Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công dân lớp 10 ở Trường trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM LỆ QUYÊN
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI
PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC
CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HÒN GAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM LỆ QUYÊN
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI
PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC
CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HÒN GAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học lý luận chính trị
Mã ngành: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Minh Tuyên
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan mọi kết quả của đề tài “Kết hợp phương pháp thuyết trình
với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công dân lớp 10 ở Trường
trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các số liệu, dữ liệu sử dụng trong
luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và công bố đúng quy định.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Người cam đoan
Phạm Lệ Quyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ từ phía quý phòng, ban thuộc trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Trân trọng cảm ơn công lao của quý thầy, cô đã
trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt khóa học; đặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của Tiến sĩ Vũ Minh Tuyên đã có định hướng, gợi mở phương pháp giải
quyết vấn đề,… phù hợp, cần thiết giúp tôi hoàn thành tốt kết quả nghiên cứu
của mình.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Ngô Lan Anh - Trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên; tập thể Lãnh đạo Trường THPT Hòn Gai, các đồng
nghiệp trong trường nói chung và công tác tại tổ Sử - Địa - GDCD nói riêng; bạn
bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung học tập, thực
hiện nghiên cứu của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã giúp đỡ, động
viên cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Lệ Quyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt........................................................................... iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
Danh mục các sơ đồ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 4
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ...................................... 4
6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài ........................................................ 6
7. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 6
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG
PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG
DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10................................................ 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài.............................................................................. 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài............... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài..................... 8
1.2. Một số vấn đề lí luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp nêu vấn đề trong dạy học Giáo dục công dân lớp 10................................ 11
1.2.1. Khái lược phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề .......... 11
1.2.2. Kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề trong
dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông....................... 22
1.2.3. Cấu trúc và đặc điểm chương trình Giáo dục công dân lớp 10............... 28
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY
HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HÒN GAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ................... 32
2.1. Khái quát chung về trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh...................................................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm tình hình chung về trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................... 32
2.1.2. Đặc điểm học sinh trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh...................................................................................... 33
2.1.3. Đặc điểm giáo viên dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ
thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................................... 35
2.2. Thực trạng việc sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
nêu vấn đề vào dạy học Giáo dục công dân lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................... 36
2.2.1. Thực trạng của việc dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT
Hòn Gai, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .............................................. 36
2.2.2. Thực trạng sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
nêu vấn đề vào dạy học Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................................... 39
2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp nêu vấn đề vào dạy học Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai,
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 46
2.3. Đề xuất quy trình của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương
pháp nêu vấn đề vào dạy học phần “Công dân với đạo đức”, Giáo dục công dân
lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh ................................................................................................................... 48
2.3.1. Quy trình thiết kế..................................................................................... 48
2.3.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp .................................................... 54
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh..................................... 56
Chương 3. THỰC NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC
PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI, THÀNH PHỐ HẠ
LONG, TỈNH QUẢNG NINH........................................................................ 60
3.1. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 60
3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................. 60
3.1.2. Giả thuyết thực nghiệm ........................................................................... 60
3.1.3. Thời gian, đối tượng thực nghiệm........................................................... 61
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm....................................................................... 61
3.1.5. Quy trình thực nghiệm............................................................................. 61
3.1.6. Nội dung thực nghiệm............................................................................. 62
3.1.7. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sự kết hợp phương pháp thuyết
trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy Giáo dục công dân lớp 10, học phần
“ Công dân với đạo đức” ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh...................................................................................... 81
3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp phương pháp
thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo
đức” Giáo dục công dân lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................... 85
3.2.1. Đối với giáo viên ..................................................................................... 85
3.2.2. Đối với học sinh....................................................................................... 86
3.2.3. Đối với nhà trường .................................................................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 89
1. Kết luận.......................................................................................................... 89
2. Khuyến nghị................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 94
iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. GDCD : Giáo dục công dân
2. GV : Giáo viên
3. HS : Học sinh
4. PP : Phương pháp
5. PPDH : Phương pháp dạy học
6. PPNVĐ : Phương pháp nêu vấn đề
7. PPTT : Phương pháp thuyết trình
8. THPT : Trung học phổ thông
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu về học sinh của nhà trường năm học 2017 - 2018................ 34
Bảng 2.2: Kết quả học tập môn Giáo dục công dân lớp 10, năm học 2017 - 2018...... 38
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát tác dụng của việc áp dụng PPTT và PPNVĐ........ 41
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát ý kiến về hiệu quả của việc áp dụng đơn lẻ hoặc kết
hợp hai phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề........ 42
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý của học sinh đối với phương pháp
giảng dạy của giáo viên áp dụng trong bài học................................. 44
Bảng 3.1: Số lượng học sinh đạt học lực Giỏi, Khá năm học 2017 – 2018 của lớp
đối chứng và lớp thực nghiệm........................................................... 62
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Kết quả khảo sát mức độ hiểu và nắm nội dung bài học của học sinh
khi giáo viên sử dụng kết hợp PPTT với PPNVĐ ............................ 43
Hình 3.2: Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra theo khoảng điểm của hai nhóm
đối chứng và thực nghiệm................................................................. 82
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.............. 58
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện bài giảng kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy
học GDCD lớp 10 học phần “Công dân với đạo đức”...................... 58
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật, công nghệ hiện
đại, xu thế toàn cầu hóa đã và đang đặt ra những thời cơ, thách thức đối với nền
giáo dục Việt Nam. Để đáp ứng được yêu cầu cung cấp cho đất nước nguồn nhân
lực chất lượng cao, vấn đề đặt ra cho giáo dục và đào tạo là phải đào tạo ra những
con người có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới đất nước, có khả năng thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại.
Bên cạnh việc đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học là vấn
đề cấp thiết trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Bởi vì, chỉ có đổi mới
nội dung dạy học gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học mới tạo nên sự
chuyển biến căn bản về chất của quá trình dạy học.
Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc”. [14, tr.23]
Đổi mới toàn diện giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học
sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở
học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành áp dụng, tức là
đào tạo ra những con người không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành
động, kĩ năng thực hành. Đồng thời, kết hợp hài hòa giữa dạy chữ và dạy người,
chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, nâng cao ý thức công dân trong
cộng đồng. Để thực hiện được yêu cầu đó, nền giáo dục Việt Nam cần thiết phải
chú trọng tới tất cả các môn học trong trường phổ thông, trong đó có môn Giáo
dục công dân (GDCD).
Mỗi môn học trong trường trung học phổ thông (THPT) đều có chức năng
riêng của mình, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo con người mới nói chung. Môn
2
GDCD là môn học trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách,
chuẩn mực của con người mới, trang bị những kiến thức lí luận chính trị một
cách có hệ thống của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng
năng lực và phương pháp, tư tưởng trong hoạt động thực tiễn. Với nhiệm vụ,
chức năng riêng của mình, môn GDCD giữ vị trí quan trọng trong nhà trường,
xếp ngang hàng với các môn học khác.
Thực tế cho thấy hiện nay, môn GDCD chưa hoàn thành nhiệm vụ, chức
năng và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của mình. Có nhiều nguyên nhân
dẫn tới thực trạng này, song vấn đề cốt lõi không nằm ở việc tìm ra nguyên nhân
mà là làm thế nào để tìm ra hướng đi giải quyết, khắc phục nó. Hướng đi đúng
đắn và hiệu quả cần phải thực hiện đó là: cần phải tác động làm thay đổi tất cả
các nguyên nhân, đặc biệt khâu đột phá có ý nghĩa quyết định chính là đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) trong giảng dạy môn GDCD ở trường phổ thông.
Đổi mới PPDH môn GDCD cần phải tập trung vào vấn đề trọng tâm là
làm thế nào để khơi dậy hứng thú, say mê học tập môn học này cho học sinh
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD trong trường phổ thông, gạt
bỏ quan niệm cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng, khó dạy, khó
học, khó ứng dụng các phương pháp dạy học.
Mỗi một phương pháp dạy học đều có đặc trưng và ưu thế riêng. Việc vận
dụng phương pháp dạy học mang lại hiệu quả như thế nào là tùy thuộc vào người
sử dụng phương pháp và quá trình dạy học nội dung kiến thức của môn học đó
quyết định.
Đối với môn GDCD trong trường THPT, ở mỗi bài học giáo viên có thể sử
dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong đó có những phương pháp giữ
vai trò chủ đạo. Với kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi nhận thấy việc kết hợp
giữa phương pháp thuyết trình (PPTT) với phương pháp nêu vấn đề (PPNVĐ) trong
việc dạy học môn GDCD ở trường THPT nói chung và dạy học môn GDCD lớp 10
nói riêng sẽ đem lại tính hiệu quả cho học sinh khi học tập môn học này.