Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
80
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1322

Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

ĐOÀN THỊ KIỀU OANH

Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4

ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát triển

các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Môn học này có vị trí đặc biệt quan trọng trong

quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ, nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là dạy học

sinh sử dụng ngôn ngữ Tiếng việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Thông qua

phân môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp

những kiến thức, kĩ năng Tiếng việt đã được học vào việc tạo lập nên những bài

văn hay, giàu tính nghệ thuật. Ở Tiểu học, học sinh được làm quen với nhiều thể

loại, nhiều kiểu bài như quan sát tranh và trả lời câu hỏi, kể chuyện, tường thuật,

viết thư,…song nổi bật hơn cả là thể loại văn miêu tả.

Trong phân môn Tập làm vãn lớp 4, vãn miêu tả chiếm thời lýợng lớn nhất

so với các thể loại vãn khác. Ngay từ lớp 2, 3, các em ðã ðýợc làm quen với vãn

miêu tả khi ðýợc tập quan sát và trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em hiểu thế nào

là vãn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết ðoạn vãn và liên kết

ðoạn vãn thành một bài vãn miêu tả ðồ vật, cây cối hoặc con vật – những ðối

týợng gần gũi và thân thiết với các em.

Có thể nói, vãn miêu tả rất phù hợp với ðặc ðiểm tâm lí tuổi thõ; góp phần

nuôi dýỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung

quanh; góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái ðẹp và phát triển ngôn

ngữ ở trẻ. Học vãn miêu tả, học sinh có thêm ðiều kiện ðể tạo nên sự thống nhất

giữa tý duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con ngýời với thiên nhiên, với

xã hội, ðể gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thýợng, ðẹp ðẽ,…

Ðể làm ðýợc một bài vãn ðúng yêu cầu của ðề và làm hay, học sinh phải

biết sử dụng những từ ngữ, cách ðặt câu, viết ðoạn, viết bài ðúng và có sức gợi

cảm. Những hình ảnh, những chi tiết ðýa vào phải chân thực, sinh ðộng, gợi

cảm, nghĩa là nó còn mang tý cách của một hình týợng nghệ thuật.

Vì vậy, việc thống kê và phân loại lỗi viết vãn miêu tả của học sinh lớp 4 sẽ

giúp giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học nói

riêng nắm bắt ðýợc các lỗi thýờng gặp trong bài vãn miêu tả của học sinh. Ðây

3

là cõ sở, là nền tảng ðể ngýời giáo viên ðịnh ra những cách thức, phýõng pháp

dạy học tốt nhất nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao

hiệu quả giờ học.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát lỗi viết văn

miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Văn miêu tả nói chung và văn miêu tả ở Tiểu học nói riêng đã được rất

nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau đây, chúng tôi điểm qua một số công

trình tiêu biểu:

Nguyễn Trí - “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”, NXB Giáo

dục, năm 1998 đề cập đến văn miêu tả gồm hai phần lớn:

Phần thứ nhất: tác giả cung cấp các tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu

tả nói chung, các kiểu bài miêu tả nói riêng như yêu cầu miêu tả, đối tượng miêu

tả và ngôn ngữ miêu tả.

Phần thứ hai: tác giả đã đưa ra các yêu cầu về viết văn miêu tả nói chung

và các yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy văn miêu tả theo SGK cải cách giáo

dục nói riêng như đề cao tính chân thực, nhấn mạnh yêu cầu quan sát trực tiếp,

chú ý yêu cầu rèn kĩ năng theo hướng học sinh.

Ngoài hai phần chính trên, tác giả cũng giới thiệu thêm một số đoạn văn

miêu tả hay, một số kinh nghiệm và một bài soạn dạy văn miêu tả. Đồng thời,

tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề cần phải sử dụng các biện pháp, phương tiện

tu từ nào khi dạy từng kiểu bài văn miêu tả.Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại

ở việc liệt kê ra các biện pháp được sử dụng trong các bài văn chứ tác giả chưa

nói tới vấn đề các biện pháp đó được sử dụng trong từng bài văn như thế nào.

Nguyễn Trí - “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”, NXB Giáo dục, năm

2001 cũng đã đề cập đến vấn đề văn miêu tả trong văn học nói chung và văn

miêu tả trong nhà trường nói riêng, đồng thời tác giả cũng đề cập đến phương

pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường.

4

Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng - “Văn miêu tả và

kể chuyện”, đã giới thiệu những bài viết của mình về suy nghĩ, kinh nghiệm của

bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Các tác giả gián tiếp nói lên vai

trò, vị trí của so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả. Nhưng các tác giả cũng chỉ

mới đề cập một cách sơ lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cách sử dụng biện pháp

so sánh và nhân hóa như thế nào.

Nguyễn Trí – “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

ở Tiểu học”, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009 đề cập đến các kiến thức cơ

bản về văn miêu tả, phương pháp làm văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu

tả. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến những vấn đề chung của việc dạy văn

miêu tả và văn miêu tả trong chương trình SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học cải

cách giáo dục.

Lê Phương Nga và Nguyễn Trí - “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu

học”, NXB Giáo dục, năm 2001, đã đề cập đến: văn miêu tả trong chương trình

Tập làm văn ở Tiểu học, một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, lớp 5;

nghệ thuật miêu tả, dạy tiết quan sát và tìm ý ở lớp 4 và lớp 5.

Ngoài ra, nhiều tác giả khác cũng đã tuyển chọn những bài văn miêu tả hay

ở bậc Tiểu học.

Như vậy, văn miêu tả nói chung và văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học

nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã nghiên

cứu một cách có hệ thống và toàn diện, tìm hiểu sâu về văn miêu tả và đề ra

được các phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học. Tuy

nhiên, chưa có công trình nào khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh Tiểu

học và xây dựng bài tập bổ trợ nhằm khắc phục các lỗi đó. Nhưng các công trình

nghiên cứu trên đây là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng tôi trong quá

trình tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích:

5

- Thống kê, phân loại các lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số

trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà nẵng.

- Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc phục

lỗi viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học

phân môn Tập làm văn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ

sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.

- Thống kê, phân loại lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một trường

Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Nêu lên những nhận xét trên cơ sở thống kê, phân loại lỗi viết văn miêu tả

của học sinh lớp 4.

- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc phục lỗi viết văn miêu tả cho

học sinh lớp 4.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Để đảm bảo tính khách quan của khóa luận, chúng tôi đã tiến hành thu thập

bài văn của học sinh ở 6 trường Tiểu học trên 5 quận, huyện của thành phố Đà

Nẵng. Cụ thể:

Trường TH Hòa Sơn, Huyện Hòa Vang.

Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu.

Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê.

Trường TH Tiểu La, quận Sơn Trà.

Trường TH Hoàng Dư Khương, quận Cẩm Lệ.

6

Trường TH Hải Vân, quận Liên Chiểu.

5. Giả thuyết khoa học

Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc

phục lỗi viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 sẽ giúp giáo viên nắm bắt được các

lỗi thường gặp trong các bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 và có những phương

pháp phù hợp để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

6.2. Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc thống kê, phân loại các lỗi

viết văn miêu tả của học sinh lớp 4.

6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Từ kết quả thống kê và phân loại, chúng tôi phân tích, tổng hợp các lỗi để

đưa ra nhận xét chính xác về lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 và xây dựng

các bài tập bổ trợ nhằm khắc phục lỗi viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

7. Cấu trúc đề tài

Phần mở đầu gồm: lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích và nhiệm vụ

nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phương pháp

nghiên cứu, cấu trúc đề tài

Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu

học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc phục lỗi viết văn miêu

tả cho học sinh lớp 4.

Phần kết luận

7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Lí thuyết chung về văn miêu tả

1.1.1. Khái niệm văn miêu tả

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn miêu tả:

Theo từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH: “Miêu tả là thể hiện sự vật bằng lời

hay nét vẽ”. [17, tr.134]

Đào Duy Anh cho rằng: “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện

cái chân tướng của sự vật ra”. [1, tr.117]

Theo Từ điển Tiếng Việt cơ bản của Nguyễn Như Ý (chủ biên): “Văn miêu

tả là kiểu văn bản dùng lời văn tái hiện lại đối tượng được miêu tả, làm cho

người đọc (nghe) có thể hình dung được sự vật, hiện tượng, con người như đang

hiện ra trước mắt một cách rõ ràng và chân thực”. [13, tr.114]

Theo SGK Tiếng Việt 4: “Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm

nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình

dung được các đối tượng ấy”. [16, tr.194]

Theo Đào Ngọc & Nguyễn Quang Ninh: “Văn miêu tả là loại văn thể hiện

sự vật, sự việc, con người, cảnh vật,…một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có

trong đời sống. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh

giá thẩm mĩ của người viết với đối tượng miêu tả.” [5, tr.80]

Nhìn chung, các định nghĩa đều có cái nhìn giống nhau về văn miêu

tả: Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho

người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, con người. Muốn miêu

tả được phải quan sát, tổ chức sắp xếp các chi tiết theo logíc, lựa chọn từ ngữ,

cách đặt câu, dựng đoạn một cách có nghệ thuật... cốt để làm nổi bật cái thần,

cái hồn của đối tượng miêu tả.

Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở thành

đối tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự miêu tả nào cũng trở

thành văn miêu tả. Miêu tả không thể chỉ đơn thuần là việc sao chép, chụp lại

8

một cách máy móc mà phải thể hiện được cả sự tinh tế của tác giả trong việc sử

dụng ngôn từ, trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối

tượng được miêu tả và hơn thế là: “Bằng những ngôn ngữ sinh động đã khắc

họa lên bức tranh đó, sự vật đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy

mình đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ

những gì mà nhà văn nói đến”.

1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả

Theo tác giả Nguyễn Trí, văn miêu tả có các đặc điểm sau:

a. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của

người viết

Dù đối tượng của bài văn miêu tả là gì đi chăng nữa thì bao giờ người viết

cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều

tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình. Do vậy từng chi tiết của bài

miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc chủ quan.

Đặc điểm này làm cho miêu tả trong văn học khác hẳn miêu tả trong khoa

học (như trong sinh học, địa lí học, khảo cổ học,…). Miêu tả trong phân môn

Tập làm văn khác hẳn các bài miêu tả trong môn Khoa học thường thức hoặc

môn Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội.

Ví dụ:

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo

(Hồ Xuân Hương - Đèo Ba Đôi)

Các chi tiết: lắt lẻo, cơn gió thốc, đầm đìa, giọt sương gieo của hai câu thơ

trên vừa giàu tính tạo hình vừa giàu sức sống tiềm tàng mang rất rõ dấu ấn cá

nhân của nhà thơ Hồ Xuân Hương.

b. Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình

Đây là một phẩm chất của một bài miêu tả hay, M.Gorki đã từng nói:

“Dùng từ để “tô điểm” cho người và vật là một việc, tả họ một cách sinh động,

cụ thể đến nỗi người ta muốn lấy tay sờ, như người ta thường muốn sờ mó các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!