Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1113

Khảo sát việc sử dụng từ ngữ hán việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

TĂNG THỊ THẢO QUYÊN

KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT

TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƢỢNG NGÀN

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 4/2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT

TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƢỢNG NGÀN

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG

Người thực hiện:

TĂNG THỊ THẢO QUYÊN

(Khoá 2017 – 2021)

Đà Nẵng, tháng 4/2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản thân tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Văn Sáng.

Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các công trình nghiên cứu

đã được chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính

trung thực của công trình nghiên cứu này.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

Sinh viên

Tăng Thị Thảo Quyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Văn

Sáng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên

cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong

Khoa Ngữ Văn, Trường Đại Học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

đã truyền đạt những kiến thức nền tảng để tôi có thể thực hiện

tốt đề tài này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đìnhh, bạn bè, những

người đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

Sinh viên

Tăng Thị Thảo Quyên

TTTjhiiogghk

TăttttT

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4

6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5

7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................5

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN...............6

1.1. Lí thuyết về từ Hán Việt....................................................................................6

1.1.1. Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán – Việt .................................................................6

1.1.2. Quá trình hình thành cách đọc Hán Việt ......................................................8

1.1.3. Khái niệm từ Hán Việt..................................................................................9

1.1.4. Đặc điểm của từ ngữ Hán Việt ...................................................................11

1.1.5 Vai trò của từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt ..............................................19

1.2. Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết “Mẫu thƣợng ngàn” ...........................20

1.2.1. Đôi nét về Nguyễn Xuân Khánh.................................................................20

1.2.2. Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn.....................................................................21

CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG TIỂU

THUYẾT “MẪU THƢỢNG NGÀN” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH...............22

2.1. Các từ ngữ Hán Việt sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn của

Nguyễn Xuân Khánh xét về cấu tạo ......................................................................22

2.1.1. Thống kê, phân loại ....................................................................................22

2.1.2. Nhận xét......................................................................................................23

2.2. Các từ ngữ Hán Việt sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn của

Nguyễn Xuân Khánh xét về từ loại........................................................................24

2.2.1. Thống kê, khảo sát......................................................................................24

2.2.2. Nhận xét......................................................................................................24

2.3. Các từ ngữ Hán Việt sử dụng trong tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn của

Nguyễn Xuân Khánh - xét về ngữ nghĩa. ..............................................................24

2.3.1. Thống kê, phân loại ....................................................................................24

2.3.2. Nhận xét......................................................................................................34

iv

2.4. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................35

CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG TIỂU

THUYẾT “MẪU THƢỢNG NGÀN” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH...............37

3.1. Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn.......37

3.2. Giá trị biểu đạt của từ ngữ Hán Việt trong tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn

của Nguyễn Xuân Khánh........................................................................................38

3.2.1. Từ ngữ Hán Việt dùng để miêu tả về hình tượng người phụ nữ ................38

3.2.2. Từ ngữ Hán Việt dùng để miêu tả về tầng lớp địa chủ phong kiến, thực dân

phong kiến.............................................................................................................41

3.2.3. Từ Hán Việt dùng để miêu tả hoạt động văn hóa tâm linh con người Việt44

3.3. Tiểu kết chƣơng 3.............................................................................................47

KẾT LUẬN ..................................................................................................................49

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51

PHỤ LỤC .....................................................................................................................53

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

bảng biểu

Tên Bảng Trang

Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng từ ngữ Hán Việt xét về cấu tạo 22

Bảng 2.2

Bảng thống kê số lượng từ ngữ Hán Việt có cấu tạo song âm

tiết

23

Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng từ Hán Việt xét về từ loại 24

Bảng 2.4

Bảng thống kê số lượng từ ngữ Hán Việt chỉ trường nghĩa

về người phụ nữ

25

Bảng 2.5

Bảng thống kê số lượng từ ngữ Hán Việt chỉ trường nghĩa

về địa chủ phong kiến

27

Bảng 2.6

Bảng thống kê số từ Hán Việt chỉ hoạt động văn hóa tâm

linh

30

Bảng 2.7

Bảng thống kê số từ Hán Việt chỉ khái niệm về văn hóa tâm

linh

32

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt có một vị trí đặc biệt

quan trọng và chiếm một số lượng lớn nhất trong tổng số từ mà tiếng Việt vay mượn.

Lớp từ Hán Việt đã góp phần vào những bước đường phát triển của ngôn ngữ Việt

Nam, bổ sung thêm lượng từ vựng còn thiếu và góp phần làm phong phú thêm cách

diễn đạt cho người Việt. Đặc biệt, trong thế giới văn chương, thơ ca thì từ Hán Việt

được sử dụng như là một lớp từ vựng không thể thiếu trong việc lí giải, khám phá,

nâng cao ý nghĩa và giá trị biểu cảm cho văn bản nghệ thuật. Tìm hiểu và nghiên cứu

từ Hán Việt trong văn chương cũng có nghĩa là chúng ta đang giải mã những ẩn số của

sự kết tinh nền di sản văn hóa dân tộc.

Song song với việc nghiên cứu từ ngữ Hán Việt, việc đi sâu vào khảo sát, tìm

hiểu cách sử dụng từ ngữ Hán Việt trong các sáng tác của nhà văn là điều cần thiết.

Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học xuất hiện trong những năm gần đây

với những cuốn tiểu thuyết tạo nên một hiện tượng trong đời sống văn chương khi có

hướng đi sâu viết về tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết văn hóa - phong tục.Với tiểu thuyết

Mẫu thượng ngàn, viết về tín ngưỡng thờ Mẫu đã thu hút khá nhiều nhà phê bình -

nghiên cứu quan tâm và lấy đó làm đề tài đi sâu vào việc khám phá đặc điểm nghệ

thuật tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nghiên cứu về tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn ta

nhận thấy trong tác phẩm tác giả đã sử dụng một số lượng từ ngữ Hán Việt rất lớn.

Tuy nhiên việc nghiên cứu tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh

chỉ mới dừng lại ở việc khám phá đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết chứ chưa có một

công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống cách sử dụng từ ngữ Hán Việt trong tiểu

thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh.

Với tất cả lí do trên, chúng tôi cho rằng Nghiên cứu việc sử dụng từ ngữ Hán Việt

trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn là cần thiết và đề tài này đáng được chúng tôi quan

tâm thực hiện. Nếu nghiên cứu thành công việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trong tiểu

thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh có thể góp tiếng nói khẳng định

những đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ Hán Việt trong các

tác phẩm văn chương nói chung và trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam

nói riêng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!