Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MÔNG THỊ BẠCH VÂN
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN THƠ TÀY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MÔNG THỊ BẠCH VÂN
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN THƠ TÀY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý khoa học,
Khoa Ngữ văn, các thầy, các cô trong tổ Văn học Việt Nam, Trường Đại học
sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Đức
Ngôn – người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Cảm ơn các bạn, những người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả
Mông thị Bạch Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...................................................... 6
3.1. Mục đích .................................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát ............................................... 8
5.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
5.2. Tư liệu khảo sát ......................................................................................... 9
6. Đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 9
7. Cấu trúc luận văn. ......................................................................................... 9
B. PHẦN NỘI DUNG10
Chƣơng 1: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN, THỜI
GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY .............................. 10
1.1. Khái niệm về không gian và thời gian nghệ thuật .................................... 11
1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ........................................................... 11
1.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật............................................................... 12
1.2. Phân loại không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.......... 15
1.2.1. Phân loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày........................... 15
1.2.2. Phân loại thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày .............................. 17
1.3. Đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.1. Đặc điểm của không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.................... 18
1.3.2. Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.............................. 23
Chƣơng 2: SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN THƠ TÀY....................................................................................... 29
2.1. Các hình ảnh về không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày................... 29
2.1.1. Không gian sinh hoạt .............................................................................. 29
2.1.2. Không gian thiên nhiên ........................................................................... 36
2.1.3. Không gian siêu hình .............................................................................. 41
2.1.4. Nhận xét chung về các loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ
Tày..................................................................................................................... 46
2.2. Các thủ pháp biện pháp thể hiện không gian nghệ thuật ........................... 47
2.2.1. Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ .................................................................... 48
2.2.2. Sử dụng cách lặp từ và dùng các từ láy .................................................. 52
2.2.3 Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ.................................................................. 54
2.2.4. Sử dụng những cặp từ đối lập ................................................................. 56
2.3. Các công thức thể hiện không gian nghệ thuật .......................................... 59
2.3.1. Sáng tạo từ công thức dân ca Tày với các hình ảnh truyền thống .......... 59
Chƣơng 3: SỰ THỂ HIỆN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN THƠ TÀY............................................................................... 61
3.1. Các hình ảnh về thời gian nghệ thuật......................................................... 62
3.1.1. Thời gian thực ......................................................................................... 62
3.1.2. Thời gian thiên nhiên .............................................................................. 66
3.1.3. Thời gian siêu hình.................................................................................. 75
3.1.4. Nhận xét chung về gian nghệ thuật......................................................... 77
3.2. Các thủ pháp thể hiện thời gian nghệ thuật................................................ 79
3.2.1. Sử dụng các biểu tượng mang tính thời gian.......................................... 79
3.2.2. Sử dụng các phạm trù đối lập về thời gian trong cùng câu thơ hoặc
giữa các câu thơ với nhau................................................................................. 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.3. Sử dụng các câu hỏi tu từ về thời gian.................................................... 82
3.2.4. Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và sự liên tưởng về thời gian ........................ 83
3.2.5. Biện pháp ước lệ thời gian...................................................................... 86
3.3. Các công thức thể hiện thời gian nghệ thuật.............................................. 90
3.3.1. Mẫu đề “ ngày đêm và đêm ngày”.......................................................... 90
3.3.2. Các mẫu đề thời gian “sớm chiều” (sáng chiều)”, “ sớm hôm”, “sớm
tối”, “trưa chiều” ............................................................................................... 91
3.3.3 Các mẫu đề “ngày trước”, “ngày xưa”, “bây giờ”, “hôm nay”, “ngày
nay”, “hôm sau”, “ngày mai” ........................................................................... 92
C. PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 94
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, truyện thơ là
một thể loại đặc sắc, được các nhà nghiên cứu đánh giá “Là thể loại phát triển
cuối cùng và cũng là đỉnh cao của dân ca Tày”. Vì sớm có chữ viết nên việc
ghi chép các tác phẩm truyện nôm Tày được các nho sĩ bản tộc và các thầy đồ
miền xuôi, gia công chau chuốt, tạo nên thể loại truyện thơ có giá trị cho tới
ngày nay. Bản thân tác giả luận văn là người con của dân tộc Tày nên việc tìm
hiểu về văn học dân tộc mình là điều cần thiết để góp phần giới thiệu, tôn
vinh bản sắc văn hóa tộc người.
Như đã biết, trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam. Truyện thơ khá phong phú về số lượng, trên thực tế, mặc dù đã có nhiều
công trình sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu thành công về thi pháp truyện thơ
Tày nhưng chưa có một công trình nghiên cứu về thi pháp không gian và thời
gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài luận văn
“Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày”.
2. Lịch sử vấn đề
Dựa trên các tài liệu hiện có, chúng tôi đã tham khảo và tiếp cận những
nhận định, những ý kiến của các nhà sưu tầm, biên soạn, dịch thuật và nghiên
cứu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn cao học của mình.
Về việc sưu tầm, biên soạn, xuất bản truyện thơ Tày, đến nay đã có 17 đơn
vị tác phẩm dịch và giới thiệu bằng chữ phổ thông, đó là các tác phẩm: Tam
Mậu Ngọ; Nam Kim-Thị Đan; Chim Sáo; Đính Quân; Quảng Tân – Ngọc
Lương; Vượt Biển (Khảm Hải); Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán); Kim Quế
(Nàng Kim); Trần Châu (Nàng Quyển); Nàng Ngọc Long; Nàng Ngọc Dong;
Nhân Lăng; Lương Quân - Bjóoc Lả; Chiêu Đức; Lý Thế Khanh; Nho
Hương; Tử Thư – Văn Thậy).
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về việc nghiên cứu tác phẩm, đã có một số công trình tiêu biểu nghiên
cứu về truyện thơ Tày. Trước hết phải nói tới nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn.
Trong bài viết “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày Nùng” (trong sách Truyện
thơ Tày Nùng, tập1, Nxb VH, HN 1964) dùng để giới thiệu chung cho hai tập
thơ truyện thơ Tày – Nùng (gồm 8 truyện), Nông Quốc Chấn đã đưa ra nhận
xét về cách kết cấu cốt truyện của truyện thơ: “Truyện nào cũng được sắp xếp
thành từng chương, từng tiết, từng đoạn”; “Cách kể không cầu kì, phức tạp
mà nôm na dễ hiểu”. Ngoài ra khi nhận xét về các truyện thơ Tày Nùng, ông
còn đưa ra những nhược điểm của thể loại truyện thơ “Đọc các truyện thơ Tày
Nùng, ta thấy có nhiều chất hiện thực, chất kịch, nhưng nhìn chung, hầu hết
các tác phẩm thường ít có những đoạn những câu mang chất suy nghĩ sâu sắc,
ít những hình ảnh độc đáo, ít chất trữ tình mà chỉ nặng về kể lể nhiều lời. Có
những truyện tưởng đã dùng quá nhiều từ Hán, Việt và rất ít sử dụng hình ảnh
ca dao, tục ngữ, dân tộc… ”[10]. Về vấn đề này cần được các nhà nghiên cứu
lý giải cặn kẽ hơn.
Tác giả Hà Thị Bình trong “Dịch và giới thiệu truyện thơ “Tử thư –
Văn Thậy vùng Ngân Sơn, Bắc Cạn trong hệ thống truyện thơ Tày” (luận văn
thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2002) đã kế thừa kết quả nghiên cứu về cấu trúc cốt
truyện của tác giả Lê Trường Phát, và bổ sung thêm một thành phần kết cấu:
“Theo quan niệm truyền thống về kết cấu, truyện thơ Nôm được xây dựng
theo mô hình ổn định của hệ thống cốt truyện với ba sự kiện cơ bản: Gặp gỡ -
Tai biến – Đoàn tụ”[9]. Mô hình này là sự tiếp nối mảng cổ tích thần kỳ. Tuy
nhiên, trong nhiều truyện cổ và truyện thơ, ngoài ba sự kiện cơ bản trên, còn
có một thành phần khá quan trọng đứng trước sự kiện “Gặp gỡ”: Giới thiệu
nhân vật. Như vậy, kết cấu truyện thơ có thể khái quát theo mô hình bốn
chặng: Giới thiệu-Gặp gỡ-Tai biến–Đoàn tụ. Trong quan niệm về sự khác biệt
thời gian giữa cõi trần và cõi tiên, tác giả nhận xét: “Người Tày cho rằng có
ba tầng thế giới, mỗi tầng có người đứng đầu, kẻ hậu thuẫn. Trật tự xã hội của
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ba tầng thế giới như vậy, là giống nhau. Nhưng giữa cõi trần và cõi tiên, thời
gian khác xa nhau. Một ngày ở cõi tiên có thể bằng cả năm hạ giới”[9:109].
Hà Thị Bích Hiền trong “Truyện thơ nôm Tày - Điểm nối giữa văn học dân
gian và văn học Tày” (luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2000) đã khảo sát
truyện nôm Tày trên các phương diện chữ viết, phong tục tập quán, chủ đề,
cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ…Tác giả luận văn có nêu ý kiến về quan niệm
về vũ trụ của người Tày: “Với truyện thơ nôm Tày, ba thế giới (mường trời,
dương gian, diêm cung) gần giống nhau: có đủ bộ máy cai quản, có trật tự, có
quan, có dân, có binh tướng….”[18]. Đây là một nhận xét quan trọng để
người viết vận dụng vào việc nghiên cứu của mình về vấn đề không gian nghệ
thuật.
Năm 1992 tác giả Kiều Thu hoạch trong cuốn “Truyện Nôm - nguồn gốc
39và bản chất thể loại” đã tìm ra mối quan hệ giữa truyện nôm Việt với
truyện thơ nôm Tày. Biểu hiện sự tương đồng ở câu mở đầu, câu kết thúc
truyện, ở phong cách ngôn ngữ thơ “…Pha tạp không thuần nhất, không đồng
đều, khi thì Hán, khi thì Nôm, khi bình dân, khi thì trang trọng… ”. Tác giả
đưa ra ý kiến về thi pháp truyện Nôm nói chung: “Về thi pháp, truyện Nôm đã
hình thành một phong cách thể loại và một khuôn mẫu cấu trúc thể loại khá
ổn định. Đó là những kết cấu câu mở đầu và kết thúc truyện giống nhau. Đó là
mô hình kết cấu Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ và kết thúc có hậu giống
nhau…”[19].
Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong bài viết “Những biểu hiện của tôn giáo tín
ngưỡng trong truyện thơ nôm Tày Nùng” (Tạp chí Văn hóa dân gian, số
3, 1997) đưa ra nhận xét hoàn toàn có cơ sở về “Không gian nghệ thuật trong
truyện thơ nôm Tày Nùng, cũng có ba cõi như vũ trụ quan của người Tày
trong cuộc sống. Tuy nhiên trong truyện thơ nôm Tày, tên gọi của ba cõi đó
phong phú hơn. Chẳng hạn cõi trời được gọi bằng các tên như bồng lai,
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mường trời, thượng giới…Đó là nơi ở của Ngọc Hoàng, Vương Mẫu, Bụt
Cả,…Cõi đất được gọi bằng các tên như trần gian, dương gian, thế gian,..là
nơi sinh sống của loài người, cỏ cây, muôn loài. Cõi âm còn có tên gọi là
Long phủ, Diêm la, Địa phủ,..là nơi cư ngụ của Diêm vương, hà bá, quỷ sứ,
thuồng luồng… Người trần gian muốn lên thượng giới đều phải qua chùa Lôi
Âm, muốn xuống âm giới phải qua chợ Hoài Dương. Có thể nói trong truyện
thơ nôm Tày, Nùng, chùa Lôi Âm, chợ Hoài Dương là trạm chuyển tiếp của
ba tầng vũ trụ…”[26: 72].
Vào năm 1972 tác giả Lục Văn Pảo đưa ra danh mục truyện nôm Tày, chủ
yếu từ nguồn gốc bản tộc là chính, thứ đến từ các truyện nôm Kinh, từ kho
truyện dân gian Trung Quốc. Tất cả được sưu tầm trong một thời gian dài với
con số (tác giả thống kê) lên tới 47 danh mục truyện. Đây là số lượng tác
phẩm khá phong phú về thể loại này, cho đến nay con số cuối cùng vẫn chưa
dừng lại ở đó mà vẫn đang được các nhà nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật bổ
sung. Lục Văn Pảo đã chỉ ra: “Về kết cấu truyện thơ, thường khá hoàn
chỉnh…Mở đầu truyện, thường xác định câu chuyện ở thời điểm nào…”
“Cách kể ở đây theo từng chương. Các chương thường không có câu đề mà
chỉ chuyển đoạn bằng những câu, như “Lại ca đoạn…” ”[32: 23]. Đây là một
nhận xét khá tinh tế thú vị về kết cấu truyện, tuy nhiên cần được giải thích
một cách cụ thể hơn nữa.
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ Đặc điểm thi pháp truyện thơ các
dân tộc thiểu số ” (luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội, năm 1997) của Lê Trường
Phát. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu truyện thơ của dân tộc thiểu
số trên các phương diện kết cấu cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và đặt truyện
thơ dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh truyện thơ các nước Đông Nam
Á. Về mô hình, cấu trúc cốt truyện, tác giả nhận định “Mô hình kết cấu cốt
truyện kết thúc có hậu với ba chặng: [Gặp gỡ, Tai biến, Đoàn tụ] không phổ
biến, không tiêu biểu cho kiểu kết cấu cốt truyện của thể loại truyện thơ các