Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------------------
TRẦN THỊ KIM HOA
KHẢO SÁT LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ
TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TÀY, NÙNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------------------
TRẦN THỊ KIM HOA
KHẢO SÁT LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ
TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TÀY, NÙNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả
Trần Thị Kim Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hà
Quang Năng. Nhân đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS. Hà
Quang Năng người đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới BGH, Phòng Khảo thí
các thầy cô giáo tổ Văn, các em học sinh trường PTVCVB và bạn bè đồng
nghiệp đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý
giá cho luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo
những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong
thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngôn ngữ khoá 2008 - 2010 tại trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu bản thân tác giả đã có nhiều cố
gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy,
cô giáo và bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý.
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PTVCVB : Phổ thông Vùng cao Việt Bắc
THPT : Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Tiếng Việt là ngôn
ngữ phổ thông của các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta, tiếng Việt
được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với mỗi người Việt
Nam, tiếng Việt vừa là phương tiện giao tiếp, học tập, làm việc, vừa là công
cụ tư duy.
Các dân tộc thiểu số có quyền và nghĩa vụ học tập và sử dụng tiếng
Việt. Điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp và trong các Nghị định
của Chính phủ. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để tìm ra con đường ngắn nhất
nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số học và sử dụng tiếng Việt thành thạo là
một trong những nhiệm vụ của nhà trường, nhất là đối với các trường dân tộc
nội trú, nơi tập trung nhiều học sinh các dân tộc thiểu số học tập.
1.2. Trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc (PTVCVB) là nơi tập trung
con em các dân tộc từ nhiều tỉnh về học tập. Trong đó, học sinh Tày, Nùng
chiếm 3/4 tổng số học sinh toàn trường. Cũng giống như học sinh các dân tộc
thiểu số khác, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Trong quá trình giao
tiếp và học tập, các em mắc nhiều lỗi về ngôn ngữ như: lỗi dùng từ, đặt câu,
chính tả, diễn đạt… Là giáo viên, đang trực tiếp làm công tác giảng dạy tại
trường dân tộc nội trú, chúng tôi thấy học sinh dân tộc thiểu số nói chung và
học sinh Tày, Nùng nói riêng khi viết bài hoặc làm bài còn mắc các lỗi chính
tả, lỗi dùng từ sai hoặc không phù hợp với văn cảnh.
Với học sinh người Kinh, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, đối
với học sinh các dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc Tày, Nùng nói
riêng, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai- ngôn ngữ được hình thành trong học
sinh sau khi các em đã nắm vững và sử dụng tiếng dân tộc mình (tiếng mẹ
đẻ). Việc dạy ngôn ngữ thứ hai có nhiều điểm khác với dạy- học tiếng mẹ đẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Và một trong những đặc thù trong dạy- học ngôn ngữ thứ hai đó là hiện tượng
giao thoa ngôn ngữ khi người học thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Bởi vì như L.V.
Sherba đã nói “Có thể gạt bỏ tiếng mẹ đẻ ra khỏi chương trình học ngôn ngữ
thứ hai, nhưng không thể nào gạt bỏ tiếng mẹ đẻ ra khỏi đầu những người học
ngôn ngữ thứ hai đó” [dẫn theo 10, tr.73] Do sự tiếp xúc, giao thoa giữa các
ngôn ngữ nên đã có hiện tượng mắc lỗi của học sinh như đã nêu trên.
1.3. Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo phổ thông nói
chung, nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt cho học sinh thiểu số nói riêng
cũng là góp phần thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về sự bình đẳng
dân tộc, chúng tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng Việt
của học sinh Tày, Nùng trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc”.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lỗi chính tả
và từ vựng tiếng Việt.
Về lỗi chính tả, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Hoàng Phê trên cơ sở tìm hiểu lỗi chính tả ở cả ba vùng Bắc- TrungNam đã biên soạn cuốn “Chính tả tiếng Việt” dưới dạng một từ điển.
Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề chính tả của các phương ngữ Phan Ngọc đã
đưa ra các mẹo chữa lỗi chính tả trong cuốn “Mẹo giải nghĩa từ tiếng Việt và chữa
lỗi chính tả”. Trong cuốn sách này, Phan Ngọc đã đưa ra các mẹo giải nghĩa của
các từ Hán- Việt và chữa các lỗi chính tả liên quan đến từ Hán - Việt.
Trong luận án của mình, Hoàng Thảo Nguyên đã khảo sát các loại lỗi
chính tả của học sinh Thừa Thiên- Huế do ảnh hưởng của phương ngữ Trung.
Về lỗi dùng từ có thể kể đến các công trình sau:
“Lỗi từ vựng và cách khắc phục” của các tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc
Lang, Lê Đình Nghĩa. Trong cuốn này các tác giả đã nêu ra chín loại lỗi,
trong đó có những kiểu lỗi có thể gộp thành một như: lỗi do phối hợp nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
không ăn khớp với những đơn vị từ vựng đi với nó với lỗi phong cách. Các
tác giả mới đưa ra cách khắc phục một số lỗi như: lỗi viết sai âm gây ra sự lẫn
lộn về nghĩa, lỗi hiểu sai nghĩa của từ, lỗi do phối hợp nghĩa giữa một số từ
hoặc không ăn khớp, hoặc bị trùng lặp.
“Từ điển lỗi dùng từ” do Hà Quang Năng chủ biên. Tác giả đã xác định
năm dạng lỗi cơ bản như: dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng từ sai ý nghĩa, dùng
lặp từ, dùng thừa từ và thiếu từ, dùng từ sai phong cách và sai từ loại. Từ đó,
các tác giả đưa ra biện pháp khắc phục lỗi.
“Rèn luyện kỹ năng dùng từ và kỹ năng về chính tả” trong cuốn “Tiếng Việt
thực hành” của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. Các tác giả đã nêu ra
ba loại lỗi chính về từ tiếng Việt: lỗi thông thường về dùng từ trong văn bản, lỗi
chính tả, lỗi về quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.
“Tiếng Việt thực hành” của tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt
Hùng cũng đã nêu ra các cách dùng từ: dùng đúng âm thanh và hình thức cấu
tạo, đúng về nghĩa và quan hệ kết hợp; dùng từ phải hợp phong cách văn bản,
đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
Ngoài những công trình trên còn có một số luận văn, niên luận và khóa
luận của học viên, sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên như:
Lương Thị Kim Dung với luận văn thạc sĩ (2003) “Giao thoa ngôn ngữ
và việc dạy học từ tiếng Việt cho học sinh người dân tộc Tày”.
“Khảo sát lỗi chính tả của sinh viên trường Đại học Sư phạm, trường
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái nguyên”, luận văn tốt
nghiệp của Dương Thùy Linh, sinh viên lớp Văn K36A.
“Tìm hiểu lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh dân tộc Mường trường
PTDTNT tỉnh Hòa Bình”, luận văn tốt nghiệp của Bùi Hải Yến, sinh viên lớp
Văn K34.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Tìm hiểu lỗi của học sinh dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt cũng có
nhiều công trình đề cập đến. Song tìm hiểu lỗi chính tả và cách dùng từ tiếng
việt của học sinh dân tộc Tày - Nùng thì đến nay chúng tôi thấy vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên sở thống kê các bài viết của học sinh ở trường PTVCVB, luận văn
tiến hành tìm hiểu những loại lỗi cơ bản thường gặp của học sinh thuộc bình
diện ngữ âm và từ vựng, từ đó, đề xuất những phương pháp sửa lỗi để giúp
nâng cao chất lượng đào tạo ở trường dân tộc nội trú.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý thuyết liên quan đến việc giải quyết các vấn đề lỗi
của học sinh.
- Thống kê, phân loại, miêu tả các loại lỗi liên quan đến bình diện ngữ
âm, từ vựng.
- Bước đầu chỉ ra những nguyên nhân, đề xuất giải pháp sửa chữa và
cách khắc phục.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiến hành đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: thống kê số lượng các lỗi xuất hiện trong các
bài viết của học sinh.
- Phương pháp miêu tả và phân tích lỗi: trên cơ sở miêu tả các loại lỗi
để tìm ra những nguyên nhân mắc lỗi từ đó đề ra giải pháp sửa lỗi.
6. Tƣ liệu nghiên cứu
- Tổng số 712 bài viết của học sinh dân tộc người Tày, Nùng trường
PTVCVB (từ lớp 10 đến lớp 12).
7. Ý nghĩa của luận văn
- Việc khảo sát, nghiên cứu và phân tích lỗi, chỉ ra hệ thống các lỗi của
học sinh dân tộc Tày, Nùng khi học tiếng Việt nhằm góp phần vào việc nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
cao việc dạy và học ở trường dân tộc nội trú. Đồng thời góp thêm một bước
tiến mới trong việc nghiên cứu lỗi và chỉ ra lỗi của học sinh dân tộc.
- Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc nâng cao trình độ sử
dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và có thể áp dụng vào việc
giảng dạy cho các đồng nghiệp dạy học ở các trường dân tộc nội trú.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4
chương, cụ thể là:
Chƣơng 1. Những cơ sở lý luận về lỗi và phân tích lỗi khi học ngôn
ngữ thứ hai.
Chƣơng 2. Lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng
Chƣơng 3. Lỗi dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng
Chƣơng 4. Một số giải pháp chữa lỗi chính tả và cách dùng từ tiếng
Việt cho học sinh Tày, Nùng