Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát lỗi chính tả của học sinh lớp 3 các trường tiểu học huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
7.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1668

Khảo sát lỗi chính tả của học sinh lớp 3 các trường tiểu học huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGÂN

KHẢO SÁT LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 3

CÁC TRƯỜNG TIỂU HOC HUYỆN QUẾ SƠN,

TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Học

Mã số: 8 22 90 20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Ngọc Chinh

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Sáng

Phản biện 2: PGS.TS. Võ Xuân Hào

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 06

tháng 01 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con

người và là công cụ tư duy. Để lưu lại được thông tin tư duy cần phải

có chữ viết. Vậy nên, chữ viết là tiếng nói chung của cộng đồng dân

tộc Việt và là ngôn ngữ tư duy quan trọng nhất của học sinh, đây

chính là yếu tố góp phần làm nên bản sắc, văn hóa riêng cho dân tộc.

Khi nhắc đến giáo dục, Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc

học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân …”. Ở bậc tiểu học,

chính tả là một trong những môn học quan trọng nhất.

Chính tả được hiểu là hệ thống các quy tắc về cách viết thống

nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Trong thực tế hiện nay, việc viết

đúng chính tả của học sinh bậc tiểu học còn gặp nhiều vấn đề bất

cập, đặc biệt học sinh ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, do

điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế, cơ sở vật chất giáo dục

chưa được đầu tư cao.

Qua khảo sát và tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chưa có

nghiên cứu nào đề cập về việc nghiên cứu chữa lỗi chính tả của học

sinh lớp 3 các trường tiểu học huyện Quế Sơn nói riêng, tỉnh Quảng

Nam nói chung.

Với những yếu tố cấp thiết đã trình bày, chúng tôi chọn “Khảo

sát lỗi chính tả của học sinh lớp 3 các trường tiểu học huyện Quế

Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

- Tìm ra các loại lỗi chính tả của học sinh tiểu học trên địa

bàn huyện Quế Sơn.

- Tìm ra được nguyên nhân mắc lỗi của học sinh .

2

2.2. Nhiệm vụ của luận văn

- Làm rõ hơn một số cơ sở lý luận của đề tài

- Tìm ra các lỗi chính tả của học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện

Quế Sơn.

- Thực nghiệm và đề xuất các biện pháp khắc phục để góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Lỗi chính tả của học sinh lớp 3.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Lỗi chính tả trong các bài chính tả ở sách tiếng Việt học kì II

các lớp 3 của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà

nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề chính tả như:

Năm 1953, Nguyên Duyên Niên cho xuất bản cuốn Từ điển

chính tả đối chiếu Việt Nam.

Năm 1958, Nguyễn Châu xuất bản cuốn Việt Ngữ chính tả.

Năm 1959, Lê Ngọc Trụ, Thanh Tân xuất bản cuốn Việt ngữ

chính tả tự vị.

Năm 1997, Nguyễn Như Ý, Đỗ Việt Hùng xuất bản cuốn Từ

điển chính tả tiếng Việt.

Năm 1972, Lê Ngọc Trụ có Việt ngữ chính tả tự vị, ông đã bổ

sung thêm một số mẹo luật về hỏi (?), ngã ( ~).

Năm 1982, Phan Ngọc công bố Chữa lỗi chính tả cho học

sinh, trong đó tác giả đã đưa ra 14 mẹo chính tả.

Năm 1984, từ các mẹo luật CT đã được công bố trước đó, Lê

3

Trung Hoa đã tổng hợp thành 36 mẹo luật chính tả bổ sung trong

công trình Mẹo luật chính tả.

Ngoài ra, một số tác giả cuốn sách Tiếng Việt thực hành và bài

tập Rèn luyện ngôn ngữ cũng có nhắc tới mẹo luật chính tả nhưng

không đi sâu phân tích, tiêu biểu cho hướng này là một số tác giả:

Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (1996),

Tiếng Việt thực hành, NXB ĐHQG Hà Nội.

Bùi Minh Toán (chủ biên), Lê An, Đỗ Việt Hùng (1997),

Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục [31].

Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ (Tập I, II), NXB Giáo

dục.

Một số công trình nghiên cứu khác về lỗi chính tả của các tác

giả đi trước như sau:

Trần Thị Kim Thoa với công trình Khảo sát lỗi chính tả và

dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng trường phổ thông vùng

cao Việt Bắc, Luận văn thạc sĩ tại Đại học Thái Nguyên, 2010.

Lâm Thị Hòa với nghiên cứu Lỗi chính tả của học sinh tiểu

học huyện Hải Hậu - Nam Định, Luận văn thạc sĩ tại Đại Thái

Nguyên, 2009.

Phạm Thị Đào nghiên cứu Thực trạng lỗi chính tả tiếng Việt

của học sinh lớp 2, 3 dân tộc H’Mông huyện Kì Sơn, tỉnh Nghệ An và

một số biện pháp khắc phục, Luận văn thạc sĩ tại Đại học Vinh,

2009.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả,

phương pháp phân tích, tổng hợp.

4

6. Dự kiến đóng góp của luận văn

Đây là lần đầu tiên lỗi chính tả của học sinh lớp 3 các trường

tiểu học ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam được tìm hiểu và nghiên

cứu, tìm ra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục.Giúp cho việc

dạy và học phân môn tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và chính tả

nói riêng ngày càng được nâng cao và đem lại hiệu quả hơn.

7. Cấu trúc của luận văn

Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi chính tả của

học sinh lớp 3 các trường tiểu học huyện Quế Sơn.

Chương 3: Biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 3

các trường tiểu học huyện Quế Sơn.

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tiếng Việt, chữ viết, chính tả, lỗi chính tả

1.1.1. Tiếng Việt

Tiếng Việt, còn gọi tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của

người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Tiếng

Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ

Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết.

Từ sau ngày dân tộc giành được độc lập, tiếng Việt đã trở

thành một ngôn ngữ quốc gia chính thức và đảm nhiệm nhiều chức

năng lớn lao. Đến nay, tiếng Việt có địa vị ngang hàng với các ngôn

ngữ phát triển trên thế giới,

Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức năng xã hội trọng đại:

Trước hết cũng như ngôn ngữ của loài người nói chung, tiếng

Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam

hiện nay.

Tiếng Việt, đã từ lâu còn là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật

– nghệ thuật ngôn từ. Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là

chất liệu sáng tạo nghệ thuật của người Việt,

Tiếng Việt luôn luôn là công cụ nhận thức tư duy của người Việt

và gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức, tư duy của người Việt.

1.1.2. Chữ viết

Chữ viết là một hệ thống kí hiệu làm bằng đường nét được sử

dụng để ghi lại lời nói của âm thanh. Chữ viết ra đời khi con người

đã phát triển tới trình độ cao.

Có thể coi chữ viết là “hệ thống tín hiệu của tín hiệu”. Nhờ

chữ viết mà người đời sau có thể hiểu được người đời trước, người

6

đời trước có thể “nhắn nhủ” với người đời sau. Và chữ viết tiếng

Việt được xây dựng theo hệ thống chữ cái Latinh.

1.1.3. Chính tả

Chính tả là hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một

ngôn ngữ. Chữ viết tiếng Việt hiện đại (chữ quốc ngữ) thuộc loại

hình chữ viết ghi âm âm vị (mỗi âm vị được ghi bằng 1 chữ cái) trên

cơ sở sử dụng chữ cái Latinh kèm thêm một số dấu phụ.

Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt. Các chữ cái biểu thị

các phần của âm tiết (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) được sắp

xếp theo cấu trúc âm tiết. Để từ đó, ta thấy được cấu trúc chặt chẽ

của âm tiết tiếng Việt.

Âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất gồm năm thành tố:

Mô hình cấu trúc

Khi viết chính tả cũng theo trật tự: Phụ âm đầu -> âm đệm ->

âm chính -> âm cuối. Dấu thanh được ghi gắn với âm chính.

Vậy, chính tả là gì? Đó là cách viết chữ được xem là chuẩn

mực, tức là viết đúng âm đầu, đúng vần, đúng dấu (thanh điệu), đúng

quy định về viết hoa, viết tắt, viết thuật ngữ.

1.1.4. Lỗi chính tả

Chính tả, theo cách hiểu phổ biến là cách viết đúng, hợp với

chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ

nói sang dạng thức ngôn ngữ viết. Theo GS. Hoàng Phê thì: “Chính tả

– đó là cách viết chữ được coi là chuẩn”, như vậy có thể hiểu: Những

cách viết chữ không đúng so với chuẩn được coi là sai chính tả.

Thanh điệu

Vần

Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối

7

1.2. Chính tả trong tiếng Việt lớp 3

1.2.1. Cơ sở tâm lí học

Có thể dạy chính tả theo hai cách: có ý thức và không có ý thức.

+ Cách không có ý thức: (phương pháp máy móc, cơ giới):

Đây là cách không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả,

dựa trên sự lặp lại không cần biết lí do, quy luật của hành động.

Phương pháp này củng cố trí nhớ một cách máy móc, không

thúc đẩy sự phát triển của tư duy.

+ Cách có ý thức: (phương pháp dạy học có tính tự giác).

Bắt đầu từ việc nhận thức quy tắc, mẹo luật chính tả. Trên cơ

sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả.

Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết

kiệm được thời gian, công sức. Đó là con đường ngắn nhất và có

hiệu quả cao.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi lớp 3 các

trường tiểu học có 2 bài chính tả trong một tuần và mỗi bài học trong

một tiết. Như vậy cả năm học các em học sinh lớp được học 62 tiết

chính tả và học sinh trường tiểu học huyện Quế Sơn cũng như vậy,

các em được học 62 tiết chính tả trong năm học.

Chương trình của phân môn chính tả ở khối lớp 3 gồm một số

dạng sau:

“Nghe – viết, nhớ – viết bài chính tả có độ dài khoảng 60-70

chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng quy định, bài

viết sạch. Chính tả tập chép (nhìn bảng, nhìn SGK) : Với hình thức

chính tả tập chép, ở giai đoạn dầu lớp 3 GV yêu cầu HS nhìn bảng

lớp hoặc nhìn SGK để tập chép.”

8

1.3. Quy định về cách viết chính tả

Những quy định về chính tả gồm những nội dung sau:

- Viết các tiếng trong một dòng.

- Quy tắc viết các âm.

- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết.

- Quy định chuẩn về viết các dấu câu.

- Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm, chuyển tự.

1.4. Tiểu kết

Chính tả là một trong những phân môn tiếng Việt ở tiểu học.

Chính tả có nghĩa là nét đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về

các viết chuyển lời nói sang dạng thức viết. Phân môn này dạy cho

học sinh tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng

ngôn ngữ ở dạng thức viết và hoạt động giao tiếp.

9

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN MẮC LỖI CHÍNH TẢ

CỦA HỌC SINH LỚP 3 CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN

QUẾ SƠN

2.1. Giới thiệu về huyện Quế Sơn

2.1.1. Vài nét về huyện Quế Sơn

Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam.

Về phong tuc tập quán: Ở Quế Sơn, phong tục tập quán ẩn

chứa trong nhiều lĩnh vực như trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm

nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp, sinh hoạt gia đình, sinh hoạt tộc

họ, sinh hoạt xã hội…

Về ẩm thực: Quế Sơn nổi tiếng với các món ăn như: Phở sắn

và gà tre Đèo Le, trên địa bàn huyện có các danh lam, thắng cảnh đẹp

như: Suối Tiên (Quế Hiệp),Suối Nước Mát – Đèo Le (Quế Long), Hồ

Giang (Quế Long), Vũng nước nóng Bàn Thạch (Quế Phong).

2.1.2. Vài nét về đặc điểm của học sinh lớp 3 huyện Quế Sơn

Huyện Quế Sơn là một trong những huyện nghèo, đa số người

dân làm nông. Tình hình thực tế học sinh lớp 3 ở đây vốn từ của các

em còn hạn chế. Các em chỉ hiểu được nghĩa của từ ở mức độ đơn

giản trong khi tiếng Việt vô cùng phong phú.

Học sinh trên địa bàn huyện sau giờ học trên trường, thì thời

gian học bài tại nhà rất ít, đa phần các em phải phụ giúp gia đình các

công việc vừa sức, chưa kể một số em có hoàn cảnh khó khăn. Nên

thời gian các em đầu tư cho việc học còn thấp, đây cũng là nguyên

nhân dẫn đến kết quả học tập thấp.

2.1.3. Việc dạy chính tả tại các trường tiểu học ở huyện Quế

Sơn, tỉnh Quảng Nam

10

Thời gian và kế hoạch dạy chính tả

Phân môn chính tả được học trong hai học kì: học kỳ 1 học 18

tuần, học kỳ 2 học 17 tuần. Kế hoạch thực hiện chương trình như sau:

Ở lớp 3: Chính tả học trong hai học kỳ, mỗi tuần 2 tiết, cả năm

là 62 tiết. Thứ tự sắp xếp tiết chính tả là tiết 3, tiết 7 trên tổng số 8

tiết học môn tiếng Việt trong tuần.

Nhìn chung, kế hoạch (số tiết) dạy chính tả và cách sắp xếp

đan xen giữa các phân môn trong môn tiếng Việt như vậy là hợp lý.

2.2. Địa điểm khảo sát

2.2.1. Khu vực thị trấn

Có trường tiểu học Đông Phú, đây là trường tiểu học đạt chuẩn

tại huyện Quế Sơn.

2.2.2. Khu vực miền núi

Có 4 trường: Trường tiểu học Quế Minh, trường tiểu học Quế

An, trường tiểu học Quế Phong, trường tiểu học Quế Long. Đây là

khu vực có chất lượng giáo dục còn thấp so với các trường trong toàn

huyện.

2.2.3. Khu vực đồng bằng

Có 10 trường tiểu học: Trường TH Quế Xuân 1, trường TH

Quế Xuân 2, trường TH Quế Phú 1, trường TH Quế Phú 2, trường

TH Hương An, trường TH Quế Cường, trường TH Phú Thọ, trường

TH Quế Hiệp, trường TH Quế Thuận, trường TH Quế Châu.

2.3. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của học sinh;

- Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến lỗi chính tả của học sinh;

- Tìm ra biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh.

11

2.3.1. Khảo sát bài chính tả nghe viết

Qua khảo sát, tôi đã phát hiện ra lỗi sai của học sinh trên địa

bàn huyện khi viết chính tả qua bài các bài chính tả nghe viết là

mang tính hệ thống, ổn định, chứ không phải sai ngẫu nhiên, hay

mang tính tự phát, các yếu tố sai thì trong hoàn cảnh nào học sinh

cũng đều viết sai như nhau.

2.3.2. Khảo sát bài chính tả nhìn viết (tập - chép)

Tập chép là dạng bài chủ yếu yêu cầu học sinh chép lại chính

xác tất cả các từ, câu hay đoạn trong SGK hoặc trên bảng.

Và dạng chính tả này nằm trong chương trình chính tả của học

kỳ I, còn học kỳ 2 có 2 dạng chính là nghe – viết và nhớ – viết

2.4. Nội dung khảo sát

2.4.1. Khảo sát lỗi âm đầu

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

“Không có qui tắc chính tả cho từng phụ âm đầu. Muốn biết

chính xác từng từ cụ thể, chúng ta cần tra những từ điển chính tả có

uy tín do Viện Ngôn ngữ học. Trung tâm Từ điển học… biên soạn

(GS Hoàng Phê, GS Đào Than…. Chủ biên).

Ngoài ra, để viết đúng chính tả học sinh cần nắm các mẹo luật

chính tả.

Căn cứ vào số liệu khảo sát lỗi chính tả của học sinh lớp 3

trong huyện Quế Sơn. Chúng tôi có bảng thống kê lỗi âm đầu của

học sinh huyện như sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!