Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát từ địa phương trong tác phẩm tuổi thơ dữ dội của phùng quán.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
KHẢO SÁT TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN
Người hướng dẫn:
TS.Trương Thị Diễm
Người thực hiện:
Võ Thị Nhung
Đà Nẵng, tháng 5/2013
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể quý
thầy cô trong khoa Ngữ Văn - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học
tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới cô Trương Thị Diễm, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, các em của
em - những người đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, thời gian thực hiện khóa luận có hạn
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo,
những ý kiến góp ý, phê bình của quý thầy cô. Đây sẽ là hành trang quý báu
giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và
số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này!
Đà nẵng, ngày tháng năm
Tác giả
(Kí và ghi rõ họ tên)
Võ Thị Nhung
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phùng Quán là một nhà văn lớn, có tầm ảnh hưởng đến nhiều thế hệ độc
giả và là một người con trung hiếu của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ông là
một nhà văn bắt đầu viết trong khoảng thời gian đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp nhưng được biết đến nhiều hơn sau Đổi mới. Ông nổi tiếng bởi các
tác phẩm nói về người Vệ quốc quân và bởi biến cố liên quan đến chính trị
trong sự nghiệp văn chương của mình. Ông có hàng chục tác phẩm được nhiều
thế hệ bạn đọc mến mộ. Đặc biệt, tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội là một khúc tráng
ca của tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế trong chống Pháp. Ra đời năm 1986, bàng bạc
trong suốt gần tám trăm trang viết của ông là tình cảm ngợi ca quê hương đất
nước, ngợi ca cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ngợi ca những người anh hùng
và xen lẫn ngợi ca một thời vang bóng của cuộc đời ông. Không một mảy may
vương vấn những nhỏ nhen trần thế, ông vẫn viết bằng lý tưởng đã nuôi dưỡng
tâm hồn ông từ thuở ấu thơ; vẫn nuôi những ước mơ đẹp đến nao lòng. Cuốn
tiểu thuyết của Phùng Quán được xem là viên ngọc quý của văn học thiếu nhi
Việt Nam, chất chứa tâm hồn, tình cảm của một nhà văn lớn, nói lên tiếng nói
của thế hệ trẻ một thời. Đúng như Nguyễn Khắc Viện nhận xét: “...Với một
Gavroche, Vitor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh
dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ cùng với cha, anh;
không kém gì những Gavroche trên chiến luỹ cách mạng Pháp. Thế mà sách vở
viết về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều. Với
TUỔI THƠ DỮ DỘI, Phùng Quán đã bắt đầu trả nợ một cách chính đáng. Sách
dày 800 trang mà người đọc không bao giờ muốn ngừng lại, bị lôi cuốn vì những
nhân vật ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi thì ly kỳ,
khi thì hài hước, khi thì gây xúc động đến ứa nước mắt... Tôi chỉ mong làm sao
cho tất cả các em thiếu nhi Việt Nam được đọc sách này”. (Trích từ sách Nguyễn
Khắc Viện – Tác phẩm, tập chuyên đề văn học).
Có lẽ không phải bây giờ mà mãi về sau, chiến tranh vẫn là một đề tài lớn.
Những trang văn của Phùng Quán cho đến ngày nay, bất chấp biến động thời
cuộc, vẫn mang lại những giá trị lịch sử - thẩm mĩ thực sự có ý nghĩa với độc
giả.
Sinh ra trên đất Huế, ngôn ngữ Huế đã ngấm vào máu thịt Phùng Quán,
nuôi dưỡng tâm hồn ông. Trong Tuổi thơ dữ dội, lớp từ ngữ địa phương Huế đã
góp phần rất lớn cho sự thành công của tiểu thuyết Phùng Quán.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cách dùng từ địa
phương trong các sáng tác văn chương nói chung, trong tác phẩm Phùng Quán
nói riêng vẫn chưa được chú ý đúng mức. Chính vì vậy mà người viết lựa chọn
đề tài “Khảo sát từ địa phương trong tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán”.
2. Lịch sử vấn đề
Còn quá ít công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm Tuổi thơ
dữ dội. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện mới có công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài này đó là: “Đặc trưng ngôn ngữ hội thoại trong tiểu thuyết Tuổi
thơ dữ dội của Phùng Quán” của Dương Thị Thanh Huyền (Khóa luận tốt
nghiệp Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng – 2011).
Như vậy có thể nói rằng, việc khảo sát từ địa phương trong tác phẩm
Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là một vấn đề rất thú vị, hấp dẫn và có phần
mới mẻ. Chúng tôi thực hiện khóa luận này với hi vọng làm rõ hiệu quả nghệ