Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát từ chuyển loại trong thơ chế lan viên.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
KHẢO SÁT TỪ CHUYỂN LOẠI TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
Người hướng dẫn:
TS. Trương Thị Diễm
Người thực hiện:
Lê Thi Ánh ̣
Đà Nẵng, tháng 5/2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Lê Thi ̣Ánh, sinh viên lớp 09CVH3, khoa NgữVăn, trường Đai ḥ oc Sư ̣
pham ̣ - Đai ḥ oc Đ̣ à Nẵng, xin cam đoan rằng: Công trình này do tôi thưc hi ̣ êṇ dướ
i
sựhướng dẫn của TS. Trương Thị Diễm.
Tôi xin chiu ho ̣ àn toàn trách nhiêm v ̣ ề nôi dung, t ̣ ính khoa hoc trong côn ̣ g
trình này.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Ngườ
i thưc hi ̣ êṇ
Lê Thi Ánh ̣
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài Khảo sát từ chuyển loại trong
thơ Chế Lan Viên, Tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình,
chu đáo của Cô giáo: TS. Trương Thị Diễm – ngườ
i hướng
dẫn trưc ti ̣ ếp, tao ṃ oi ̣ điều liên gi ̣ úp đỡtôi trong suốt thời
gian thưc hi ̣ ên đ ̣ ề tà
i. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Cô.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy,
cô giáo trong khoa NgữVăn – Trường Đai ḥ oc Sư Ph ̣ am Đ ̣ à
Nẵng, các thầy cô trong thư viên đ ̣ ãgiúp đỡtôi về moi ṃ ăt ̣
trong thời gian qua.
Xin cảm ơn gia đình, ban b ̣ è đãđóng góp những ý
kiến quý báu cùng những lờ
i đông viên tôi trong su ̣ ốt quá
trình làm khóa luân.̣
Xin trân trọng cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Lê Thi Ánh ̣
MUC L ̣ UC̣
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
5. Bố cục của khóa luận ............................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..............................5
1.1. Từ loại và hiện tượng chuyển loại ....................................................................5
1.1.1. Các tiêu chí phân định từ loại trong tiếng Việt...........................................5
1.1.1.1. Tiêu chí ý nghĩa khái quát của lớp từ......................................................5
1.1.1.2. Tiêu chí đặc điểm hoạt động ngữ pháp của lớp từ..................................6
1.1.1.3. Tiêu chí chức năng ngữ pháp của từ.......................................................7
1.1.2. Hiện tượng chuyển loại................................................................................9
1.1.2.1. Khái niệm hiện tượng chuyển loại ..........................................................9
1.1.2.2. Những phương thức chuyển loại ...........................................................12
1.2. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Chế Lan Viên...............................................14
1.2.1. Về tác giả Chế Lan Viên.............................................................................14
1.2.2. Giới thiệu chung về thơ Chế Lan Viên......................................................17
CHƯƠNG 2. TỪ CHUYỂN LOẠI XUẤT PHÁT TỪ TỪ LOẠI THỰC TỪ...20
2.1. Khảo sát từ chuyển loại trong nội bộ thực từ................................................20
2.1.1. Từ chuyển loại xuất phát từ từ loại danh từ .............................................20
2.1.1.1. Danh từ dùng như động từ ....................................................................20
2.1.1.2. Danh từ dùng như tính từ ......................................................................21
2.1.1.3. Danh từ dùng như đại từ .......................................................................24
2.1.2. Từ chuyển loại xuất phát từ từ loại động từ .............................................24
2.1.2.1. Động từ dùng như danh từ ....................................................................25
2.1.2.2. Động từ dùng như tính từ ......................................................................26
2.1.3. Từ chuyển loại xuất phát từ từ loại tính từ...............................................26
2.1.3.1. Tính từ dùng như danh từ......................................................................26
2.1.3.2. Tính từ dùng như động từ......................................................................27
2.2. Khảo sát từ chuyển loại từ thực từ sang hư từ..............................................30
2.2.1. Động từ sang quan hệ từ............................................................................30
2.2.2. Động từ sang phó từ ..................................................................................32
2.2.3. Động từ sang tình thái từ ...........................................................................35
2.2.4. Danh từ sang quan hệ từ............................................................................35
2.3. Giá trị của việc chuyển loại xuất phát từ từ loại thực từ trong thơ ............39
Chế Lan Viên ...........................................................................................................39
CHƯƠNG 3. TỪ CHUYỂN LOẠI XUẤT PHÁT TỪ TỪ LOẠI HƯ TỪ .......57
3.1. Khảo sát từ chuyển loại xuất phát từ từ loại hư từ.......................................57
3.1.1. Phó từ sang quan hệ từ ..............................................................................57
3.1.2. Quan hệ từ sang tình thái từ......................................................................58
3.2. Giá trị của việc chuyển loại xuất phát từ từ loại hư từ trong thơ................60
Chế Lan Viên ...........................................................................................................60
KẾT LUẬN..............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca hiện đại
Việt Nam thế kỉ XX. Hơn 50 năm lao động nghệ thuật, ông để lại cho đời 13 tập
thơ, trong đó có những thi phẩm đã gây được tiếng vang lớn, trở thành những hiện
tượng nổi bật trong đời sống văn học đương thời. Chế Lan Viên có quan niệm thơ
và phong cách nghệ thuật độc đáo, có ảnh hưởng lớn đến nền thơ Việt Nam hiện
đại. Ông chính là một nhà nghệ sĩ lớn, luôn trăn trở tìm tòi trên con đường nghệ
thuật. Hơn nửa thế kỉ sáng tác, ông đã thử mình trên nhiều khuynh hướng nghệ
thuật và ở chặng đường nào cũng đã gặt hái được những thành công nổi bật. Nhưng
nhà thơ vẫn luôn không tự bằng lòng với mình, bởi: Cái trang mơ ước một đời chưa
với tới và khắt khe với chính mình khi nhìn lại đời thơ: Một nghìn câu thơ thì chín
trăm câu dang dở, Ai đón đợi thơ tôi ở cuối con đường (Hồi kí bên trang viết).
Có thể nói, Thơ là một thể loại rất thành công và cũng là sở trường của Chế
Lan Viên. Thơ Chế Lan Viên vừa độc đáo vừa sâu sắc, vừa thẳng thắn mà lại chân
thành. Những tác phẩm của ông không chỉ là những khám phá về mặt nội dung mà
còn là những phát minh về mặt hình thức. Ông luôn quan niệm hình thức cũng là vũ
khí, và chính những phát minh về mặt hình thức ấy đã in đậm dấu ấn cá nhân, tạo
nên một phong cách riêng cho nhà thơ. Chế Lan Viên thành công trên mọi phương
diện, từ đề tài, cảm hứng đến chất liệu, hình ảnh, từ giọng điệu, ngôn ngữ đến thể
thơ và bút pháp…Bởi vậy, thơ ông đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu và phê bình văn học. Tiếng Việt qua thơ Chế Lan Viên rất sinh động, trong
sáng và hấp dẫn. Đặc biệt là đối với người dạy - học văn quan tâm đến vấn đề ngôn
ngữ trong thơ là điều rất cần thiết, bởi có hiểu cách dùng từ ngữ thì mới hiểu và
hiểu sâu được nội dung của tác phẩm.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Chế Lan Viên, đặc
biệt là thơ. Mỗi công trình nghiên cứu một vấn đề khác nhau nhưng nhìn chung đều
đi vào khẳng định giá trị thơ của ông. Tuy nhiên vấn đề: Khảo sát từ chuyển loại
2
trong thơ Chế Lan Viên lại chưa có một công trình nào nghiên cứu. Do đó, nghiên
cứu đề tài: Khảo sát từ chuyển loại trong thơ Chế Lan Viên, chúng tôi cũng mong
muốn góp thêm một phần nhỏ trong việc chứng minh tính độc đáo, cá tính sáng tạo
rất riêng chỉ có ở Chế Lan Viên. Đồng thời, việc thực hiện đề tài cũng sẽ giúp cho
chúng tôi có một cái nhìn sâu sắc hơn về tài năng sử dụng từ ngữ của Chế Lan Viên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong cuốn Giáo trình Từ pháp học tiếng Việt tác giả Nguyễn Văn Chính đã
khái quát về lịch sử nghiên cứu từ loại tiếng Việt như sau: Vấn đề từ loại đã được
quan tâm, chú ý từ rất sớm, bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu thời cổ đại
Hy Lạp và La Mã. Tuy vậy, cho đến nay, vấn đề phân định từ loại là không giống
nhau cho tất cả mọi ngôn ngữ. Ngay trong ngôn ngữ Việt, vấn đề từ loại cũng chưa
có sự thống nhất ở các nhà Việt ngữ học.Trong lĩnh vực ngôn ngữ học việc nghiên
cứu về từ loại tiếng Việt đã được các tác giả như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn,
Hà Quang Năng, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp…chú ý nghiên cứu về ý
nghĩa khái quát của lớp từ, đặc điểm hoạt động ngữ pháp của lớp từ, chức năng ngữ
pháp của lớp từ.
Vấn đề mà chúng tôi khảo sát trong khóa luận này là Từ chuyển loại trong thơ
Chế Lan Viên. Đây là hiện tượng tồn tại khách quan ở mọi ngôn ngữ và là một hiện
tượng rất phổ biến đối với loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Nhìn tổng quan, đã có những công trình nghiên cứu về từ loại tiếng Việt
trong đó có đề cập đến sự chuyển loại. Những chuyên luận, các bài nghiên cứu trên
tạp chí Ngôn ngữvề sự chuyển loại có thể kể đến như: Cách xử lí những hiện tượng
trung gian trong ngôn ngữ của Đỗ Hữu Châu in trong tạp chí Ngôn ngữ số 1,1971,
Các cấp bậc khác nhau của hiện tượng chuyển loại trong Tiếng Việt của TS.Trương
Thị Diễm, Xây dựng một hệ thống bài tập trên ngữ liệu ca từ để giảng dạy sinh
động và hiệu quả hơn phần từ loại tiếng Việt cho sinh viên đại học của TS.Trương
Thị Diễm - đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, ĐHSP-ĐHĐN, 2004.
Vấn đề chuyển loại đã được đề cập đến trong một số công trình như: Ngữ
pháp tiếng Việt, của Diệp Quang Ban, Giáo trình từ pháp học tiếng Việt của
3
Nguyễn Văn Chính, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt của Bùi Minh Toán (chủ biên),
Nguyễn Thị Lương, Từ loại tiếng Việt hiện đại của Lê Biên, Ngữ pháp tiếng Việt
của Đỗ Thị Kim Liên. Tuy nhiên ta vẫn chưa thấy có sự nhất quán trong cách sử
dụng thuật ngữ, khái niệm về sự chuyển loại và những phương thức chuyển loại.
Xung quanh tác giả Chế Lan Viên - con người và sáng tác, cũng đã có nhiều
bài viết trong giới nghiên cứu, phê bình văn học trong nhiều năm qua. Song rất ít
công trình nghiên cứu về ngôn ngữ. Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số bài viết
của các tác giả sau đã ít nhiều đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm của Chế
Lan Viên như: Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Hà
Minh Đức…Lịch sử văn học Việt Nam của Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Văn
Long đã khái quát nội dung một số tập thơ của Chế Lan Viên và cũng đã ít nhiều đề
cập đến hình thức nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên. Cụ thể, trong tập Điêu Tàn
Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Văn Long khẳng định: phải nói rằng Điêu Tàn đã
phát lộ một hồn thơ mãnh liệt, chứa đựng một nội lực thi ca đáng khâm phục.
Những hình ảnh kinh dị gây ám ảnh lạ lùng là sản phẩm của trí tưởng tượng phong
phú, sức liên tưởng dồi dào phóng túng [17, tr. 208 ]; còn trong tập Ánh sáng và phù
sa, họ lại khẳng định: Ngòi bút của Chế Lan Viên phóng khoáng, uyển chuyển, đa
dạng và biến hoá trong giọng điệu, khi thủ thỉ tâm tình, khi trầm tư suy nghĩ, khi sôi
nổi trẻ trung, khi ngậm ngùi, xa xót... Hồn thơ ông có khi bay bổng với những hình
ảnh kỳ ảo..., có khi thâm trầm mà thấm thía...Cảm xúc thơ có khi nén chặt , hàm súc
trong các bài tứ tuyệt, có lúc mở ra bát ngát với những câu thơ tự do kéo dài rất
đặc biệt… [17, tr .214 ].
Hay trong công trình nghiên cứu Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy
tưởng, Nguyễn Bá Thành đã đề cập đến giá trị nghệ thuật ở Điêu Tàn. Còn Ánh
sáng và phù sa ông lại đi vào phân tích từng loại suy tưởng, suy tưởng về thơ, tình
yêu, Tổ quốc…
Cũng nghiên cứu về Chế Lan Viên, nhưng Hồ Thế Hà lại tìm hiểu ở một khía
cạnh khác. Trong cuốn Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, ông đã dành hẳn một
chương cho phương thức biểu hiện về chất thơ và đặc điểm của thi pháp biểu hiện,