Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biểu thức chiếu vật không gian thời gian trong truyện ngắn tướng về hưu của nguyễn huy thiệp.
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
973.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
786

Biểu thức chiếu vật không gian thời gian trong truyện ngắn tướng về hưu của nguyễn huy thiệp.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

BIỂU THỨC CHIẾU VẬT KHÔNG GIAN THỜI GIAN

TRONG TRUYỆN NGẮN TƯỚNG VỀ HƯU CỦA

NGUYỄN HUY THIỆP

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Trúc

Người thực hiện:

Trần Thùy Dung

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn mới đầy sáng tạo của văn học Việt Nam sau 1975.

Cùng với những sáng tác của các cây bút cùng thời thì tác phẩm của Nguyễn Huy

Thiệp đã có sức hút lớn đối với đông đảo độc giả, trong đó tác phẩm Tướng về hưu là

một trong số đó. Tướng về hưu xuất hiện như một cơn lốc, làm dậy sóng văn đàn Việt

Nam không chỉ ở nội dung mà còn bởi nghệ thuật xây dựng tác phẩm của nhà văn.

Kết cấu của tác phẩm Tướng về hưu là một kết cấu xâu chuỗi, các mảng khối liên kết

với nhau tạo nên thứ phản ứng dây chuyền khắc sâu vào tâm thức người đọc, mảng

này liên kết và ảnh hưởng tới mảng kia theo kiểu dây chuyền, các khối không gian và

thời gian nhờ vậy có sự cộng hưởng qua lại với nhau. Trong một mảng vấn đề, trọn

vẹn trong mảng đó là lớp không gian và dòng thời gian toàn vẹn xuyên suốt mảng đó,

sự đan xen giữa những sự việc giúp Tướng về hưu có sức hút lớn đối với người đọc.

Người đọc tác phẩm Tướng về hưu có thể thấy những khoảng thời gian, những

mảngkhối không gian được tác giả đưa ra một cách lấp lửng đầy ẩn ý nhưng một khi

đã biết chiếu vật tương ứng với những không gian hay thời gian trước nó hay sau nó

thì sự hiểu biết đối với tác phẩm Tướng về hưu sẽ được đầy đủ và trọn vẹn nhất. Đọc

Tướng về hưu người đọc thường chủ yếu bắt gặp khoảng không gian nhất định nội

trong gia đình nhân vật hay là một vài không gian vươn ra ngoài gia đình nhân vật.

Những không gian trong và ngoài không gian gia đình đó có sự liên kết chặt chẽ với

nhân vật và câu chuyện tạo nên một mảng khối thống nhất trong tác phẩm. Điều đó sẽ

tạo nên những thú vị cho độc giả khi đọc tác phẩm.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về Tướng về hưu song chưa có công trình

nào đi vào tìm hiểu và nghiên cứu về mặt ngôn ngữ học, nhất là về mặt không gian,

thời gian trong tác phẩm. Vì vậy nghiên cứu đề tài “Biểu thức chiếu vật không gian

thời gian trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp” sẽ giúp ích cho

chúng tôi rất nhiều trong học tập, về khai phá những miền kiến thức còn nhiều lạ lẫm

trong tác phẩm đã rất nổi tiếng này. Đó chính là lí do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn

nghiên cứu đề tài này.

3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về biểu thức chiếu vật không gian thời gian trong tác phẩm Tướng về hưu

của Nguyễn Huy Thiệp từ trước tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu và tìm

hiểu. Chỉ có những công trình nghiên cứu xoay quanh những vấn đề về mặt nghệ

thuật, những bình diện mới về truyện ngắn trong tác phẩm Tướng về hưu như giọng

điệu văn chương, kết cấu, phong cách nghệ thuật…Sau đây chúng tôi xin điểm qua

một vài tác giả cùng những công trình nghiên cứu tiêu biểu của họ về tác phẩm Tướng

về hưu:

Nguyễn Thành trong bài viết Khuynh hướng lạ hóa trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt

Nam đương đại – một số bình diện tiêu biểu đã viết: “Trong truyện ngắn của tác giả

Tướng về hưu, thường phổ biến hình thức lời dẫn đối thoại trung tính. Nó được giản

lược tối đa, để chỉ còn lại một cấu trúc chủ - vị gọn lỏn: “Cha tôi bảo”, “Tôi

bảo”…Người đọc không hề biết trạng thái của cha tôi, của tôi trước khi nói là như thế

nào” [19, tr.8].

Đặng Văn Sinh trong bài viết Đọc lại “Tướng về hưu” đã có một cái nhìn khá sâu sắc

về phong cách cũng như ngôn ngữ, kết cấu của tác phẩm. Tác giả viết: “Phong cách

viết truyện của Nguyễn Huy Thiệp gần giống với cách bố cục của người họa sĩ tài ba

là xếp đặt những mảng, những khối khác nhau theo một trật tự bí mật nào đó mà

không bình luận, cứ để tự nó nói lên phẩm chất của mình thông qua sự tương phản.

Những đoạn kể hoặc tả của anh vô cùng ngắn gọn, tiết kiệm từ đến mức tối đa, nhưng

đó là thứ ngôn ngữ chắt lọc vừa lạnh vừa khinh bạc, chủ yếu là gợi, tạo nên một lực

hấp dẫn làm người đọc vừa say mê vừa choáng váng, đồng thời lại có cảm giác “như

mình vừa bị chửi” [17, tr.2].

Phạm Phú Phong với bài viết Giọng điệu văn chương Nguyễn Huy Thiệp đã đi vào

phân tích giọng điệu trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: “Giọng điệu

Nguyễn Huy Thiệp được thực hiện như một phép ứng xử đơn giản là dùng để kết hợp

với tả, đó là thi pháp truyền thống của văn xuôi phương Đông. Song, theo tác giả,

chính mang sự trần thuật giản đơn, nhà văn đã tạo nên tính đa biến khôn lường bằng

nghệ thuật phức điệu điêu luyện, có khi lại của ngôn ngữ nhân vật, nhằm thúc đẩy cho

4

tình tiết phát triển, tạo cho giọng điệu văn chương của ông linh hoạt khôn lường. Nhà

phê bình nhấn mạnh: “Giọng điệu của mỗi nhân vật không phụ thuộc vào vị trí xã hội,

giai cấp nghề nghiệp mà là tiếng nói thật của mỗi con người cụ thể với tất cả tính

tượng thanh, tượng hình và sáu thanh điệu, biểu lộ các cung bậc, trầm, bổng, cao,

thấp, nặng, nhẹ và trạng thái cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố…của tiếng Việt” [16, tr.3].

Trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Đặng Anh Đào với bài viết Khi ông

Tướng về hưu xuất hiện đã đánh giá rất cao hình thức mới lạ của Tướng về hưu, một

thứ văn học không phải để đáp ứng thói quen thưởng thức văn chương theo lối thánh

thư mà là văn học cổ vũ tinh thần dân chủ: “Cái nhìn dân chủ hóa của người kể

chuyện ở đây chính là ở chỗ: người kể chuyện tin rằng mình không phải mách nước

cho ai, thậm chí ở nhiều chỗ đứng thấp hơn nhân vật và bạn đọc” [14, tr.23].

Cũng trong cuốn sách này có bài viết Tướng về hưu một tác phẩm có tính nghệ thuật

của tác giả Trần Đạo. Về ngôn ngữ, tác giả viết: “Điểm nổi bật là ngôn ngữ ngắn ngủi,

đơn sơ có khi thô lỗ. Văn không thừa một chữ chỉ đủ để nêu sự vật, sự kiện” [14,

tr.42]. Trong khi phân tích vai trò và đặc trưng của ngôn ngữ, tác giả đã nói đến lối

hành văn của Tướng về hưu: “Cố ý giới hạn ngôn ngữ ở mức mô tả sự vật, sự kiện, ở

mức ngôn ngữ kỹ thuật đơn thuần, dùng tiếng nói để bịt miệng con người” [14, tr.44].

Nguyễn Thanh Sơn ở bài viết Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho rằng:

“Nguyễn Huy Thiệp có một giọng văn rất lạnh lùng nhưng ẩn dấu phía sau nó lại là

một lòng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con người” [14, Tr.126].

Trong bài viết Xung quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồng Diệu đã làm

một cuộc phỏng vấn các nhà văn Bùi Hiển, Hồ Phương, Bùi Đình Thi. Trong đó Hồ

Phương nhận xét: “Tôi thấy Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với giọng điệu mới, một bút

pháp ngắn gọn trẻ trung, rất thích. Tướng về hưu của anh là một truyện sắc” [14,

tr.451]. Ngoài ra cuốn sách còn có một số bài viết khác cũng có nhắc đến Tướng về

hưu nhưng ở những khía cạnh khác.

Qua việc tìm hiểu quá trình nghiên cứu của các nhà phê bình, lí luận văn học

chúng tôi thấy rằng các công trình nghiên cứu đó đã đi sâu nghiên cứu đánh giá, tìm

hiểu những đặc điểm nghệ thuật của Tướng về hưu. Nhưng chưa thấy có một công

5

trình nào nghiên cứu về “Biểu thức chiếu vật không gian thời gian trong truyện ngắn

Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp”. Vì vậy trong công trình nghiên cứu này,

chúng tôi muốn xem xét và nghiên cứu thật kỹ về các biểu thức không gian thời gian

mà tác giả đã sử dụng trong truyện ngắn này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là biểu thức chiếu vật không gian thời gian trong

truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp.

+ Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về biểu thức

chiếu vật không gian thời gian trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy

Thiệp in trong tập Những truyện thành thị (2004) của Nxb Hội nhà văn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tiếp cận – hệ thống

- Phương pháp thống kê – phân loại

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp so sánh – đối chiếu

- Các phương pháp khác của ngôn ngữ học.

5. Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, thư mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

khóa luận gồm có ba chương:

Chương I: Giới thuyết xung quanh vấn đề nghiên cứu

Chương II: Biểu thức chiếu vật không gian trong tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn

Huy Thiệp

Chương III: Biểu thức chiếu vật thời gian trong tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn

Huy Thiệp

6

B. PHẦN NÔI DUNG ̣

CHƯƠNG I. GIỚI THUYẾT XUNG QUANH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Biểu thức chiếu vât không gian, th ̣ ờ

i gian

1.1.1. Khái niêm chi ̣ ếu vật, biểu thức chiếu vâṭ

a. Khái niệm về chiếu vật

Trong ngôn ngữ tự nhiên có rất nhiều câu cụ thể mà người ta không thể kết luận

nội dung của chúng là đúng hay là sai nếu không xác định được chúng qui chiếu với

sự vật nào đang được nói tới trong hiện thực.

Ví dụ : - Ông ấy là người nổi tiếng ở Đà Nẵng.

Câu này đúng hay sai, tuỳ theo sự quy chiếu của từ “ông ấy”

Chiếu vật (qui chiếu) là xác định sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ trong

diễn ngôn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong một hoàn cảnh giao tiếp

nhất định.

Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngôn.

Tự bản thân mình, từ ngữ không chiếu vật. Chỉ có con người, mới thực hiện

hành vi chiếu vật, tức là đưa sự vật, hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn của

mình bằng các từ ngữ, các câu.

b. Khái niệm về biểu thức chiếu vật

Trong cuốn “Cơ sở ngữ dụng học” (tập một) của GS.TS Đỗ Hữu Châu cho

rằng: “Từ hay tổ hơp t ̣ ừ (ngữđoan) d ̣ ùng để chiếu vât, qua đ ̣ ó ngườ

i nghe suy ra đươc ̣

sự vât (v ̣ ât chi ̣ ếu) đươc đ ̣ ề câp g ̣ oi l ̣ à biểu thức chiếu vâṭ.

Giả đinh ch ̣ úng ta găp câu sau đây: ̣

“Xin lỗi bà – thấy bà Sumatova nhìn tỏ vẻ hết sức ngỡngàng, ông ta nó

i – cũng

phải làm thế để phơi cho khô đám quần áo ướ

t này”.

Măc ḍ ù đãđươc l ̣ àm đầy bởi các từ ngữnhưng nghia c ̃ ủa câu này vẫn hết sức lờ

mờ

. Đoc n ̣ ó chúng ta cảm thấy “ấm ức” bởi le, không bi ̃ ết những ngườ

i trong cuôc ̣

đối thoai ṇ ày đang nó

i vớ

i nhau về vấn đề gì

. Và nỗi ấm ức đươc gi ̣ ải tỏa đôi chú

t nếu

ngườ

i đoc đư ̣ ơc gi ̣ ải thích rằng đám quần áo ướ

t là cum t ̣ ừ

lóng của giớ

i quan chức

Nhà

trắng Hoa Kỳ

thờ

i Tổng thống Franklin Delano Roosevelt dùng để chỉ văn kiên ̣

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!