Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát thành phần hóa học của củ gừng được thu hái tại huyện điện bàn, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người càng
được quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu các chất mang hoạt tính sinh học cao có
trong các loài cây cỏ đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, trên
thế giới và ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu xác định thành phần, cấu
tạo của các chất có trong các loại cây và kết quả đã đưa ra một số chất có khả năng
kháng khuẩn, chống ung thư …góp phần cho sự phát triển của dược học.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật vô
cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, có nhiều cây dược liệu quý hiếm. Đó là
nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quý giá. Vì vậy, từ xưa đến nay, con người đã
khai thác nguồn tài nguyên này để làm thuốc chữa bệnh, dược phẩm, mỹ phẩm,
hương liệu…
Trong đời sống hàng ngày, gừng, riềng, nghệ thuộc họ gừng (Zingiberaceae)
là các loại cây hết sức quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Chúng là nguồn
cung cấp gia vị trong việc chế biến các món ăn, đồng thời cũng là nguồn cung cấp
dược liệu để chữa bệnh. Chỉ nói riêng loài gừng, đó là loài thực vật thuộc chi
Zingiber, họ Zingiberaceae rất phổ biến ở nước ta. Chúng không những mọc hoang
ở các vùng núi mà còn được trồng khá phổ biến để làm gia vị cho các món ăn và
dùng để chữa bệnh.
Hiện nay, ở tỉnh Quảng Nam có nhiều người dân trồng một loại gừng được
gọi bằng nhiều tên khác nhau như: gừng gió, mai gan, ngải xanh, ngải mặt trời,
gừng dại… dùng để chữa một số bệnh như: ứ huyết, trúng gió, đau bụng, đau nhức
sưng tấy…, đặc biệt là điều trị bệnh xơ gan cổ trướng và kinh doanh, nhưng quy mô
vẫn còn nhỏ. Người dân trồng và sử dụng chúng chỉ mang tính kinh nghiệm. Do đó
chưa khai thác hết các ứng dụng của loài cây quý này. Vì vậy, tôi chọn đề tài:
“Khảo sát thành phần hóa học của củ gừng được thu hái tại huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, nhằm đóng góp các thông tin có
ý nghĩa khoa học vào kho tàng dược liệu quý của dân gian Việt Nam, chúng tôi hi
3
vọng với kết quả nghiên cứu của đề tài kết hợp với các kết quả nghiên cứu khác về
chi Zingiber sẽ góp phần đưa ra các biện pháp khai thác và nâng cao hiệu quả sử
dụng loài cây này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Củ gừng được lấy từ vườn tại Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định một số thông số hóa lý của củ gừng.
- Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số hợp chất có
trong củ gừng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng
nghiệp.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lí mẫu.
- Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng hữu cơ.
- Phương pháp ngâm chiết mẫu.
- Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các kim
loại trong củ gừng, phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC–MS), phương
pháp sắc ký lỏng – khối phổ liên hợp (LC–MS) nhằm phân tách và xác định thành
phần định tính và định lượng các hoạt chất chính trong các dịch chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định các thông số vật lý, hóa học của các dịch chiết của củ gừng ở
Quảng Nam, tạo cơ sở nghiên cứu cho các đề tài liên quan đến củ gừng nhằm định
hướng cho việc quy hoạch và khai thác sau này.
4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần cung cấp các thông tin cơ sở trong việc sử dụng củ gừng bằng
phương pháp truyền thống trong thực tiễn rộng rãi hơn.
6. Bố cục luận văn
- Luận văn gồm 51 trang. Trong đó:
Mở đầu: 3 trang
Tổng quan: 6 trang
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu: 11 trang
Kết quả và thảo luận: 27 trang
Kết luận và kiến nghị: 1 trang
Tài liệu tham khảo: 3 trang
- Phụ lục: 8 trang.
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về chi gừng (Zingiber)
Họ gừng (Zingiberaceae) có nhiều chi và gồm nhiều loài khác nhau. Hầu hết
các cây thuộc họ gừng phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản. Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến đã tổng kết họ gừng gồm 45 chi và
hơn 1300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Riêng ở Việt Nam hiện có
12 chi và 61 loài [1, 2, 14].
Chi gừng (Zingiber) gồm khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực
nhiệt đới châu Á và châu Úc. Trung tâm phong phú và đa dạng nhất của chi gừng là
các nước Đông Nam Á.
Các cây thuộc chi gừng có đặc điểm thực vật chung là: dạng cây thảo sống
nhiều năm, cao 0,5-1,5m. Thân rễ phân nhánh nhiều, tạo thành “củ” nằm ngang trên
mặt đất. Thịt “củ” nạc, thơm và có vị cay, đắng. Lá mọc so le theo hai phía đối
xứng trên thân, phiến lá hình thuôn, cuống lá rất ngắn hoặc hầu như không có, lá có
mùi thơm nhẹ. Cụm hoa mọc từ thân rễ, các hoa mọc sít nhau và mỗi hoa được bao
bởi một lá bắc sắp xếp như dạng vảy cá từ dưới lên trên, lúc đầu hoa có màu xanh
sau chuyển sang màu vàng, đỏ nhạt hoặc màu đỏ. Cánh hoa hình ống mảnh, màu
trắng, vàng hoặc hồng. Bao phấn thường có dạng hình ống bao lấy vòi nhụy [2].
Ở Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê chi gừng gồm 11 loài [8, 11].
1. Gừng ( Zingiber offcinale Roscoe)
2. Gừng lá nhọn ( Zingiber acuminatum Valeton)
3. Gừng Nam bộ ( Zingiber cochinchinnensis Gagn)
4. Gừng Eberhardt ( Zingiber eberhardtii Gagn)
5. Gừng lúa ( Zingiber gramineum B1)
6. Gừng một lá ( Zingiber monophylum Gagn)
7. Gừng boc-da ( Zingiber pellitum Gagn)
8. Gừng tía ( Zingiber montanum )
9. Gừng đỏ ( Zingiber rubens Roxb)
10. Gừng lông hung ( Zingiber rufopilosum Gagn)
6
11. Gừng gió ( Zingiber zerumbet (L) J. E. Sm)
Trong 11 loài này thì có các loài sau là phổ biến
* Gừng ( Zingiber offcinale Roscoe):
Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe, Amomum angustifolium Salisb,
Zingiber Linnaeus. Trong y học cổ truyền, Gừng còn được gọi là sinh khương (thân
rễ tươi), và can khương (thân rễ khô). [4, 8, 15]
Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi
già thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác, dài tới 20cm, rộng
2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cánh hoa dài khoảng 20cm, mọc từ gốc, có
nhiều vẩy lợp lên. Cụm hoa dạng trứng, dài 5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trái xoan,
màu lục nhạt, có mép vàng. Đài có 3 răng ngắn. Tràng có ống dài gấp đôi đài, có 3
thùy hẹp nhọn, 1 nhị. Nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi. Cánh
môi màu vàng, viền thêm màu tía, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các
thùy bên ngắn hơn. Bầu nhẵn, nhụy lép dạng sợi. Có hoa vào mùa hè và mùa thu
[17].
* Gừng gió ( Zingiber zerumbet Sm):
Cây gừng gió còn có tên gọi là riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại,
khuhet, phtu, prateal, vong atit (Campuchia), gingembre fou (Pháp), phong khương,
khinh kèng (Tày) gừng dại, gừng rừng. Tên khoa học Zingber zerumbert sm. Là
dạng cây thảo, cao 1-1,3m. Thân rễ củ, phân nhánh, màu trắng nhạt, trong ruột màu
vàng nhạt. Lá mọc sít, gần như không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu
xanh lục thẫm, hơi nhạt ở phía dưới, bẹ nhẵn, phía trên có lông. Cán hoa dài 30-60
cm, phủ đầy vảy, mép có nang lông. Hoa màu vàng, lá đài hình ống dài 2cm [3, 12,
17].
* Gừng gió Zingiber montanum ( J. Konig)
Cây thảo, cao 1-2m. Thân rễ mập, phân nhánh, tạo thành “củ” nằm ngang trên
mặt đất. Thịt củ thơm hắc, vị cay đắng, màu vàng cam, có mùi nồng. Lá mọc so le
theo hai phía đối xứng trên thân, gần như không cuống. Lá dạng mác hẹp cỡ 19-30 x
2,5-5 cm, đầu lá rất nhọn, hai mặt không lông trừ gân giữa dưới có lông, mọc rất