Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
745.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1725

Khiếu nại hành chính và cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của công dân (từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

------------------

NGUYỄN NGỌC THIÊN KIM

ĐỀ TÀI “KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA

CÔNG DÂN (từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai)”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ LUẬT HỌC

NIÊN KHÓA 2003 - 2006

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN CỬU VIỆT

Giảng viên Khoa luật Hành chính

Trƣờng ĐH Luật TP.HCM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ VỀ KHIẾU NẠI HÀNH

CHÍNH CỦA CÔNG DÂN VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI

ĐÓ..................................................................................................................... 01

1.1. Bản chất, vai trò của quyền khiếu nại hành chính của công dân .... 01

1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính ......................................................... 01

1.1.2. Quyền khiếu nại hành chính của công dân là quyền cơ bản đươc quy

định trong Hiến pháp ......................................................................................... 07

1.1.3 Quyền khiếu nại hành chính của công dân là quyền để bảo vệ các quyền

…………………………………………………………………………………09

1.1.4 Khiếu nại hành chính là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham

gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội…………………………………………..11

1.1.5 Khiếu nại hành chính là phương thức giám sát của nhân dân đối với Nhà

nước và cán bộ công chức nhà nước…………………………………………..12

1.2. Sự hình thành, phát triển của chế định pháp luật về khiếu nại hành

chính của công dân và cơ chế giải quyết các khiếu nại đó trong pháp

luật nƣớc ta…………………………………………………………….13

1.2.1. Giai đoạn từ 1946 đến 1960 ................................................................ 13

1.2.2. Giai đoạn từ 1960 đến 1990 ............................................................... 15

1.2.3. Giai đoạn từ 1990 đến 1998………………………………………….18

1.2.4. Giai đoạn từ 1998 đến 2004…………………………………………. 21

1.2.5. Giai đoạn từ 2004 đến nay………………………………………........22

1.3. Quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại hành chính của công

dân và cơ chế giải quyết các khiếu nại đó ........................................ 31

1.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại........................................................ 31

1.3.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại ............................................................... 32

1.3.2.1. Tiếp công dân ............................................................................... 32

1.3.2.2. Giải quyết khiếu nại lần đầu ........................................................ 33

1.3.2.3. Giải quyết khiếu nại lần hai ......................................................... 35

1.3.3. Thời hạn giải quyết khiếu nại………….............................................. 36

1.3.4. Hồ sơ giải quyết khiếu nại…………................................................... 36

1.3.5. Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại…………..................... 36

1.3.6. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại………….......... 38

1.4. Các bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại hành chính của công

dân........................................................................................................ 39

1.4.1. Các đảm bảo quyền khiếu nại hành chính của công dân ................... 39

1.4.2. Quyền của các bên tham gia khiếu nại hành chính ........................... 42

1.4.3. Vai trò của Tòa hành chính trong việc đảm bảo quyền khiếu nại của

công dân………………………………………………………………………..44

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1…………………………………………………….47

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG

DÂN VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI ĐÓ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................... 49

2.1. Tình hình khiếu nại hành chính của công dân trên phạm vi cả nƣớc...49

2.1.1. Khái quát về tình hình khiếu nại. ........................................................ 49

2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại

........................................................................................................................... 51

2.1.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, khuyết điểm …………….52

2.2. Thực trạng khiếu nại hành chính của công dân trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai......................................................................................................................57

2.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai..................... 57

2.2.2. Tình hình khiếu nại hành chính của công dân trên các lĩnh vực ở địa

bàn tỉnh Đồng Nai.. ........................................................................................... .58

2.2.2.1. Khái quát về tình hình khiếu nại………………………………...58

2.2.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu của các khiếu nại………………...60

2.3. Tổ chức các cơ quan thanh tra và đội ngũ cán bộ, công chức làm công

tác giải quyết khiếu nại hành chính của công dân trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai .................................................................................................................... 62

2.3.1. Tổ chức của các tổ chức thanh tra nhà nước cấp tỉnh theo quy định của

pháp luật hiện hành .......................................................................................... 62

2.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức của các tổ chức thanh tra nhà nước cấp tỉnh

…………………………………………………………………………………63

2.3.2.1. Thanh tra tỉnh Đồng Nai………………………………………….63

2.3.2.2. Thanh tra Sở………………………………………………………64

2.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết

khiếu nại của Ủy ban nhân dân các cấp..............................................................66

2.3.3.1. Ủy ban nhân dân tỉnh……………………………………………..66

2.3.3.2. Ủy ban nhân dân huyện…………………………………………..66

2.3.3.3. Ủy ban nhân dân xã………………………………………………67

2.3.3.4. Những ưu điểm và nhược điểm chủ yếu……………………….....67

2.3.4. Tổ chức thanh tra nhân dân và tổ hòa giải cơ sở...................................69

2.3.4.1. Tổ chức thanh tra nhân dân………………………………………69

2.3.4.2. Tổ hòa giải cơ sở…………………………………………………71

2.4. Tình hình giải quyết khiếu nại hành chính của công dân trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai từ 2003 đến nay....................................................................... 73

2.4.1. Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đối với

công tác giải quyết khiếu nại……………………………………………….......73

2.4.2. Tình hình kết quả công tác tiếp dân…………………………………...75

2.4.3. Tình hình kết quả giải quyết khiếu nại………………………………..78

2.4.3.1. Vai trò của cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và Thanh tra

Sở trong công tác giải quyết khiếu nại…………………………………………78

2.4.3.2. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại……………………………79

2.4.3.3. Về tình hình thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại……….83

2.4.4. Những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện các thủ tục hành chính trong

khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan nhà

nước trong tỉnh....................................................................................................85

2.4.4.1. Trách nhiệm của công dân……………………………………….85

2.4.4.2. Trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính trong tiếp công dân….86

2.4.4.3. Trách nhiệm thực hiện thủ tục về giải quyết khiếu nại…………..86

2.4.4.4. Thủ tục ra quyết định giải quyết khiếu nại……………………….88

2.4.4.5. Thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại………………...89

2.4.4.6. Những hạn chế, thiếu sót chung………………………………….89

2.5. Sự cần thiết nâng cao chất lƣợng giải quyết khiếu nại hành chính của

công dân – Phƣơng hƣớng và kiến nghị một số giải pháp ......................... 90

2.5.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại hành chính của

công dân ............................................................................................................ 90

2.5.1.1. Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong quá trình giải quyết

khiếu nại………………………………………………………………………..90

2.5.1.2. Những nguyên nhân của tình hình……………………………….94

2.5.2. Phương hướng nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại hành chính của

công dân ........................................................................................................... 95

2.5.3. Kiến nghị một số giải pháp....................................................................99

2.5.3.1. Các giải pháp về quản lý nhà nước...............................................99

2.5.3.2. Các giải pháp về pháp luật............................................................105

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

LỜI NÓI ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp

Việt Nam năm 1992 ghi nhận, được cụ thể hóa trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm

2005. Từ góc độ khoa học luật học nói chung và Luật Hành chính nói riêng thì

quyền khiếu nại của công dân là quyền hiến định và là quyền để bảo vệ quyền vì

thông qua việc sử dụng quyền khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền hàng loạt các quyền, lợi ích hợp pháp của công

dân được phục hồi do quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ

quan, cán bộ, công chức nhà nước gây nên.

Việc giải quyết các khiếu nại của công dân do các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền thực hiện là một bảo đảm pháp lý đối với các quyền, tự do của công

dân, là phương thức nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước.

Thực tiễn giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước ta

trong những năm qua từ khi có Luật Khiếu nại tố cáo (năm 1998) đã chỉ ra rằng

công tác giải quyết khiếu nại đã có nhiều tiến bộ, nhưng đồng thời có những hạn

chế nhất định: số lượng vụ việc tồn đọng còn nhiều, giải quyết không dứt điểm

để nhiều vụ kéo dài, gây khiếu nại tập thể, nhiều địa phương do khiếu nại không

được giải quyết kịp thời đã trở thành những điểm nóng dẫn đến mất ổn định

chính trị, an toàn và trật tự xã hội. Đây cũng là vấn đề lớn mà Dự thảo Báo cáo

Chính trị tại Đại hội X của Đảng đưa ra để tìm phương hướng giải quyết.

Tình hình đó do nhiều nguyên nhân phức tạp: pháp luật về khiếu nại còn

nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại chưa

cụ thể, rành mạch; năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trực

tiếp giải quyết khiếu nại thực sự chưa đúng tầm.... Do đó, đề tài này tuy đã được

nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, nhưng hiện nay vẫn đang là điểm nóng, rất

thời sự, đặc biệt đối với địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Khiếu nại

hành chính của công dân và cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của công

dân (từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai)”.

7

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Công tác giải quyết khiếu nại của công dân đã có nhiều công trình nghiên

cứu “Báo cáo khoa học cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết

khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” (Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng

Nai tháng 7/2000); “Một số quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại cần

hoàn thiện khi sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo” (Kiều Văn Chung - Tạp

chí Nhà nước và pháp luật số 5/2003); “Quyết định giải quyết khiếu nại” (Kiều

Văn Chung - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2003); “Trình tự thủ tục sửa

đổi, hủy bỏ quyết định hành chính áp dụng đối với cá nhân, tổ chức” (TS. Vũ

Thư - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 11/2002); “Khái niệm thẩm quyền của Tòa

án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân”

(Nguyễn Thanh Bình - Tạp chí Luật học); “Khái niệm đặc điểm của thủ tục

hành chính” (Trần Thanh Phương - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số

11/2002); “Luật hành chính Việt Nam” (NXB TP.HCM năm 2003 do PGS.TS

Phạm Hồng Thái chủ biên); Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Các phương thức đảm

trách các quyền tự do của công dân” do PGS.TS Đinh Văn Mậu làm chủ nhiệm

Đề tài nghiệm thu 2002; “Pháp luật về khiếu nại, tố cáo” (NXB TP.HCM do

PGS.TS Phạm Hồng Thái làm chủ biên); “Nâng cao hiệu quả công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo phải gắn với quá trình cải cách Tư pháp” (TS. Vũ Phạm

Quyết Thắng, Tạp chí Thanh tra số 9); “Thu thập thẩm tra sử dụng chứng cứ

trong giải quyết khiếu nại hành chánh” (Đặng Xuân Thao); “Thi hành quyết

định giải quyết khiếu nại cuối cùng, uỷ quyền giải quyết khiếu nại” (Nguyễn

Châu - Tạp chí Thanh tra năm 2003); “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm

tra, xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” (Th.S. Trần Văn Sơn -

Tạp chí Thanh tra).

Ngoài ra còn có nhiều công trình khác nhau trong chừng mực nhất định

cũng có những bàn luận về công tác giải quyết khiếu nại của các ngành, các cấp

nhằm bảo đảm các quyền công dân.

Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện

các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của chính quyền các cấp

nhằm đảm bảo các quyền của công dân, cũng như bàn luận sâu về những thay

8

đổi lớn trong các quy định của pháp luật về khiếu nại hành chính kể từ khi Luật

Khiếu nại, tố cáo được sửa đổi bổ sung lần gần đây nhất vào ngày 29/11/2005.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên đã tạo cơ sở lý luận và phương

pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài mà chúng tôi lựa chọn. Trong quá trình

nghiên cứu, chúng tôi tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của

các công trình trên.

3. Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu quy định của pháp luật về quyền

khiếu nại hành chính của công dân; thực tiễn khiếu nại hành chính của công

dân cũng như việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân, dưới góc độ

một trong những phương thức cơ bản đảm bảo quyền công dân. Mặt khác, về

mặt đối tượng nghiên cứu của đề tài ở đây chỉ xem xét khiếu nại của công dân

thường.

- Thực tiễn được minh họa bằng số liệu giải quyết từ năm 2003 đến nay qua

báo cáo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân; quan điểm của

Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì

dân.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng:

- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp tổng hợp.

- Phương pháp thống kê.

- Điều tra xã hội học.

9

5. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Đề tài vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn, vì vậy khi nghiên cứu chúng

tôi đề ra mục tiêu làm rõ vai trò của các ngành, các cấp chính quyền địa

phương để đưa ra một số giải pháp trong công tác giải quyết khiếu nại nhằm

đảm bảo các quyền của công dân.

6. Bố cục của luận văn:

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài

gồm 2 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận – pháp lý về giải quyết khiếu nại hành chính của

công dân và cơ chế giải quyết các khiếu nại đó.

Chương 2. Thực trạng khiếu nại hành chính của công dân và cơ chế giải

quyết các khiếu nại đó./.

10

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ VỀ

KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN VÀ CƠ CHẾ

GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI ĐÓ

1.1. Bản chất, vai trò của quyền khiếu nại hành chính của công dân

1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính

Khiếu nại là một hiện tượng mang tính chính trị - pháp lý và có tính phổ biến trong

các xã hội và vào mọi thời đại.

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 quy định: Khiếu nại là việc

công dân cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại,

tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết

định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi

có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,

lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, khái niệm trên chỉ là giới hạn của nhà nước khi đứng trước tình hình

khiếu nại đang rất phức tạp và nhạy cảm ở nước ta. Để có thể có thể nhận diện về

tính đa dạng, nhu cầu thực tiễn của xã hội về khiếu nại, có thể đưa ra định nghĩa

chung về khiếu nại như sau: Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, cán bộ,

công chức, viên chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại

mọi quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái

pháp luật, không hợp lý, xâm phạm đến quyền, tự do lợi ích hợp pháp của mình.

[43, 20]

Khiếu nại là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, như là phản ứng có

tính tự nhiên của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người

khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp, có thể là không

hợp lý, không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực trong đời sống cộng động, xâm

phạm tới quyền, tự do, lợi ích của mình. Trên thực tế, khiếu nại hết sức đa dạng,

phong phú, phức tạp. Để có cái nhìn khách quan, toàn diện về khiếu nại, cần phải

phân loại các khiếu nại theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Nếu căn cứ vào chủ thể khiếu nại, có khiếu nại cá nhân, khiếu nại của cơ quan nhà

nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh

tế…

11

Nếu căn cứ vào hình thức khiếu nại, ta có khiếu nại bằng văn bản và khiếu nại trực

tiếp bằng miệng.

Nếu căn cứ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, ta có khiếu nại trong các lĩnh vực

hành chính - chính trị, kinh tế - văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội…

Theo thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu nại được chia thành khiếu nại hành chính

và khiếu nại tư pháp.

Trong đó, khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan

nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền xem xét lại hành vi của cơ quan nhà

nước, cán bộ, công chức mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật xâm phạm

quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết khiếu nại hành chính do cơ quan

hành chính nhà nước hoặc một số cơ quan nhà nước giải quyết theo trình tự, thủ tục

mà pháp luật về khiếu nại quy định hoặc được nhà nước giải quyết theo thủ tục tố

tụng hành chính, theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành

chính.

Còn khiếu nại tư pháp là việc công dân yêu cầu cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện

kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án), cán bộ, công chức có thẩm quyền của các

cơ quan tư pháp xem xét lại những quyết định hoặc hành vi công vụ của thẩm phán,

kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên tiến hành các hoạt động điều tra, truy

tố, xét xử, thi hành án trong các lĩnh vực hình sự, kinh tế, lao động, hành chính theo

quy định của pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. [43,

18]

Ngoài ra, nếu căn cứ vào tính chất pháp lý của khiếu nại thì khiếu nại được chia

thành hai nhóm lớn:

+ Khiếu nại có tính chất pháp lý;

+ Khiếu nại không có tính chất pháp lý.

Khiếu nại có tính chất pháp lý là khiếu nại được pháp luật điều chỉnh, mà khi được

thực hiện, chúng là sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ pháp luật về khiếu

nại.

Khiếu nại loại này có một số đặc điểm cơ bản:

12

- Việc khiếu nại được pháp luật điều chỉnh, quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan

hệ khiếu nại được pháp luật quy định;

- Là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về khiếu nại;

- Việc khiếu nại được pháp luật điều chỉnh, quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan

hệ khiếu nại được pháp luật quy định;

- Là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về khiếu nại;

- Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định

do pháp luật quy định;

- Phạm vi khiếu nại bị giới hạn bởi pháp luật;

- Việc giải quyết khiếu nại dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật;

- Những người vi phạm pháp luật về khiếu nại tùy theo mức độ, tính chất của vi

phạm mà phải chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Khiếu nại không mang tính chất pháp lý là khiếu nại không được pháp luật điều

chỉnh, mà việc thực hiện chúng không làm phát sinh các quan hệ pháp luật về khiếu

nại.

Loại khiếu nại này có một số đặc điểm sau:

- Việc khiếu nại không được pháp luật điều chỉnh;

- Không phải là sự kiện pháp lý;

- Không làm phát sinh các quan hệ pháp luật;

- Việc giải quyết khiếu nại căn cứ vào các quy phạm xã hội khác (của tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng).

Ví dụ, một Đảng viên khiếu nại về hình thức kỷ luật Đảng thì việc khiếu nại và giải

quyết khiếu nại này được được giải quyết theo điều lệ của Đảng.

- Khi có những vi phạm việc xử lý dựa trên cơ sở các quy định do các tổ chức đó

đặt ra, nếu các quy phạm không được bước sang lĩnh vực quan hệ pháp luật.

Như vậy, khiếu nại xuất hiện khi quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân chủ thể

khiếu nại theo họ bị xâm hại. Do đó, có thể coi khiếu nại là một hình thức phản

kháng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trước quyết định, hành vi của cơ quan, tổ

chức, người có thẩm quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình thông qua việc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!