Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát từ địa phương trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢ N ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------
KHẢO SÁT TỪ ĐỊA PHƢƠN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
Nẵng, tháng 5/2016
iáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
Sinh viên th c hiện : Trần Thị Kim Trang
ớp : 12STH1
L I CẢM ƠN
Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể quý
thầy cô trong khoa Tiểu học - Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em
xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô Nguyễn Thị Thúy Nga, người
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu đề tài khoa học, vốn kiến thức
còn hạn hẹp, thời gian thực hiện ngắn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, những ý kiến
đóng góp của thầy cô. Đây sẽ là hành trang quý báu giúp chúng em hoàn thiện kiến
thức của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 4 năm 2016
Sinh viên th c hiện
Trần Thị Kim Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3.Giả thuyết khoa học .................................................................................................3
4.Mục đích nghiên cứu................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
6. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
8. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................5
1.1. Khái quát chung về phƣơng ngữ ......................................................................5
1.1.1. Khái niệm về phương ngữ.................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt......................................................................6
1.1.2.1 Đặc điểm về ngữ âm .......................................................................................7
1.1.2.2. Đặc điểm về từ vựng và ngữ nghĩa ................................................................8
1.1.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp của phương ngữ ......................................................10
1.1.3. Vấn đề phân loại từ địa phương ......................................................................11
1.1.4. Giá trị của từ địa phương ................................................................................14
1.1.4.1. Chọn lọc những từ địa phương có sắc thái biểu nghĩa, biểu cảm lớn hơn so
với các từ đồng nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân ......................................14
1.1.4.2. Tô đậm màu sắc địa phương ........................................................................15
1.1.4.3. Khéo léo sử dụng từ ngữ địa phương nhiều về tần số nhưng ít về đơn vị ...15
1.1.4.4. Tăng thêm tính cách cho nhân vật ...............................................................16
1.2. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học..................................................................17
1.2.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức........................................................................17
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ .........................................................................................18
1.3. Những vấn đề về dạy học môn Tiếng Việt .....................................................19
1.3.1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học .......................................................19
1.3.2 Cấu trúc, nội dung chương trình ......................................................................19
Chƣơng 2. KHẢO SÁT TỪ ĐỊA PHƢƠN TRON SÁCH IÁO KHOA
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC ......................................................................................21
2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................21
2.2. Tiêu chí khảo sát...............................................................................................21
2.3. Kết quả kháo sát...............................................................................................21
Chƣơng 3. PHÂN TÍCH IÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA TỪ ĐỊA PHƢƠN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC .................................62
3.1. Từ địa phƣơng thể hiện sắc thái văn hóa vùng miền....................................62
3.2. Từ địa phƣơng thể hiện tình yêu quê hƣơng và phẩm chất con ngƣời Việt
Nam...........................................................................................................................65
3.3. Từ địa phƣơng tạo s gần gũi trong đời sống hằng ngày.............................70
3.4. Từ địa phƣơng góp phần mở rộng vốn từ cho học sinh ...............................73
KẾT LUẬN..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
DANH MỤC VIẾT TẮT
PNB : Phƣơng ngữ Bắc
PNT : Phƣơng ngữ Trung
PNN : Phƣơng ngữ Nam
NXB : Nhà xuất bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các từ địa phương trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. ..................22
Bảng 2: Từ địa phương có từ toàn dân tương ứng. Đó là những từ chỉ khái niệm với
từ toàn dân nhưng có ngữ âm khác. ..........................................................................23
Bảng 3: Từ địa phương không có từ toàn dân tương ứng. Đó là những từ ngữ chỉ
những sự vật, hiện tượng, hoạt động,...chỉ có tại một số địa phương chứ không phổ
biến toàn dân, do đó không có từ tương tự trong từ toàn dân...................................54
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đã trải qua một thời kì phát triển lâu dài. Do đặc điểm dân
cư, điều kiện tự nhiên và truyền thống tín ngưỡng, đất nước ta đã hình thành những
vùng văn hóa khác nhau mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng. Điều này được thể
hiện rõ nét trong sinh hoạt, ngôn ngữ,… hoặc ngay chính trong quan hệ giữa con
người với con người. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên màu sắc riêng của từng
vùng miền, thậm chí của từng địa phương. Màu sắc địa phương trở nên bền vững
trong nhân dân và nó sẽ còn tồn tại lâu dài trong sự thống nhất của văn hóa Việt.
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người...”
(Lênin). Tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất và là chất liệu sáng tạo nghệ thuật của người Việt. Nó luôn luôn là công
cụ nhận thức, tư duy và mang dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống của người
Việt. Chính vì thế, tiếng Việt không những là bản sắc của dân tộc mà là “linh hồn
dân tộc ”. Nó vừa là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ tư duy mang đậm dấu ấn
văn hóa theo suốt chiều dài lịch sử.
Trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, từ địa phương được hình thành, tồn tại
phát triển song song với lịch sử dân tộc. Từ địa phương góp phần quan trọng cho sự hoàn
chỉnh tiếng Việt. Nó không chỉ làm cho Tiếng Việt nước ta thêm phong phú, đa dạng mà
còn khiến các nhà văn, nhà thơ đưa tác phẩm của mình đến gần với cuộc sống của độc
giả thông qua số lượng phương ngữ xuất hiện trong các tác phẩm.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan
trọng. Mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học
các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần
hình thành các thao tác tư duy, các kiến thức xã hội, tự nhiên và phát triển nhân
cách cho các em học sinh. Chính vì thế, trong các số môn học được giảng dạy trong
chương trình Tiểu học hiện nay, môn tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất
(40.7% so với tổng số lượng của chương trình Tiểu học).
2
Tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc cùng sử dụng thống nhất một
chương trình và bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Chính
phạm vi sử dụng rộng rãi như vậy, đòi hỏi những người biên soạn SGK Tiếng Việt
đã lựa chọn những ngữ liệu có chứa từ địa phương để đưa vào sách giáo khoa Tiếng
Việt nhằm giới thiệu cho học sinh cả nước về ngôn ngữ của mỗi vùng miền. Thông
qua từ địa phương giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp, bản sắc văn hóa của
từng vùng miền, tình yêu quê hương, giá trị biểu đạt của từ địa phương mà mỗi tác
giả lồng ghép vào trong từng con chữ của mỗi tác phẩm văn học. Qua đó, từ địa
phương giúp học sinh góp phần bảo tồn được những chứng tích xa xưa của ngôn
ngữ dân tộc.
Chính vì lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát từ địa phƣơng trong
sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học” để nghiên cứu.
2. ịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, phương ngữ đã trở thành vấn đề được nhiều nhà
ngôn ngữ học nghiên cứu.
Năm 2004, Hoàng Thị Châu cho ra đời quyển Phương ngữ học tiếng Việt.
Trong quyển này, tác giả nghiên cứu về vấn đề phương ngữ. Tác giả đã đưa ra khái
niệm, nêu các đặc trưng của phương ngữ. Đặc biệt phần trọng tâm, tác giả đưa ra
quan điểm phân vùng phương ngữ. Hoàng Thị Châu đã chia tiếng Việt thành ba
vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam.
Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, đã trình bày sơ lược về các phương ngữ địa lí Việt Nam [3;256].
Nguyễn Thiện Giáp với cuốn sách Từ vựng học nhà xuất bản năm 1985 đã
trình bày khái quát từ địa phương của một số vùng và nêu chi tiết các kiểu phân loại
từ phương ngữ [8,257].
Năm 1999, tác giả Nguyễn Nhã Bản (chủ biên) cuốn “Từ điển tiếng địa
phương Nghệ Tĩnh”. Tác giả đã tập hợp, thống kê và giải thích về mặt ngữ nghĩa
của phần lớn các từ địa phương Nghệ Tĩnh. Qua đó, tác giả cung cấp cho người đọc
một vốn từ địa phương phong phú được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày
của người dân Nghệ Tĩnh. Bên cạnh đó, tác giả còn giải thích một số khẩu ngữ địa