Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát hiệu ứng của hỗn hợp selen nano/oligochitosan và spirulina platensis đến số lượng bạch cầu ở chuột.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
21 61(5) 5.2019
Khoa học Y - Dược
Mở đầu
Những năm gần đây, các bệnh liên quan đến giảm bạch cầu
(giảm bạch cầu dưới 0,5×109
tế bào/l) ở trẻ em và người trưởng
thành ngày càng tăng [1]. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện
tượng này như: nhiễm trùng (lao, sốt xuất huyết, virus HIV), các
phương pháp hóa trị, xạ trị, các bệnh liên quan đến tủy xương.
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh giảm bạch cầu như:
điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh, truyền máu... Ngoài ra, còn
sử dụng leukine để phục hồi đối với bệnh nhân hóa trị, xạ trị do
ung thư. Trong thời gian gần đây, phương pháp kích thích bạch
cầu hạt G-CSF, GM-CSF được sử dụng khá rộng rãi trong việc
hỗ trợ các bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính [2]. Tuy nhiên, các
phương pháp này đều khá phức tạp.
Năm 2013, M.H. Yazdi và cộng sự nhận thấy selen nano có khả
năng giúp phục hồi và có hiệu ứng gia tăng hàm lượng bạch cầu
trên chuột khi chuột được chiếu xạ bởi tia X [3]. Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu cho thấy selen nano có khả năng chống oxy hóa [4],
kháng virus, kháng khuẩn, phòng chống ung thư [3]. Selen nano
cũng được chứng minh có khả năng tương thích sinh học hiệu
quả, độc tính thấp hơn so với các dạng vô cơ và hữu cơ khác [5,
6]. Đồng thời, selen nano có phương pháp chế tạo khá đơn giản,
dễ thực hiện.
Spirulina platensis và chiết xuất của nó có thể ngăn chặn hoặc
ức chế ung thư ở người và động vật. Spirulina kích thích hệ miễn
dịch và giúp tăng cường khả năng tạo ra các tế bào máu mới của cơ
thể như các bộ phận quan trọng của hệ miễn dịch, xương tế bào gốc
tủy, đại thực bào, tế bào T và tế bào NK. Các bệnh nhiễm trùng do
vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể được ngăn ngừa hoặc đáp ứng
tốt hơn với việc điều trị và chữa lành vết thương của S. platensis.
Các triệu chứng của thiếu máu, ngộ độc và suy giảm miễn dịch có
thể được giảm bớt [7].
Với mong muốn tạo sản phẩm góp phần thúc đẩy tăng sinh số
lượng bạch cầu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của
sự kết hợp S. platensis và selen nano/oligochitosan đến số lượng
bạch cầu trên chuột. Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát sự biến động
số lượng bạch cầu của chuột khi cho uống kết hợp S. platensis
và selen nano/oligochitosan nhằm hướng tới tạo thực phẩm chức
năng dành cho các bệnh nhân có lượng bạch cầu thấp, như các
bệnh nhân điều trị ung thư bằng các biện pháp xạ trị, hóa trị, các
bệnh về nhiễm trùng, các bệnh giảm bạch cầu do dòng tủy.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và nguyên liệu
Bột khô S. platensis là sản phẩm của Phòng thí nghiệm thực
vật và chuyển hóa sinh học, Bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa
Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh.
SeO2
là sản phẩm tinh khiết (Merck, Đức), NH4
OH 5%, nước
cất.
Khảo sát hiệu ứng của hỗn hợp
selen nano/oligochitosan và Spirulina platensis
đến số lượng bạch cầu ở chuột
Nguyễn Thị Mỹ Lan1*, Võ Thị Loan Thảo1
, Quách Phương Đông1
, Đặng Văn Phú2
, Nguyễn Quốc Hiến2
Tóm tắt:
Selen có vai trò quan trọng trong điều hòa miễn dịch và có ảnh hưởng tới các bệnh liên quan đến miễn dịch, đặc biệt
là bệnh rối loạn bạch cầu trung tính. Bên cạnh đó, Spirulina platensis cũng có khả năng thúc đẩy tăng sinh các tế bào
miễn dịch. Với mong muốn tạo sản phẩm góp phần thúc đẩy tăng sinh số lượng bạch cầu, nghiên cứu đã tiến hành
khảo sát ảnh hưởng của sự kết hợp Spirulina platensis và selen nano/oligochitosan đến số lượng bạch cầu trên chuột.
Selen nano/oligochitosan được tổng hợp có kích thước 47,33±1,61 nm bằng phương pháp chiếu xạ gamma Co-60
dung dịch SeO2
/oligochitosan. Tính chất selen nano được khảo sát qua các đặc trưng: phổ UV-Vis, ảnh TEM, phổ
tán sắc năng lượng EDX, phổ hồng ngoại IR. Chế phẩm selen nano được ổn định trong oligochitosan có thời gian bảo
quản dưới 45 ngày (ở 4o
C). Số lượng bạch cầu ở chuột tăng 1,59 lần khi sử dụng hỗn hợp selen nano/oligochitosan
và S. platensis (với liều dùng 0,1 mg selen nano/kg/ngày và 0,1 g S. platensis/kg/ngày) so với đối chứng.
Từ khóa: bạch cầu (WBC), oligochitosan, selen nano (SeNPs), spirulina.
Chỉ số phân loại: 3.5
*
Tác giả liên hệ: Email: [email protected].
1
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 2
Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ
Ngày nhận bài 2/1/2019; ngày chuyển phản biện 24/1/2019; ngày nhận phản biện 13/3/2019; ngày chấp nhận đăng 22/3/2019