Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1901

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THU THẢO

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƢỢNG

Chuyên ngành:VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Khánh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Không gian và thời gian nghệ thuật

trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công

bố trong bất cứ công trình nào.

Bình Định, ngày 30 tháng 08 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Thảo

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng Sau

đại học trƣờng Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã

giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trƣờng.

Với tình cảm sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn

Quốc Khánh – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, trợ giúp và động viên tôi trong thời

gian nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những

ngƣời đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể

thực hiện tốt mọi công viêc.

Bình Định, ngày 30 tháng 08 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Thảo

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu...................................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3

5. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 4

6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4

CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ........................................................ 5

1.1. Khái quát về không gian nghệ thuật ....................................................... 5

1.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật ............................................... 5

1.1.2. Những biểu hiện của không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt

Nam sau 1975 ............................................................................................. 6

1.2. Khái quát về thời gian nghệ thuật........................................................... 9

1.2.1. Quan niệm về thời gian nghệ thuật................................................... 9

1.2.2. Những biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt

Nam sau 1975 ........................................................................................... 12

1.3. Đoàn Minh Phƣợng – Cuộc sống và văn chƣơng................................. 15

1.3.1. Vài nét về tác giả ............................................................................ 15

1.3.2. Hành trình đến với văn chƣơng ...................................................... 17

1.3.3. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng trong dòng chảy tiểu thuyết hiện đại. 21

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 25

CHƢƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

ĐOÀN MINH PHƢỢNG.............................................................................. 26

2.1. Không gian đồng hiện........................................................................... 26

2.1.1. Không gian đồng hiện thực - ảo...................................................... 26

2.1.2. Đồng hiện nhiều không gian địa lý................................................. 37

2.2. Không gian tôn giáo.............................................................................. 40

2.2.1. Không gian Phật giáo...................................................................... 41

2.2.3. Không gian Thiên chúa giáo........................................................... 45

2.3. Không gian mang tính biểu tƣợng ........................................................ 47

2.3.1. Không gian sƣơng mù, mƣa............................................................ 47

2.3.2. Không gian ngôi nhà, căn phòng chật hẹp...................................... 52

2.3.3. Không gian toa tàu.......................................................................... 62

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 65

CHƢƠNG 3. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

ĐOÀN MINH PHƢỢNG.............................................................................. 66

3.1 Thời gian trần thuật................................................................................ 66

3.1.1 Đảo lộn dòng thời gian sự kiện........................................................ 66

3.1.2 Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian....................................... 78

3.2. Nhịp điệu thời gian ............................................................................... 87

3.2.1. Nhịp điệu thời gian nhanh gấp........................................................ 87

3.2.2 Nhịp điệu thời gian chậm rãi, lặp lại ............................................... 94

3.3. Thời gian mang tính biểu tƣợng............................................................ 97

3.3.1. Thời gian buổi chiều ....................................................................... 98

3.3.2. Thời gian đêm tối.......................................................................... 102

TIẾU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 105

KẾT LUẬN.................................................................................................. 106

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thời gian giấc mơ trong tiểu thuyết Và khi tro bụi........................ 83

Bảng 3.2: Thời gian giấc mơ trong tiểu thuyết Tiếng Kiều đồng vọng. ......... 84

Bảng 3.3: Thời gian giấc mơ trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng. ................ 85

Bảng 3.4: Xác định thời gian sự kiện và thời gian nhân vật trong Và khi

tro bụi............................................................................................ 88

Bảng 3.5: Xác định thời gian sự kiện và thời gian nhân vật trong Tiếng Kiều

đồng vọng...................................................................................... 92

Bảng 3.6: Thống kê lƣợt từ chỉ thời gian buổi chiều đƣợc sử dụng ............... 98

Bảng 3.7: Thống kê lƣợt từ chỉ thời gian đêm tối đƣợc sử dụng .................. 102

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại có vị trí hàng đầu trong mỗi nền văn

học và luôn có sự chuyển biến không ngừng theo sự vận động của hiện thực

khách quan. Trong đó không gian và thời gian nghệ thuật là yếu tố cơ bản của

thi pháp học hiện đại luôn phải cách tân, nhà văn phải luôn có những sáng tạo

mới về cách xử lí không gian và thời gian nghệ thuật để phản ánh đƣợc sự

biến chuyển không ngừng của hiện thực khách quan, đi sâu khám phá thế giới

phức tạp, giải mã tác phẩm nghệ thuật đầy những bí ẩn về cuộc sống con

ngƣời, thể hiện bản lĩnh sáng tạo và tƣ tƣởng của nhà văn.

1.2. Trong dòng chảy sôi nổi và mạnh mẽ của văn học hậu hiện đại, các

tác giả văn học Việt Nam đã tiếp thu những ảnh hƣởng từ tiểu thuyết hậu hiện

đại phƣơng Tây và cùng với đó là tƣ duy nghệ thuật có điều kiện đƣợc đổi

mới để phù hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học mới. Trong đó, tiểu thuyết

đƣợc xem là thể loại năng động và linh hoạt nhất. Tiểu thuyết Việt Nam sau

1986 đã có nhiều thay đổi về tƣ duy nghệ thuật, trong đó có cả sự thay đổi về

không gian, thời gian nghệ thuật,... nhằm đột phá và kiến tạo một “ thực tại

mới”. Trong đó Đoàn Minh Phƣợng là một trong những nhà văn tiêu biểu

cho những cách tân của văn học hậu hiện đại Việt Nam.

1.3. Sáng tác của Đoàn Minh Phƣợng chƣa nhiều, tính đến nay có 3 cuốn

tiểu thuyết đƣợc xuất bản là Và khi tro bụi ( NXB Trẻ, 2006), Mưa ở kiếp

sau (NXB Văn học, 2007) ( sau này tái bản và đổi tên thành Tiếng Kiều đồng

vọng) và Đốt cỏ ngày đồng ( NXB Hội nhà văn, 2020). Gia tài văn chƣơng

của Đoàn Minh Phƣợng không nhiều, nhà văn coi trọng về chất lƣợng hơn

cuộc chạy đua về số lƣợng. Cả 3 cuốn tiểu thuyết đều thuộc loại ngắn nhƣng

lại tạo nên ấn tƣợng vô cùng mạnh mẽ trong lòng độc giả bởi nội dung và

cách viết mới lạ. Ảnh hƣởng bởi bầu không khí văn chƣờng hải ngoại và ra

2

đời trong lòng xã hội hiện đại những tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng đã

mang lại sự cởi mở trong tƣ duy nghệ thuật và góp phần làm phong phú thêm

văn chƣơng đƣơng đại Việt Nam.

Đây là những lí do chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Không gian và

thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng” làm nội dung

nghiên cứu luận văn của mình.

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu.

Tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng luôn nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều

nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đoàn Minh Phƣơng sáng tác chƣa nhiều,

công chúng biết đến chị chủ yếu qua hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi và

Tiếng Kiều đồng vọng. Ban đầu những đánh giá, nghiên cứu về tác giả, tác

phẩm chỉ là những bài báo, bài phê bình đơn lẻ xuất hiện trên các trang báo.

Từ năm 2008 đến nay, những công trình nghiên cứu về tác phẩm của Đoàn

Minh Phƣợng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn nhƣ Bùi Thị Vân trong công trình

Đoàn Minh Phượng và khuynh hướng tiểu thuyết huyền ảo triết luận ở

Việt Nam hiện nay đi sâu khám phá những triết luận về con ngƣời cội nguồn.

đề tài Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh

Phượng của Lê Thị Sáng đã khai thác phƣơng diện nội dung và nghệ thuật

dƣới góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, Trần Tuấn Anh với luận văn Thi pháp

trong tiểu thuyết Thiên sứ của Võ Thị Hoài và Và khi tro bụi của Đoàn

Minh Phượng hay Lê Tuấn Anh trong luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết Đoàn Minh Phượng đã chỉ ra những nét bao quát về các yếu tố đặc

sắc của tiểu thuyết nhƣ không gian, thời gian, con ngƣời, ngƣời kể chuyện,

điểm nhìn trần thuật,... và nhiều luận văn khác nghiên cứu sáng tác của Đoàn

Minh Phƣợng dƣới góc nhìn phân tâm học, thi pháp học,...

Các công trình nói trên phần nào cho ta thấy đƣợc sự đánh giá của các độc

giả và các nhà nghiên cứu với những đóng góp mới mẻ của Đoàn Minh

Phƣợng. Các nghiên cứu trƣớc đó chỉ tập trung vào khai thác 2 cuốn tiểu

3

thuyết Và khi tro bụi và Tiếng Kiều đồng vọng và cũng có những nghiên cứu

đề cập đến vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật, tuy nhiên tính đến nay,

theo chúng tôi chƣa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và

chuyên sâu về Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn

Minh Phượng. Chúng tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn

đóng góp thêm và khẳng định những tiếp thu, đổi mới, cách tân của văn học

Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng nói riêng.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các tiểu

thuyết của nhà văn Đoàn Minh Phƣợng, cụ thể là những tác phẩm:

 Đoàn Minh Phƣợng (2006) Và khi tro bụi, Nxb Hội Nhà văn, 2020.

 Đoàn Minh Phƣợng (2010), Tiếng Kiều đồng vọng, Nxb Hội nhà

văn, Hà Nội, 2020.

 Đoàn Minh Phƣợng (2020), Đốt cỏ ngày đồng, Nxb Hội Nhà Văn,

Hà Nội, 2020.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là không gian

và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp

nghiên cứu, nhƣng chủ yếu là các phƣơng pháp sau:

4.1. Phương pháp hệ thống – cấu trúc

Tôi quan niệm tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng là một chỉnh thể

nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu tôi đặt nó

trong một hệ thống chung theo một trật tự nhất định.

4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Trên cơ sở những tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng, chúng tôi sẽ tiến

hành phân tích, bình luận làm rõ những đặc điểm về không gian và thời gian

nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng.

4

4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu

Sử dụng phƣơng pháp nằm nhằm so sánh đặc điểm không gian và thời

gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng với các nhà văn

khác, từ đó thấy đƣợc những điểm riêng biệt, những đóng góp và vị trí của

nhà văn Đoàn Minh Phƣợng cho văn học Việt Nam đƣơng đại.

4.4. Phương pháp phân loại, thống kê

Sử dụng phƣơng pháp nhằm phân tích một số hiện tƣợng lặp nhằm

dụng ý nghệ thuật của tác phẩm.

4.5. Phương pháp tiếp cận thi pháp học

Vận dụng lý thuyết của thi pháp học để nghiên cứu những đặc điểm nổi

bật về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh

Phƣợng.

5. Đóng góp của luận văn

5.1. Đề tài cung cấp một cách “đọc hiểu” tiểu thuyết Đoàn Minh

Phƣợng. Từ đó, mở ra cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề không gian và thời gian

nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng.

5.2. Trên cơ sở các cứ liệu nghiên cứu, các kết quả của luận văn sẽ góp

phần khẳng định những giá trị độc đáo về nội dung và tƣ tƣởng nghệ thuật của

tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng. Qua đó phần nào giúp bạn đọc tìm hiểu thêm

và có những đam mê riêng về tình hình phát triển của bộ phận văn học hải

ngoại hiện nay.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (2 trang) và tài liệu tham khảo,

phần nội dung chính của luận luận văn đƣợc cấu trúc nhƣ sau:

Chƣơng 1: Giới thuyết chung

Chƣơng 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng

Chƣơng 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng

5

CHƢƠNG 1

GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1. Khái quát về không gian nghệ thuật

1.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật

Không gian – thời gian nghệ thuật luôn là một hình tƣợng nghệ thuật

đƣợc các nhà văn sử dụng linh hoạt và chứa nhiều tầng bậc ý nghĩa trong các

tác phẩm văn học từ trƣớc đến nay. Trong quá trình sáng tác nghệ thuật, nếu

hiện thực cuộc sống là phƣơng thức biểu hiện đƣợc coi là mặt triển khai của

mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì không gian, thời gian nghệ thuật

đƣợc các tác giả sử dụng nhƣ một quan niệm riêng để thể hiện quan hệ cụ thể

giữa nhân vật và hoàn cảnh.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức

bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu

tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn

ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm

tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách

quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ

quan. Không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy không gian nghệ

thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý”

[14,tr.160].

Tác giả Hà Minh Đức cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức

tồn tại của hình tượng nghệ thuật”. Tức là để khắc họa hình tƣợng nhân vật,

bao giờ ngƣời nghệ sĩ cũng đặt nó vào những không gian nhất định, nhờ vậy mà

không gian nghệ thuật không chỉ là môi trƣờng tồn tại của hình tƣợng mà nó còn

thâm nhập vào bản thân hình tƣợng và bộc lộ tính tƣ tƣởng của hình tƣợng.

Theo Trần Đình Sử: “ Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!