Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Motif trong truyện ngắn của edgar allan poe.
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
857.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1034

Motif trong truyện ngắn của edgar allan poe.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

HỨA TRẦN THỊ PHƯƠNG

Motif trong truyện ngắn của Edgar Allan

Poe

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn học Mỹ được đánh giá là một nền văn học trẻ nhưng đã đạt được rất

nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy chỉ bắt đầu phát triển từ thế kỉ XIX nhưng Mỹ đã tạo

được một đội ngũ sáng tác đông đảo vào hàng bậc nhất thế giới và dựng nên những

tượng đài văn học bất hủ không thua kém bất kỳ quốc gia có bề dày lịch sử văn học

nào. Thế kỷ XIX là bước khởi đầu cho một nền văn học phát triển mạnh mẽ như

bây giờ, nhưng ngay từ giai đoạn này Mỹ đã ghi danh mình một cách ấn tượng vào

kho tàng văn học thế giới với nhiều tên tuổi lừng lẫy. Về lĩnh vực truyện ngắn, nếu

như ở Pháp người được suy tôn vĩ nhân là G. Maupassant, ở Nga là Chekhov thì

một tác giả mà người ta không thể không nhắc đến khi nói về truyện ngắn Mỹ và

truyện ngắn thế giới là Edgar Allan Poe. Ông là người không chỉ gây nên nhiều

sóng gió trên văn đàn Hoa Kỳ mà ở cả châu Âu lẫn Nga đều công nhận vai trò to

lớn của ông.

Là tác giả có vị trí nền tảng của một nền văn học vĩ đại như vậy, Edgar Allan

Poe luôn được độc giả trên toàn thế giới ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ không chỉ ở tài

năng văn chương mà còn ngưỡng mộ ở tinh thần đi trước thời đại và nhiều kĩ thuật

truyện mà những thế kỷ sau nhiều tác giả còn học hỏi. Các truyện ngắn của Edgar

Allan Poe đã chinh phục được người đọc bao thế hệ bằng chính sức hấp dẫn lạ kỳ

và những giá trị độc đáo. Có được điều này là nhờ một phần vào nghệ thuật xây

dựng truyện lôi cuốn mà motif truyện là một trong những yếu tố quan trọng. Trong

những truyện ngắn của mình, Edgar Allan Poe đã dày công xây dựng các motif và

vận dụng nó một cách thành công, cộng với kỹ thuật linh hoạt, cấp cho hình thức

truyện những ý nghĩa nội dung hấp dẫn về sự mơ hồ kì ảo và dự báo những vấn đề

của thời đại như tội ác – hình phạt, sự vô thức, vấn đề siêu nhân hay sự rạn nứt nhân

3

cách… Chính tính chất đa chiều làm cho những truyện ngắn của Poe hấp dẫn, đầy

chất trí tuệ và tính nhân văn - những giá trị muôn đời của văn học.

Từ sức hấp dẫn lạ kỳ về những sáng tạo độc đáo của Edgar Allan Poe khi

tiếp xúc với tác phẩm của ông, chúng tôi quyết định chọn đề tài Motif trong truyện

ngắn của Edgar Allan Poe để nghiên cứu. Nếu thành công, chúng tôi hi vọng sẽ góp

thêm một cái nhìn cụ thể từ một phương diện độc đáo trong truyện ngắn Edgar

Allan Poe để làm nền tảng hiểu sâu hơn về truyện ngắn của ông.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Edgar Allan Poe là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Mỹ ở thế

kỷ XIX. Tuy tên tuổi và sự nghiệp của ông vẫn chưa được đưa vào chương trình

giảng dạy các cấp, cũng không có những ánh hào quang rực rỡ vây quanh như một

số tác giả cùng thời nhưng Edgar Allan Poe vẫn được đánh giá là nhà thơ - nhà văn

tài năng, là người có công lớn đối với nền văn học thế giới. Như vậy, tên tuổi và tài

năng của ông đã, đang và sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả, nhiều nhà

nghiên cứu, phê bình văn học không chỉ trong biên giới nước Mỹ mà còn ở nhiều

nước khác trên thế giới.

Edgar Allan Poe đến với Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX (1917),

đến nay đã gần một thế kỷ và đã nhận được sự quan tâm đáng kể của một lượng nhà

nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học nổi tiếng. Chúng tôi xin điểm qua một số

công trình nghiên cứu tiêu biểu về Edgar Allan Poe và về truyện ngắn của ông như:

Tác giả Lê Huy Bắc trong quyển Văn học Mỹ có giới thiệu về những nét

chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Edgar Allan Poe. Ông đánh giá “Edgar Allan

Poe được thế giới suy tôn là người khai sinh ra các thể loại truyện trinh thám, truyện

kinh dị, truyện mang tính chất biểu tượng. Ông là nhà thơ lớn , thủ lĩnh của khuynh

hướng tượng trưng, đồng thời là phê bình lỗi lạc của Mỹ. Với tất cả những đóng

góp ấy, ông được nhiều người xem là cha đẻ của nền văn học Mỹ” [2, tr.26].

Cùng là tác giả Lê Huy Bắc trong Đặc trưng truyện ngắn Anh Mỹ, ông đã có

rất nhiều nhận định, phân tích, đánh giá đặc sắc về Edgar Allan Poe và truyện ngắn

kinh dị. Tác giả tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều biến động và đầy thăng trầm của nhà

4

văn người Mỹ gốc Anh tài năng này. “Ông là nhà tiên phong của những hình thức

thẩm mỹ đòi hỏi tư duy cao” [5, tr.99]. Lê Huy Bắc có nhiều đánh giá về truyện

ngắn kinh dị của Poe, khẳng định “truyện của Poe dù viết theo bất cứ kiểu nào thì

cuối cùng cũng đều hướng đến cái kinh dị” [5, tr.99] và “truyện của không bao giờ

bị xếp vào mảng truyện giải trí tầm thường mà đấy là loại truyện bác học, có tính

khái quát sâu rộng, gợi mở nhiều khía cạnh phong phú về cuộc đời” [5, tr.103]. Tác

giả chia truyện kinh dị của Edgar Allan Poe ra làm hai loại: loại có thể cắt nghĩa và

loại không thể cắt nghĩa và tìm hiểu khá cụ thể hai thể loại này. Ngoài ra Lê Huy

Bắc còn nhắc đến motif song trùng trong truyện ngắn của Poe thể hiện trên phương

diện nhân vật. Ông cho rằng Edgar Allan Poe xây dựng nhân vật song trùng là chính

từ nguyên nhân ẩn sau trong mỗi con người “Phải chăng một nửa kia của con người

là hiện thân của nỗi sợ hãi mang tính bản thể mà khó có thể dứt bỏ?” [5, tr.104] và

nhận định “viết những áng văn vừa thể hiện chất trí tuệ tuyệt vời qua lối tư duy

khoa học thật sự logic vừa thể hiện sự tưởng tượng tự do đến mức hoang đường…

tất cả tạo nên một diện mạo Poe độc nhất vô nhị trên văn đàn” [5, tr.115].

Quyển Edgar Poe Khát khao sáng tạo và hủy diệt của tác giả Jacques Cabau,

bản dịch của Khổng Đức là công trình nghiên cứu chi tiết về Edgar Allan Poe. Tác

giả chú ý đến những cột mốc ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác, phân tích, đối

chiếu những chi tiết có trong truyện xuất phát từ cuộc đời thực của Edgar Allan Poe.

Jacques Cabau có những ý kiến, nhận định về phong cách nghệ thuật, về quan niệm

thẩm mỹ, về tư tưởng nhận thức thế giới khách quan… của Edgar Allan Poe đối với

sáng tác văn chương cũng như đối với công tác lí luận phê bình văn học. Trong hoạt

động sáng tác, theo Poe “truyện ngắn thành công là truyện tạo ra cho độc giả một

cảm giác độc nhất khống ngự, bao nhiêu sự chú ý đổ dồn vào đó và khép lại” [7,

tr.50-51]. Poe mang nỗi đau từ thân thế đến cuộc đời với “những đivan sâu thẳm

như những nấm mộ” [7, tr.99] và “đem tinh thần ướp lạnh” [7, tr.109] “không cầu

nguyện cho an bình” [7, tr.128] với “chủ nghĩa duy mỹ” [7, tr.128] để sáng tạo ra

những “giấc mộng của tử thần” [7, tr.170] với những truyện hoang đường kì ảo. Tác

giả khẳng định “tất cả những anh hùng của Poe đều chống đối tính song trùng của

5

nó” [7, tr.158] và dặn người đọc hãy lưu ý đến những chủ đề biểu lộ tình cảm đạo

đức giả, sự khâm liệm vùi lấp suy tư, sự trắng toát của cường toan, màu sắc linh

thiêng của cái chết.

Bài viết Edgar Poe và truyện trinh thám của Jorges Luis Borges – nhà văn

Achentina do Ngô Tự Lập dịch có đề cập đến những đóng góp lớn lao cho thể loại

truyện trinh thám. Tác giả cho rằng “có hai người mà thiếu họ văn học hiện đại

không thể như nó đang tồn tại. Hai người đó đều là người Mỹ và cùng sống vào thế

kỷ trước: Walt Whitman – cha đẻ của cái mà người ta gọi là thơ dấn thân chẳng hạn

như Neruda và vô vàn tập thơ cả hay lẫn dở; và Edgar Poe – cội nguồn chủ nghĩa

tượng trưng của Bauderlaire” [14; tr.693]. Tác giả bình luận nhiều đến kỹ thuật

truyện của Poe, cách ông sáng tạo sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh… và nhấn mạnh

“Nhưng tôi tin rằng tác phẩm của ông nhìn toàn thể là tác phẩm của một thiên tài”

[14; tr.704]. Theo ông, Edgar Allan Poe là người đã sáng tạo ra thể loại truyện trinh

thám và đồng thời cũng sáng tạo ra độc giả của thể loại truyện trinh thám cùng nhân

vật anh tài trí tuệ.

T.S Nguyễn Văn Tùng với bài viết Bạn biết gì về Văn học trinh thám đã

đánh giá, bình luận rất hay và độc đáo về một số truyện trinh thám nổi tiếng của

Edgar Allan Poe (Bí mật của Marie Roget, Vụ án mạng trên phố Morgue…) cũng

như về cuộc đời đầy đau khổ và mất mát của Edgar Allan Poe. Ông đánh giá Poe là

tác giả có “phương pháp phân tích khoa học, tư duy nhận định phán đoán sắc sảo,

tầm hiểu biết uyên thâm về các lĩnh vực tâm lý học, tội phạm học, kiến trúc, hội

họa, hóa học, sinh học… Poe đã hoàn toàn chinh phục bạn đọc rộng rãi” [19; tr.11].

Bài viết Motif cái song trùng trong truyện ngắn của Edgar Poe của Th.S Lê

Nguyên Long là một công trình nghiên cứu khá chi tiết về phương diện motif trong

truyện của Edgar Allan Poe. Ông phân tích motif này trên hai kiểu: Kiểu song trùng

như là sự tồn tại không thể thiếu nhau và kiểu song trùng tồn tại như ám ảnh của

nhau. Theo ông, kiểu song trùng thứ nhất thường xuyên xuất hiện ở những nhân vật

có mối quan hệ mật thiết như anh - em, vợ - chồng… và thường nhuốm đầy màu sắc

siêu nhiên, bí ẩn. Còn kiểu song trùng thứ hai biểu hiện rõ ở sự rạn nứt nhân cách:

6

“cái song trùng như là một ám ảnh, một đối thủ khiêu chiến và gặp cái song trùng

của mình là một biến cố tai hại, đôi khi là dấu hiệu cái chết” [26]. Kiểu song trùng

này được biểu hiện ở cặp đôi người - người, người - vật. Tác giả khái quát “kiểu

nhân vật song trùng hay motif cái song trùng là một motif tồn tại xuyên suốt trong

nhiều truyện ngắn của Edgar Poe… sự đa chiều, đa nghĩa đã khiến cái kì ảo và

truyện ngắn kì ảo của Poe không hề là loại truyện kinh dị dễ gây cảm giác rùng rợn, giật

gân mà ngược lại chứa đầy chất trí tuệ, tính nhân văn của nhân loại muôn đời” [26].

Th.S Hoàng Tố Mai với công trình Người kể chuyện và giọng điệu kể chuyện

trong loạt truyện rối loạn tâm thần của Edgar Allan Poe đã khảo sát các yếu tố

nghệ thuật như người kể chuyện, giọng điệu kể chuyện trong một số truyện của Poe

như: Trái tim kể tội, Con mèo đen, Thùng rượu Amontillado. Phân tích trạng thái

tâm thần của nhân vật, diễn biến cốt truyện, giọng điệu người kể và nhân vật cùng

những thủ pháp nghệ thuật tạo nên sức hút đối với truyện ngắn Edgar Allan Poe.

Tác giả nhận định “ẩn dưới những trang viết u ám và chết chóc kia là cảm hứng

nghệ thuật thuần khiết với những âm hưởng nhân văn lan tỏa” [27]. Ông là người

cầm bút đầu tiên đã hệ thống lại kinh nghiệm viết truyện ngắn hay như chính ông tự

nói là “mánh lới”, xảo thuật nghề nghiệp trong các bài tiểu luận của mình và kinh

nghiệm của ông đã để lại bài học nghề nghiệp vô giá cho những nhà văn hậu thế.

Với văn học Việt Nam, Edgar Allan Poe không phải là một cái tên xa lạ, ông

là một hiện tượng văn học đang được tìm tòi, khám phá để khẳng định những mặt

ảnh hưởng và ý nghĩa từ những sáng tác của ông đối với quá trình hình thành, phát

triển lý luận, thơ ca và truyện ngắn hiện đại của nền văn học Việt Nam.

Nhìn chung, quá trình tiếp nhận, dịch thuật, nghiên cứu, phê bình…về truyện

ngắn của Edgar Allan Poe ngày càng được đông đảo các nhà lý luận, phê bình

nghiên cứu văn học và bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên vì trình độ và điều kiện có hạn

chúng tôi chỉ xin điểm qua một số công trình tiêu biểu như trên. Các công trình này

đã đề cập và phân tích về khá nhiều vấn đề của tác giả Edgar Allan Poe như cuộc

đời, sự nghiệp, về truyện ngắn và những đặc điểm truyện ngắn của ông như: giọng

điệu, nhân vật, motif song trùng… Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy vẫn chưa thực sự

7

có công trình nào nghiên cứu sâu về motif trong truyện ngắn của ông. Cảm thấy đây

là một đề tài hay và hấp dẫn, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu motif trong

truyện ngắn của Edgar Allan Poe. Hi vọng công trình nhỏ này sẽ đóng góp một góc

nhìn vào bức tranh nghiên cứu truyện ngắn của Edgar Allan Poe.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số motif tiêu biểu trong truyện

ngắn của Edgar Allan Poe.

Phạm vi nghiên cứu: Văn bản mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài này

là quyển Tuyển tập Edgar Allan Poe, gồm 40 truyện, Nhà xuất bản Văn học do Ngô

Tự Lập và nhóm Địa cầu văn hóa dịch.

4. Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như:

Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng

để tìm hiểu, phân tích những đặc điểm trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe để

tìm ra motif; tổng hợp kết quả của những phân tích này để rút ra luận điểm của bài.

Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Đặt các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm

trong một hệ thống để tìm ra những đặc điểm chính của motif trong truyện ngắn của

Edgar Allan Poe.

Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học: Edgar Allan Poe là một

nhà văn có vai trò và vị thế lớn trong nền văn học Hoa Kỳ và văn học thế giới,

nhưng cuộc đời của ông, đặc biệt là cái chết của ông đến nay vẫn được xem là điều

bí ẩn. Tìm hiểu tác phẩm của ông nói chung, và truyện ngắn nói riêng thì tất nhiên

phải vận dụng kiến thức tổng hợp từ cuộc đời tác giả, quá trình sáng tác, những

chuyện đời tư, quan niệm nghệ thuật…của nhà văn.

5. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần tài liệu tham khảo, phần mục lục thì bài khóa luận

còn có các chương chính như sau:

Chương 1: Edgar Allan Poe và truyện ngắn kinh dị

Chương 2: Một số motif tiêu biểu trong truyện ngắn Edgar Allan Poe

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!