Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
922

Quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TIỂU LONG

QUYỀN KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TIỂU LONG

QUYỀN KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ MINH KHÔI

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên” là

công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện. Những nội

dung, ý tưởng các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn

đầy đủ theo đúng quy định. Nội dung của Luận văn này không sao chép từ bất

kỳ Luận văn hay tài liệu nào khác.

Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận văn.

Tác giả

Nguyễn Tiểu Long

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ................................................................................... 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền khiếu nại hành chính của người chưa

thành niên ........................................................................................................... 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm người chưa thành niên ....................................................... 5

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính ............................. 7

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên .. 11

1.2 Nội dung và các biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại hành chính của

người chưa thành niên ...................................................................................... 15

1.2.1 Quyền khiếu nại hành chính thông qua đại diện theo pháp luật ........................ 15

1.2.2 Quyền được trợ giúp về pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp ................... 18

1.2.3 Quyền tham gia đối thoại ................................................................................... 20

1.2.4 Quyền được tiếp cận, thu thập và đưa ra các tài liệu, chứng cứ phục vụ giải

quyết khiếu nại .................................................................................................... 24

1.2.5 Quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để

ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính ........ 26

1.2.6 Quyền nhận văn bản thụ lý và quyết định giải quyết khiếu nại .......................... 28

1.2.7 Quyền được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại; được bồi

thường thiệt hại theo quy định pháp luật ............................................................ 30

1.2.8 Quyền rút khiếu nại, khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại

Tòa án theo quy định luật tố tụng hành chính .................................................... 32

1.3 Vai trò và ý nghĩa quyền khiếu nại hành chính của người chưa

thành niên .......................................................................................................... 33

1.3.1 Vai trò quyền khiếu nại hành chính người chưa thành niên ............................... 33

1.3.2 Ý nghĩa quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên ....................... 34

Kết luận chương 1 ............................................................................................. 36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO

ĐẢM QUYỀN KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ..... 37

2.1 Thực trạng về quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên ..... 37

2.1.1 Thực trạng quyền khiếu nại thông qua đại diện theo pháp luật ......................... 37

2.1.2 Thực trạng quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý giúp đỡ khiếu nại ............ 43

2.1.3 Thực trạng quyền tham gia đối thoại ................................................................. 47

2.1.4 Thực trạng quyền được tiếp cận, thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ

phục vụ giải quyết khiếu nại ............................................................................... 49

2.1.5 Thực trạng về quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu

quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.............. 52

2.1.6 Thực trạng quyền nhận văn bản thụ lý và quyết định giải quyết khiếu nại ........ 54

2.1.7 Thực trạng quyền được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại; được

bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật ...................................................... 56

2.1.8 Thực trạng quyền khiếu nại lần hai, rút khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành

chính tại Tòa án theo quy định luật tố tụng hành chính ..................................... 58

2.2 Nguyên nhân của những hạn chế về quyền khiếu nại hành chính của người

chưa thành niên ................................................................................................. 60

2.2.1 Nhận thức về quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên hạn chế 61

2.2.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục về quyền khiếu nại hành

chính của người chưa thành niên chưa đáp ứng được yêu cầu .......................... 62

2.2.3 Pháp luật về khiếu nại chưa đầy đủ, đồng bộ trong việc bảo vệ quyền khiếu

nại hành chính của người chưa thành niên ......................................................... 64

2.3 Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền khiếu nại hành chính của người

chưa thành niên ................................................................................................. 65

2.3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền khiếu nại hành chính

của người chưa thành niên .................................................................................. 65

2.3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền khiếu nại hành chính

của người chưa thành niên ................................................................................. 69

2.3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền khiếu nại hành chính của

người chưa thành niên ........................................................................................ 73

Kết luận chương 2 ............................................................................................. 81

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Người chưa thành niên ở độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi trong xã hội chiếm một tỉ lệ

khá lớn trong cơ cấu dân ở nước ta, chiếm tỉ lệ 29,2% dân số cả nước. Người chưa

thành niên được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, cần có cơ chế

bảo vệ đặc biệt hơn nhóm người thành niên trong xã hội. Người chưa thành niên

chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí lực, do đó, trong các quan hệ xã hội cần có

người quan tâm giám sát và giúp đỡ họ. Trong các quan hệ xã hội, người chưa thành

niên được bảo vệ quyền, lợi ích bởi sự trợ giúp, hỗ trợ của người đại diện theo pháp

luật, có thể là người thân thích, nuôi dưỡng hoặc người được chỉ định theo quy định

pháp luật.

Mỗi công dân trong quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và được pháp luật

ghi nhận có những quyền được pháp luật bảo đảm thực hiện. Quyền khiếu nại hành

chính là một trong các quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo

đảm thực hiện. Quyền khiếu nại hành chính có vai trò khá đặc biệt, một mặt nó

giống như những quyền khác được pháp luật quy định cho công dân, mặt khác, nó

đóng vai trò là một loại quyền được sử dụng để bảo vệ cho các quyền khác khi bị

xâm phạm từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Người chưa thành niên cũng được pháp luật quy định có quyền khiếu nại hành

chính giống như người thành niên. Thế nhưng, do chưa có đủ năng lực hành vi

khiếu nại theo quy định pháp luật hành chính, do đó quyền khiếu nại hành chính của

người chưa thành niên phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật và

không được tự thực hiện quyền khiếu nại hành chính.

Vấn đề nghiên cứu về quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên

trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa được nghiên cứu toàn diện, chỉ tồn

tại ở một số ý kiến mang tính chất đơn lẻ. Về pháp luật ở nước ta, khi ghi nhận

quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên chỉ quy định “Trường hợp

người khiếu nại là người chưa thành niên thì người đại diện theo pháp luật của họ

thực hiện việc khiếu nại”. Do đó, trong thực tế quyền khiếu nại của người chưa

thành niên bị hạn chế rất nhiều, quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành

niên chưa được pháp luật bảo vệ ở mức tương xứng với tính chất là bảo vệ cho

những người chủ tương lai của đất nước.

Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, thực hiện

tinh thần đó, nhà nước đã có sự quan tâm thích đáng đến đối tượng là người chưa

thành niên như quan tâm nhiều hơn về quyền của người chưa thành niên nhưng cơ

chế để đảm bảo quyền của người chưa thành niên chưa được đề cao, còn ở góc độ

ghi nhận chung chung, chưa triển khai cụ thể trên thực tế và chưa có cơ quan giám

sát hiệu quả để bảo vệ quyền của người chưa thành niên. Luật bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em năm 2004 quy định về việc bảo vệ quyền trẻ em nhưng trên thực tế

chưa mang lại kết quả như mong muốn. Luật khiếu nại 2011 có quy định về quyền

khiếu nại của người chưa thành niên nhưng chưa có sự thống nhất với Luật bảo vệ,

2

chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Quyền khiếu nại hành chính của người chưa

thành niên chủ yếu chỉ là do người đại diện theo pháp luật thực hiện, người chưa

thành niên chưa được quy định có quyền tham gia khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Từ những nhu cầu về lý luận cũng như thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài

“Quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên” làm đề tài nghiên cứu

trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, đề tài này chưa có nhiều người nghiên

cứu. Một số đề tài có liên quan như: (1) Lê Thị Ngọc Thanh, Pháp luật hành chính

về quyền của người chưa thành niên, Luận văn thạc sĩ; (2) Nguyễn Ngọc Thiên

Kim, Khiếu nại hành chính và cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của công dân

(từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai), Luận văn thạc sĩ luật học; (3) Trần Quốc Huy, Quyền

khiếu nại của công dân lý luận và thực tiễn (Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh),

Luận văn cử nhân; (4) Trần Thị Lý Loan, Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại và

tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, Luận văn

cử nhân; (5) Nguyễn Thị Hạnh, Quyền khởi kiện vụ án hành chính trong mối liên hệ

với quyền khiếu nại, Luận văn cử nhân; (6) Lương Thị Thảo, khiếu nại và giải quyết

khiếu nại hành chính (từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai), Luận văn cử nhân; … Tuy vậy,

những đề tài nêu trên nghiên cứu vấn đề quyền của người chưa thành niên và quyền

khiếu nại ở góc độ chung, chưa có đề cập đến quyền khiếu nại của người chưa thành

niên. Thực tế, đề tài tác giả chọn còn rất hạn chế về số người quan tâm nghiên cứu

và về nguồn tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, còn có một số bài viết có liên quan đến vấn đề quyền của người

chưa thành niên trên báo, tạp chí như: Phan Ngọc Minh - Thực hiện quyền trẻ em từ

góc độ pháp luật, Quách Thị Quế - Thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt

Nam, Đỗ Văn Bình - Thực trạng chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam,… Những bài

viết của các tác giả trên chỉ đề cập đến vấn đề thực hiện quyền của trẻ em – người

chưa thành niên nói chung, không nghiên cứu ở góc độ quyền khiếu nại hành chính

của người chưa thành niên.

3. Mục đích, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: Qua nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn và

hy vọng làm rõ được các vấn đề sau:

- Phân tích, làm rõ quyền tham gia và cơ chế bảo đảm quyền khiếu nại hành

chính của người chưa thành niên;

- Phân tích, làm rõ các hạn chế, mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật về

quyền của người chưa thành niên liên quan đến quyền khiếu nại hành chính và các

quyền liên quan khác trong quá trình thực hiện việc khiếu nại;

- Trên cơ sở phân tích, so sánh sẽ đưa ra các kiến nghị cần thiết nhằm hoàn

thiện hơn nữa các quy định pháp luật liên quan đến quyền khiếu nại hành chính của

người chưa thành niên.

3

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Tác giả tập trung đi vào nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến quyền khiếu

nại hành chính của người chưa thành niên, đặc biệt phân tích quyền khiếu nại hành

chính của người chưa thành niên thông qua người đại diện hợp pháp; những vấn đề

pháp lý ảnh hưởng đến quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên theo

pháp luật hiện hành; làm rõ cơ chế giám sát, bảo đảm quyền khiếu nại hành chính

của người chưa thành niên theo pháp luật hiện hành và những hạn chế pháp luật để

có hướng khắc phục giúp cho người chưa thành niên bảo vệ được các quyền của

mình một cách thiết thực nhất.

Nội dung Luận văn này đặt trọng tâm nghiên cứu là các quy định pháp luật

về quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên, phần thực hiện pháp luật

sẽ được xem xét ở góc độ hỗ trợ.

3.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên được xem xét trong

Luận văn này là một tập hợp quyền, chứ không phải chỉ là quyền khiếu nại riêng lẽ

và có nhiều vấn đề có liên quan. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả tập

trung đi vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến các quyền mà người

khiếu nại được pháp luật quy định khi thực hiện quyền khiếu nại và cách thức bảo

vệ quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên theo pháp luật hiện hành.

Theo pháp luật khiếu nại hiện hành và thực tế thực hiện, người chưa thành

niên không được trực tiếp thực hiện quyền khiếu nại hành chính, do đó, khi nghiên

cứu đề tài này, tác giả phải nghiên cứu các quyền của người chưa thành niên thông

qua đại diện theo pháp luật của họ. Vì người chưa thành niên khiếu nại thông qua

người thành niên; pháp luật khiếu nại hiện hành không quy định quyền trực tiếp

khiếu nại của người chưa thành niên; số liệu thống kê về thực trạng quyền khiếu nại

hành chính không tách giữa người thành niên và người chưa thành niên cho nên tác

giả khảo sát quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành niên thông qua khiếu

nại hành chính của người thành niên nói chung.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng kết hợp chặt chẽ nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học

như: phương pháp lịch sử, phương pháp biện chứng, phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn…Vì số liệu

hạn chế nên tác giả có sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để thực hiện

Luận văn này.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về quyền khiếu nại

hành chính của người chưa thành niên. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của

Luận văn sẽ góp phần mang lại sự thuận lợi cho các chủ thể trong quá trình tìm hiểu

về các quy phạm pháp luật liên quan đến quyền khiếu nại hành chính của người

chưa thành niên. Luận văn có thể trở thành tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu

4

hoặc học tập dành cho những đối tượng quan tâm.

Tác giả cũng hy vọng những kiến nghị của Luận văn sẽ có những giá trị

tham khảo nhất định trong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn

thiện các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quyền khiếu nại hành chính của

người chưa thành niên. Từ đó, góp phần giải quyết đúng đắn và có chính sách bảo

đảm về mặt pháp lý và trên thực tế quyền khiếu nại hành chính của người chưa

thành niên.

6. Bố cục của Luận văn

- Luận văn gồm 02 chương như sau:

Chương 1. Khái quát về quyền khiếu nại hành chính của người chưa thành

niên

Chương 2. Thực trạng, phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền khiếu nại

hành chính của người chưa thành niên

- Ngoài ra, Luận văn còn có phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài

liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!