Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các biểu thức chiếu vật về người lính trong thơ kháng chiến
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ YẾN NGA
CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI
LÍNH TRONG THƠ KHÁNG CHIẾN
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 8229020
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
ĐÀ NẴNG NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Sáng
Phản biện 1:……………………………………….
Phản biện 2:……………………………………….
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 18 tháng 10
năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về các biểu thức quy chiếu về
người lính trong thơ kháng chiến dưới ánh sáng của lý thuyết chiếu vật của
ngữ dụng học: đặt chúng trong các biểu thức chiếu vật được sử dụng trong
diễn ngôn.
Nhắc đến hình tượng người lính là nhắc đến tượng đài bất diệt của
dân tộc Việt Nam, là linh hồn của cuộc kháng chiến, là niềm tin yêu của
nhân dân. Hình tượng người lính được khắc họa trong thơ ca qua hai cuộc
kháng chiến đầy oanh liệt vẻ vang của lịch sử dân tộc là kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Qua mỗi cuộc kháng chiến hình ảnh các anh bộ đội cụ
Hồ được khắc họa với nhiều vẻ đẹp khác nhau nhưng tựu trung lại họ là đại
diện cho tình yêu đất nước, lòng trung thành sắt son, thủy chung với Đảng
với nhân dân. Vì vậy việc khảo sát và tiếp cận “Các biểu thức chiếu vật về
người lính trong thơ kháng chiến” là công việc thiết thực, mới mẻ và đầy
thi vị mang tính khoa học cao.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên có công giới thuyết lý thuyết ngữ
dụng học một cách hệ thống và đầy đủ nhất và tiêu biểu nhất ở Việt Nam.
Cuốn Đại cương ngôn ngữ học¸ tập 2: Ngữ dụng học-Đỗ Hữu Châu đã
dành trọn một chương đề cập đến chiếu vật và chỉ xuất. Nguyễn Thiện Giáp
cũng đã dành một phần nghiên cứu về lý thuyết chiếu vật xem đó là một
nhân tố, một phương châm trong hoạt động giao tiếp và quy chiếu được
hiểu là hành động trong đó người nói và người đọc nhận diện một cái gì đó.
Tài liệu nước ngoài được tiếp nhận và giới thiệu sớm nhất ở Việt
Nam có lẽ là công trình Dụng học của G.Yule do Diệp Quang Ban biên
dịch. Đây là một trong những giáo trình quan trọng về ngữ dụng học, đề
cập ngắn gọn những đầy đủ về lý thuyết dụng học, trong đó có lý thuyết
chiếu vật.Đặc biệt, cho đến nay, chúng tôi có thể khẳng định chưa có một
công trình nào nghiên cứu về các biểu thức chiếu vật về hình tượng người
lính trong thơ kháng chiến như đề tài của chúng tôi.
2
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- ác lập được vị trí, vai tr của các biểu thức chiếu vật về người
lính như là một bộ phận làm nên bình diện “cái biểu đạt” của hình tượng
người lính – người anh hùng dân tộc trong ngôn ngữ thơ ca kháng chiến.
- Chỉ ra và cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa các các biểu thức chiếu
vật với ý nghĩa biểu trưng của chúng gắn với từng hệ quy chiếu khác nhau
cũng như với những đặc trưng tinh thần dân tộc, tinh thần thời đại, phẩm
chất đạo đức, l ng yêu nước của người lính cụ Hồ trong đấu tranh gian khổ.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Nhiệm vụ chủ yếu của luận văn:Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chiếu
vật, về hoạt động giao tiếp trong ngôn ngữ văn chương phục vụ cho việc
triển khai đề tài luận văn; Xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại các
biểu thức chiếu vật về người lính cũng như đối tượng được quy chiếu của
chúng trong ngôn ngữ thơ kháng chiến ; Phân tích, miêu tả đặc điểm của
các biểu thức chiếu vật được khảo sát trên bình diện cái biểu đạt và cái
được biểu đạt; tìm hiểu, so sánh các đặc điểm của các biểu thức chiếu vật
trong thơ kháng chiến ; Phân tích, so sánh giá trị biểu đạt của các biểu thức
chiếu vật theo hệ quy chiếu đối với việc thể hiện ý nghĩa biểu trưng của
chúng trong ngôn ngữ thơ kháng chiến.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu được luận văn xác định là: các biểu thức chiếu vật về
người lính trong thơ ca giai đoạn kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
4.2. h m vi nghi n cứu
Về phương diện nghiên cứu: luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát
và nghiên cứu đối tượng kể trên ở các phương diện: cấu tạo, quan hệ kết hợp
với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn cảnh, sự vật được quy chiếu trong
ngữ cảnh sử dụng và so sánh chúng với các biểu thức chiếu vật về người lính
tương ứng trong thơ của các tác giả sáng tác trong giai đoạn kháng chiến.
Về tư liệu khảo sát: dựa chủ yếu vào tài liệu của tác giả Vũ Huy
Thông trong cuốn “ Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975”
3
(Nhà xuất bản Giáo Dục) tập hợp thơ tuyển gồm 209 bài thơ của các nhà
thơ trưởng thành trong phong trào thơ kháng chiến Việt Nam.
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
5.1. Thủ pháp thống kê, phân lo i
Thủ pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê các biểu thức
chiếu vật hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến; phân loại các
biểu thức chiếu vật thống kê được theo những tiêu chí cụ thể. Thủ pháp này
nhằm nâng cao tính khách quan cho việc miêu tả cũng như đưa ra những
kết luận dựa trên dữ liệu khảo sát của luận văn.
5.2. hương pháp mi u tả ngôn ngữ
Sau khi thống kê, phân loại cơ sở ngữ liệu là các biểu thức chiếu vật,
chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả đặc điểm cấu
tạo các biểu thức chiếu vật về người lính và đưa ra những nhận xét, đánh
giá với các thủ pháp nghiên cứu sau: thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp,
thủ pháp phân tích vị từ-tham thể (vị tố - tham thể), thủ pháp phân tích
ngôn cảnh/văn cảnh và thủ pháp phân tích vai nghĩa...Từ những phân tích,
lý giải các ngữ liệu, chúng tôi rút ra những vấn đề khoa học có ý nghĩa thực
tiễn cao qua từng chương, mục tiêu của luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
- Về n uận văn sẽ củng cố và hệ thống hoá được các vấn đề cơ
bản của lý thuyết chiếu vật của ngôn ngữ học, góp phần làm rõ thêm các khái
niệm quan yếu đối với việc nghiên cứu chiếu vật trong tác phẩm văn chương;
xác lập được một số cơ sở và thao tác để xác định các biểu thức chiếu vật được
sử dụng trong hoạt động giao tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên
cứu liên ngành ngôn ngữ - văn hóa - văn học vào nghiên cứu chiếu vật của
Việt ngữ, đặc biệt là chiếu vật trong tác phẩm văn chương.
- Về th c ti n Thông qua việc khảo sát các biểu thức chiếu vật về
người lính trong ngôn ngữ thơ ca kháng chiến, luận văn sẽ cung cấp thêm tư
liệu và kết quả phân tích mới cho việc nghiên cứu và giảng dạy lý thuyết
chiếu vật trong ngôn ngữ thơ nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói
chung; cung cấp thêm cơ sở và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các
4
giá trị và nét đẹp của ngôn ngữ thơ ca kháng chiến, từ đó giúp ích cho việc
nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương từ góc nhìn ngôn ngữ học.
7. Cấ trúc n văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan
Chương 2: Các biểu thức chiếu vật về người lính trong ngôn ngữ thơ
qua hai cuộc kháng chiến (1945-1975) nhìn từ bình diện cái biểu đạt.
Chương 3: Các biểu thức chiếu vật về người lính trong ngôn ngữ thơ
ca kháng chiến nhìn từ bình diện cái được biểu đạt
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. LÝ THUYẾT CHIẾU VẬT
Theo Đỗ Hữu Châu: “Chiếu vật chính là quan hệ giữa phát ngôn
(diễn ngôn) với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh được gọi là sự chiếu
vật….Chiếu vật là hiện tượng ngữ dụng học đầu tiên bởi vì nhờ chiếu vật
mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đó mà có căn cứ đầu tiên để xác định
nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp” [8, tr.186-
187].Tác giả Nguyễn Thiện Giáp có cách nhìn nhận khác: “Quy chiếu là
một hành động trong đó người nói hoặc người viết dùng các hình thức
ngôn ngữ cho phép người nghe, người đọc nhận diện cái gì đó. Những hình
thức ngôn ngữ ấy là những biểu thức quy chiếu” [24, tr.28].
1.1.1. Sự chiếu vật
Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói
phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức ngôn ngữ này, người nói
nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực
thể nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [3,61]. Như vậy,
chiếu vật là một “hành vi” - hành vi chiếu vật. Các phương tiện ngôn ngữ
được sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật được gọi là “biểu thức chiếu
vật”. Các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất hay sự việc được quy chiếu
tới gọi là “nghĩa chiếu vật” của biểu thức chiếu vật. Khi nghĩa chiếu vật là
sự vật thì cần phân biệt chiếu vật cá thể, chiếu vật loại (tập hợp) và chiếu
vật một số cá thể.
5
1.1.2. Biểu thức chiếu vật
Khi biểu thức ngôn ngữ được phát ngôn sử dụng để chỉ ra một thực
thể nào đó trong ngữ cảnh cụ thể của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thì
biểu thức đó là biểu thức ngôn ngữ chiếu vật, hay gọi cách ngắn gọn nhất là
các biểu thức chiếu vật (BTCV) (referring expression).
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “biểu thức chiếu vật”
để chỉ tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện quy chiếu
trong ngữ cảnh cụ thể của ngữ liệu khảo sát, bao gồm cả những BTCV có
cấu tạo là từ (chẳng hạn: súng, võng, dốc…) và tổ hợp từ (chẳng hạn: vườn
hoa lá, xe không kính, bếp Hoàng Cầm …).
Trong luận văn này, các BTCV có trong ngôn ngữ thơ về hình tượng
người lính sẽ được luận văn này miêu tả trên hai bình diện: bình diện cái
biểu đạt (hình thức cấu tạo và quan hệ kết hợp cả về ý nghĩa và cú pháp);
bình diện cái được biểu đạt (sự vật được quy chiếu hay CV). Chúng tôi sử
dụng thuật ngữ “biểu thức chiếu vật” để chỉ tất cả các phương tiện ngôn ngữ
được sử dụng để thực hiện quy chiếu trong ngữ cảnh cụ thể của ngữ liệu
khảo sát, bao gồm cả những BTCV có cấu tạo là từ (chẳng hạn: trăng, súng,
gió,…) và tổ hợp từ (chẳng hạn: rừng núi, ngọn súng, ngọn gió, quê hương,
Trường Sơn.…).; bình diện cái được biểu đạt (sự vật được quy chiếu hay
CV).
Với cách hiểu về BTCV như đã trình bày trên, chúng tôi đã vận dụng
khái niệm này vào việc xác định đối tượng khảo sát của luận văn là các biểu
thức chiếu vật về người lính trong ngôn ngữ thơ kháng chiến giai đoạn (1945-
1975).
1.1.2.1. Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật trong luận văn
- Tiêu chí thứ nhất-tiêu chí cấu trúc: ét đến tính hoàn chỉnh, độc lập
tương đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm từ. Nếu
là một cụm từ, việc xác lập đường biên của BTCV sẽ kết thúc ở chỗ có thể
làm cho phần biểu thức ngôn ngữ được xét đủ tư cách là một ngữ danh từ
hoặc một tổ hợp từ có kết cấu sóng đôi.
- Tiêu chí thứ hai-tiêu chí chức năng: Một biểu thức ngôn ngữ có kết
cấu hoàn chỉnh sẽ được luận văn coi là BTCV khi biểu thức ngôn ngữ đó
6
chỉ ra được một đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả
hữu-hệ quy chiếu của
Hai tiêu chí về cấu trúc và chức năng là không thể tách rời nhau khi
xác định BTCV trong các câu thơ được khảo sát. Một BTCV cần thiết phải
đáp ứng được cả hai tiêu chí thì mới nằm trong phạm vi đối tượng khảo sát
của luận văn.
Luận văn chỉ xét các BTCV mà trong cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ
thực hiện chức năng chiếu vật trong trường hợp được xét có xuất hiện ít
nhất một trong các yếu tố ngôn ngữ (từ/ thành tố cấu tạo từ) thuộc các
nhóm sau đây:
Các từ hoặc các yếu tố đồng nghĩa từ vựng chỉ về người lính trong
các bài thơ ở hai giai đoạn kháng chiến oanh liệt của dân tộc: người lính,
chiến sĩ,…
Các yếu tố ngôn ngữ biểu thị các sự vật liên quan đến khái niệm hình
tượng người lính
1.1.2.2. Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật trong luận văn
- Tiêu chí thứ nhất-tiêu chí cấu trúc: ét đến tính hoàn chỉnh, độc lập
tương đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm từ. Nếu
là một cụm từ, việc xác lập đường biên của BTCV sẽ kết thúc ở chỗ có thể
làm cho phần biểu thức ngôn ngữ được xét đủ tư cách là một ngữ danh từ
hoặc một tổ hợp từ có kết cấu sóng đôi.
- Tiêu chí thứ hai-tiêu chí chức năng: Một biểu thức ngôn ngữ có kết
cấu hoàn chỉnh sẽ được luận văn coi là BTCV khi biểu thức ngôn ngữ đó
chỉ ra được một đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả
hữu-hệ quy chiếu của
1.1.3. Chiếu vật và hệ quy chiếu
1.1.3.1. Chiếu vật là gì?
Georgia M.Green viết: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ ra cái
cách nhờ chúng mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn ngữ với hy
vọng rằng biểu thức đó sẽ giúp cho người nghe của anh ta suy ra được một
cách đúng đắn cái thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh
ta đang nói đến” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [8, tr.193]).
7
Theo Đỗ Hữu Châu: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương
tiện, nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngữ vi với biểu thức nàynghĩ
rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực
thể nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”. [8, tr.61]
1.1.3.2. Nghĩa – ý nghĩa – chiếu vật
Nghĩa hay ngữ nghĩa (theo nghĩa rộng: nghĩa của ngôn ngữ nói chung–
meaning) và ý nghĩa của từ (sense) đều có liên quan tới CV bằng ngôn ngữ.
ét về mặt tín hiệu học thì, thứ nhất từ ngữ âm là cái biểu hiện của
nghĩa của từ (cái được biểu hiện); thứ hai, từ ngữ âm cùng với nghĩa của
mình lại là cái biểu hiện của cái sở chỉ; thứ ba, trong những phát ngôn cụ thể,
toàn bộ tam giác ngữ nghĩa c n có thể đóng vai tr là một tín hiệu của một sự
vật khác. Như vậy, nghĩa (sense) và sở chỉ là cái được biểu hiện. Nhưng ý
nghĩa (meaning) không phải là cái được biểu hiện mà là mối quan hệ giữa cái
biểu hiện và cái được biểu hiện [20, tr. 310-311].
Thực chất của việc giải nghĩa trong các từ điển (từ điển giải thích cũng
như từ điển đối chiếu) là tìm đơn vị ngôn ngữ tương đương về nghĩa với từ
cần giải thích. Khi trẻ con nắm ngôn ngữ lần đầu tiên thì phải liên hệ âm
thanh của từ với sự vật. Trẻ con nắm nghĩa của từ mèo nhờ nghe được phức
thể ngữ âm [mèo] trong những tình huống phát ngôn cụ thể có sự hiện diện
của con mèo. Dần dần, trong nhận thức của trẻ, âm [mèo] có quan hệ với con
mèo – từ con mèo cụ thể của nhà mình đến cả loài mèo nói chung. Nắm được
mối liên hệ ấy tức là nắm được ý nghĩa của từ mèo. Nghĩa (sense) của từ là
một hiện tượng tâm lí, có thể diễn đạt bằng siêu ngôn ngữ, ngay từ đầu trẻ
con chưa có được.
1.1.3.3. Hệ quy chiếu
Hệ quy chiếu (HQC) là một khái niệm công cụ quan trọng mà chúng
tôi lấy làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài. Để chiếu vật có hiệu
quả, người nhận phải hiểu được thế giới bên ngoài được đưa vào diễn ngôn.
Người nhận cần phải xác định rõ diễn ngôn nói về thế giới thực hay thế giới
ảo, thế giới tự nhiên hay thế giới nhân tạo và các mảng thế giới nhỏ hơn
nữa: thế giới nghệ thuật, thế giới nhận thức…[50, tr. 501].
8
Có thể nói, hệ quy chiếu là một khái niệm công cụ quan trọng mà
chúng tôi lấy làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài. Nói đến hệ quy
chiếu là nói đến sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Sự tồn tại
trong một thế giới chính là điều kiện để một sự vật có thể được quy chiếu
bởi một BTCV cụ thể trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể và trở thành CV
của BTCV đó. “Sự quy chiếu nhất thiết mang theo nó các tiền đề về sự tồn
tại phát sinh từ những kinh nghiệm trực tiếp của ta về các đối tượng trong
thế giới vật chất. Có thể nói khái niệm “tồn tại vật chất” là cơ sở để định
nghĩa mối quan hệ ngữ nghĩa của quy chiếu. Sự tồn tại là tiền đề của quy
chiếu”[17, tr.26-27].
1.1.3.4. Chiếu vật trong tác phẩm văn chương
Để giải mã được toàn bộ hệ quy chiếu xuất hiện trong các tác phẩm văn
chương, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học không chỉ thấy được sự tương ứng giữa
từ (hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, con người, hoạt động, tính
chất trong hiện thực được nói tới mà còn đ i hỏi phải có một vốn hiểu biết sâu
về lịch sử, văn hóa thời đại ra đời tác phẩm (ngữ cảnh rộng); cuộc đời, sự
nghiệp của tác giả (ngữ cảnh hẹp), ngữ cảnh trực tiếp,…để có được những tiền
giả định chính xác, lập thành một hệ quy chiếu phù hợp và đưa ra những ý
nghĩa xác đáng nhất.
Từ lí thuyết, các nhà ngôn ngữ học dần dần vận dụng các khái niệm
sự chiếu vật, biểu thức chiếu vật, quy chiếu vào thực tiễn ngôn ngữ thơ ca.
Việc ứng dụng lí thuyết chiếu vật vào thi ca để giải mã những điều mà lí
luận văn học chưa làm được là một sự lựa chọn tất yếu. Tuy nhiên, chiếu
vật trong các tác phẩm văn chương đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so
với chiếu vật những diễn ngôn giao tiếp thông thường.
1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
Sự chiếu vật thể hiện quan hệ giữa người sử dụng ngôn ngữ, người
tiếp nhận ngôn ngữ và đối tượng trong thực tại khách quan mà ngôn ngữ
biểu thị, chỉ nảy sinh trong hoạt động tương tác bằng ngôn ngữ của con
người. Do vậy, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cùng toàn bộ các nhân
tố tham gia vào hoạt động đó chính là “không gian sống”, “là cái nôi” mà ở
đó chiếu vật tồn tại. Trong luận văn này, việc tìm hiểu những nhân tố cụ thể
9
của hoạt động giao tiếp (người tạo lập, người tiếp nhận, ngữ cảnh cụ thể,
diễn ngôn…) cũng chính là tìm hiểu những yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ liên quan đến việc sử dụng và tiếp nhận các BTCV về người lính trong
thơ ca kháng chiến
1.2.1. Các nhân tố của ho t động giao tiếp
1.2.1.1. Ngữ cảnh (situational context; context of situation)
Thông thường, ngữ cảnh được hiểu là “bối cảnh ngoài ngôn ngữ của
một phát ngôn hay là những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên
nghĩa (của phát ngôn)” [13; 97]. Các hợp phần của ngữ cảnh gồm: đối ngôn
và hiện thực ngoài diễn ngôn.
G.Yule dùng thuật ngữ ngữ cảnh (context) là một loại môi trường phi
ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử dụng. [47]
1.2.1.2. Ngôn ngữ (language):
Thông thường, ngôn ngữ được hiểu là tiếng nói của con người,
dùng để biểu hiện nội dung ý nghĩ, tình cảm, tâm tư, và trao đổi nội dung
đó với người khác. Mỗi cuộc giao tiếp đều sử dụng một ngôn ngữ cụ thể
nào đó làm phương tiện, nên nói tới ngôn ngữ trong vai trò là nhân tố giao
tiếp cũng chính là nói tới ngôn ngữ cụ thể mà các đối ngôn sử dụng trong
cuộc giao tiếp của họ. “Mỗi cuộc giao tiếp đều sử dụng một ngôn ngữ cụ
thể nào đó làm phương tiện, nên nói tới ngôn ngữ trong vai trò là nhân tố
giao tiếp cũng chính là nói tới ngôn ngữ cụ thể mà các đối ngôn). Những
nhân tố biến thể và nhân tố loại thể nhất định để lại những dấu vết đối với
diễn ngôn về hình thức, về nội dung, chi phối diễn ngôn cả về phía sản sinh
và phía tiếp nhận” [8, tr.122].
1.2.1.3 Diễn ngôn (discourse):
“Diễn ngôn là bộ phận hợp thành sự kiện lời nói và tổ hợp các sự kiện
lời nói hình thành một cuộc giao tiếp. Các chức năng giao tiếp được thực hiện
bằng các diễn ngôn và cụ thể hóa thành phần của diễn ngôn” [8, tr. 198].
1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật trong tác phẩm văn chương
Ngữ dụng học là một ngành khoa học mới mẻ nghiên cứu quan hệ
giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh. Trong đó nhân
tố giao tiếp là một trong những khái niệm nền tảng. Nó không chỉ được
10
những chuyên gia về ngữ dụng học quan tâm mà c n thu hút các nhà ngôn
ngữ học tìm hiểu nghiên cứu.
1.2.2.1. Đối ngôn (tác giả và bạn đọc)
Hoạt động văn chương là hoạt động giao tiếp vì nó có tất cả các yêu
cầu và nhân tố của một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thông thường, như:
tác giả (người phát), tác phẩm (văn bản, diễn ngôn, thông điệp), độc giả
(người nhận) và bao gồm hai quá trình: sáng tác (phát tin) và tiếp nhận
(nhận tin).
1.2.2.2. Ngữ cảnh, tình huống giao tiếp
Như vậy có thể thấy, vấn đề trung tâm mà ngữ dụng học quan tâm là
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người xét trong tương quan với
ngữ cảnh. Hoạt động giao tiếp đó chịu sự chi phối, tác động của những
nhân tố nhất định mà Đỗ Hữu Châu gọi là nhân tố giao tiếp. Chính vì vậy
mà khi xem xét một phát ngôn ta cần trả lời những câu hỏi như: ai nói, nói
với ai, nói trong hoàn cảnh nào, nói về cái gì và nói nhằm mục đích
gì. Giải quyết được những câu hỏi đó là ta đã hiểu được ý nghĩa của phát
ngôn. Hay khi giao tiếp với một người nào đó thì những câu hỏi tương tự
như vậy cũng luôn chi phối chúng ta buộc chúng ta phải lựa chọn cách ứng
xử và có hành vi ngôn ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh. Đây cũng là một
trong những vấn đề chủ yếu mà các nhà ngữ dụng học quan tâm. Có thể
thấy điều này trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của Đỗ
Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân. Các tác giả đều xem ngữ cảnh là một trong
những khái niệm nền tảng không thể thiếu trong một công trình nghiên cứu
về ngữ dụng học.
1.2.2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật
Văn chương là loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm chất liệu. Là
nghệ thuật ngôn từ hay ta có thể nói cách khác ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất
của nghệ thuật văn chương: không có ngôn ngữ không có nghệ thuật văn
chương. Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng ngôn ngữ làm chất liệu cho nghệ
thuật văn chương, kể cả khi chưa có chữ viết; tạo nên một nền văn chương
dân gian phong phú với nhiều thể loại: thơ ca, truyện kể, thần thoại, sử thi,
tục ngữ, ca dao…
11
Sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nghệ thuật văn chương, tác giả (và cả
độc giả) thực hiện hoạt động nhận thức, tư duy. Có điều hoạt động nhận
thức tư duy trong nghệ thuật có đặc tính riêng, mang tính nghệ thuật nên
thường được gọi là tư duy hình tượng để phân biệt với tư duy bằng ngôn
ngữ trong sinh hoạt hàng ngày hay trong lĩnh vực khoa học.
1.3. GIỚI THIỆU VỀ THƠ KHÁNG CHIẾN
1.3.1. Giai đo n thơ chống Pháp
Trong quá trình 30 năm phát triển của văn học cách mạng (1945-
1975), giai đoạn văn học 1945-1954 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ðây
vừa là thời kỳ mở đầu, đắp nền cho văn học mới vừa là bước chuyển tiếp
lịch sử ghi nhận nhiều thay đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ
thuật cho tới thực tế sáng tác. Vượt qua những thử thách khắc nghiệt
của hoàn cảnh chiến tranh, văn học chín năm kháng chiến chống Pháp đã
khẳng định sự tồn tại và phát triển với tầm vóc xứng đáng
Thơ ca là thể loại phát triển thành cao trào mạnh hơn cả với nhiều
thành tựu nổi bật. Truyền thống yêu thơ của dân tộc và đặc điểm lịch sử
cụ thể của chín năm kháng chiến đã quyết định thực tế ấy. Thơ ca tiếp tục
gắn bó với đời sống buồn vui, lúc hạnh phúc cũng như khi gian lao, vất vả
của con người Việt Nam. Nhà phê bình Hoài Thanh đã có nhận xét xác
đáng: Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi trên các nẻo đường
kháng chiến trong một quyển sổ tay nào đó thế nào cũng có ít bài thơ...
Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc,
tiếng thơ cùng hòa điệu [46, tr. 55].
1.3.2. Thơ giai đo n chống Mỹ:
Văn thơ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 –
1975) được ví như một loại binh chủng đặc biệt có công lớn trong việc thức
dậy l ng yêu nước của dân tộc, thúc giục mạnh mẽ lòng quyết tâm bảo vệ
Tổ Quốc, dành lại độc lập tự do cho dân tộc, củng cố niềm tin tất thắng
Thơ ca kháng chiến chống Mỹ mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại
lớn lao. Có thể nói thơ ca trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, để lại
nhiều thành tựu nổi bật, xuất sắc trong tiến trình thơ ca hiện đại Việt Nam.
Thơ chống Mỹ, cứu nước có cốt cách và tầm vóc của một nền thơ lớn.
12
Trước hết, đó là tính quần chúng sâu rộng - một đặc điểm được hình thành
dần trong thơ kháng chiến chống thực dân Pháp và cho đến chặng đường
này đã thực sự tạo nên một đời sống thơ ca mang tính cộng đồng rộng lớn.
Ðây có lẽ là một hiện tượng đẹp trong đời sống thơ ca thế kỷ 20. Bên cạnh
đội ngũ các nhà thơ thuộc các thế hệ nối tiếp và sát cánh dưới ngọn cờ
chống đế quốc Mỹ là rất nhiều những cây bút trẻ, những người bám trụ
trong thực tế chiến đấu và sản xuất, lấy những xúc cảm thực tế hằng ngày
của mình mà viết nên thơ. Thơ được viết dọc đường hành quân, dưới hầm,
giữa rừng, trong bom đạn, thơ cùng những chiến sĩ " ẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước"... Thơ như ngọn lửa được thắp lên, như một thứ năng lượng tinh
thần chia đều cho mọi người. Không, đó đâu phải là cái trò sính sáng tác rất
phổ biến hiện nay mà là sự biểu hiện của một niềm say mê chân thành và
yêu mến thơ thực sự". Có thể nói, thơ chống Mỹ đã xây dựng nên một hình
thái đặc biệt của sáng tạo và tiếp nhận thơ ca - một dấu ấn đặc thù chưa
từng có trong lịch sử thơ ca dân tộc, một hiện tượng có lẽ khó còn có thể
lặp lại.
TIỂU KẾT
Để tiến hành các bước triển khai đề tài: Khảo sát các biểu thức chiếu
vật về người lính trong ngôn ngữ thơ kháng chiến, luận văn đã dựa trên
hai lý thuyết ngôn ngữ học được coi là quan trọng nhất đối với đề tài là : Lý
thuyết chiếu vật và lý thuyết hoạt động giao tiếp. Các khái niệm cơ bản của
lý thuyết chiếu vật và khung lý thuyết để giải quyết tất cả nhiệm vụ của đề
tài, chỉ ra cách tiếp cận của một số tác giả khác về các khái niệm: sự chiếu
vật, CV, HQC, BTCV.
Lý thuyết hoạt động giao tiếp cung cấp cho chúng tôi những khái niệm
nền tảng để có cái nhìn bao quát nhất về việc sử dụng ngôn ngữ và các nhân
tố liên quan để giao tiếp diễn ra hiệu quả nhất. Chúng tôi đã lấy việc xác định
các nhân tố của hoạt động giao tiếp cụ thể giữa hai giai đoạn kháng chiến và
người tiếp nhận làm một trong các căn cứ quan trọng để tiến hành nhận diện
các BTCV về hình tượng người lính trong ngôn ngữ thơ ca kháng chiến.
13
CHƢƠNG 2
CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƢỜI LÍNH
TRONG NGÔN NGỮ THƠ KHÁNG CHIẾN
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT
1.1. Cấu tạo các biểu thức chiếu v t về ngƣời lính trong ngôn ngữ thơ
kháng chiến theo hệ chiếu v t
a. Các biểu thức chiếu vật về người lính thuộc hệ chiếu vật thế giới tự
nhiên
Khảo sát dữ liệu các bài thơ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ cứu nước, chúng tôi không tìm thấy các biểu thức chiếu vật
về người lính được quy chiếu từ thế giới tự nhiên. Từ bình diện cái biểu đạt
là động vật, thực vật hay hiện tượng thiên nhiên có thể nói các tác giả hầu
như không dùng để so sánh, miêu tả, quy chiếu về người lính.
Thế giới tự nhiên trong thơ kháng chiến xuất hiện dung dị mộc mạc
ở làng quê nghèo hay dữ dội, hay hùng vĩ của núi rừng “rừng che bộ đội,
rừng vây quân thù”. Bài thơ “ ên Cấm Sơn” nhà thơ Thôi Hữu đã miêu tả
cái khắc nghiệt, gian khổ của các anh bộ đội chiến đấu ở núi rừng:
Tôi lên vùng Cấm Sơn
Đi tìm thăm bộ đội
Đây bốn bề núi núi
Heo hút vắng tăm người
Đèo cao rồi lũng hẹp
Dăm túp lều chơi vơi
Bộ đội đóng ở đó
b. Các biểu thức chiếu về về người lính thuộc hệ chiếu vật là thế giới
nhân t o
BTCV về người lính thuộc HCV thế giới nhân tạo trong ngôn ngữ
thơ kháng chiến có tiểu nhóm trang y phục, quân phục có các biểu thức
chiếu vật sau: Đôi bộ quần áo nâ / Đã âm thầm thƣơng mến, Ôi cái mũ
vải mềm d thƣơng như một bàn tay nhỏ/
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành, Ba lô nằm đợi lệnh hành
quân/ Lá ngụy trang vẫn cài trên mũ