉnh chu về mọi

mặt: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, không gian – thời gian nghệ thuật, motif.

Trong đó, motif không gian và thời gian trong truyện cổ tích là một yếu tố nổi

bật trong truyện cổ tích. Nhìn chung, truyện cổ tích thường xoay quanh một số

motif không gian và thời gian phổ biến như: không gian hiện thực, không gian

huyền ảo, không gian tâm linh, không gian gia đình, không gian đời thường,

không gian khép kín, thời gian quá khứ vĩnh hằng, thời gian tuần tự, thời gian

trần thế, thời gian phi trần thế,..

Là một người con của dân tộc Việt Nam, tuổi thơ tôi lớn lên trong những

câu chuyện kể của bà, của cha mẹ cùng với quá trình phấn đấu, rèn luyện trong

6

học tập đến tận hôm nay. Tình yêu văn học dân gian ngày càng lớn và sự nhiệt

huyết, đam mê muốn tìm tòi và khai phá những vấn đề mới trong truyện cổ tích,

vì thế tôi xin chọn đề tài: “Motif không gian và thời gian trong truyện cổ tích

Việt Nam”. Đây cũng là cơ hội giúp tôi vững vàng hơn trong khoa học, nâng cao

giá trị tìm hiểu nghệ thuật của truyện cổ tích và cảm thụ vẻ đẹp nhân văn từ

những câu chuyện cổ tích.

Với đề tài Motif không gian và thời gian trong truyện cổ tích Việt Nam tôi

hi vọng mang lại một hướng tiếp cận mới về truyện cổ tích Việt Nam nói chung

và văn học dân gian Việt Nam nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu văn học dân gian được chú trọng mạnh mẽ vào những năm 50

của thế kỷ XIV, với những công trình tiêu biểu như: Kho tàng truyện cổ tích

Việt Nam (1958-1952) của giáo sư Nguyễn Đổng Chi, Sơ bộ tìm hiểu vấn đề

của truyện cổ tích thong qua truyện cổ tích Tấm Cám (1968) của Đinh Gia

Khánh. Sau đó, việc nghiên cứu văn học dân gian và truyện cổ tích được chú

trọng nhiều hơn với những công trình khác như: Người anh hùng làng Gióng

(1969) và Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974) của Cao Huy

Đỉnh, Văn học dân gian (1972-1977) của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên,

Truyện cổ tích dưới con mắt của các nhà khoa học (1989) của Chu Xuân Diên,

Cổ tích thần kỳ người Việt- đặc điểm, cấu tạo, cốt truyện (1994) của Tăng Kim

Ngân, Bình giảng truyện dân gian (1996), Văn học dân gian Việt Nam tập 1+2

(1991) và Đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian (1999) của Đỗ

Bình Trị, Nhìn chung, các công trình trên đã đi sâu vào khảo sát, phân tích

những tác phẩm văn học dân gian và đặc biệt chú ý nhiều đến truyện cổ tích.

Trong chuyên luận Truyện cổ tích dưới con mắt của các nhà khoa học (1987)

của Chu Xuân Diên. Đây được xem như là công trình tổng hợp và đúc kết những

xu hướng nghiên cứu của truyện cổ tích của những nhà nghiên cứu ở khắp mọi

nơi. Công trình nhằm hướng tới mục đích tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu sâu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!