Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long - Sở giao dịch TP
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
. HỒ
-----------------------------
TRƯƠNG MỸ HẠNH
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- SỞ GIAO DỊCH TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
. HỒ
-----------------------------
TRƯƠNG MỸ HẠNH
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- SỞ GIAO DỊCH TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS.Ngô Hướng
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trương Mỹ Hạnh
Sinh ngày 27 tháng 01 năm 1988 - Tại: Thành phố Nha Trang.
Quê quán: Nghệ An
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long -
Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh.
Là học viên cao học khóa 13 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Mã số học viên:
Cam đoan đề tài: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG –
SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng - Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.;TS. Ngô Hướng.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, Ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả
Trương Mỹ Hạnh
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ATM Automatic teller machine -Máy rút tiền tự động
CKH Có kỳ hạn
Core Banking Phần mềm ngân hàng lõi
GTCG Giấy tờ có giá
HĐQT Hội đồng quản trị
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
KKH Không kỳ hạn
Ngân hàng MHB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
POS Point of sale – Máy chấp nhận thẻ
QĐ Quyết định
SGD Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
USD Đô la Mỹ
VND Việt Nam đồng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ BẢNG TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 27
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thị trường 30
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động trên thị trường 1 theo kỳ hạn 32
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động trên thị trường 1 theo sản phẩm 34
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động trên thị trường 1 theo loại tiền 38
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn 39
Bảng 2.7 Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay 41
iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
SỐ BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn 33
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 37
Biểu đồ 2.3 Doanh số huy động vốn các ngân hàng năm 2011 44
Biểu đồ 2.4 Doanh số huy động vốn các ngân hàng năm 2012 45
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.......................................................................................iv
MỤC LỤC.......................................................................................................................v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN..................1
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................1
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại...............................................................1
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại ....................................1
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn .......................................................................2
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng ...............................................................................2
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ..........................................2
1.1.2.4. Các hoạt động khác ..............................................................................3
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...4
1.2.1. Các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.......................4
1.2.1.1. Vốn tự có ...............................................................................................4
1.2.1.2. Vốn huy động ........................................................................................6
1.2.1.3. Vốn đi vay..............................................................................................7
1.2.1.4. Vốn khác................................................................................................7
1.2.2. Phương thức huy động vốn..........................................................................8
1.2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi....................................................8
1.2.2.2. Huy động vốn qua việc phát hành giấy tờ có giá ...............................10
1.2.2.3. Các phương thức huy động vốn khác..................................................10
1.2.3. Nguyên tắc huy động vốn ..........................................................................11
vi
1.2.3.1. Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn..............................................11
1.2.3.2. Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp ..................................11
1.2.3.3. Thỏa mãn nhu cầu thanh khoản..........................................................11
1.2.3.4. Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động ............11
1.2.4. Vai trò của hoạt động huy động vốn..........................................................12
1.2.4.1. Đối với Ngân hàng thương mại ..........................................................12
1.2.4.2. Đối với khách hàng .............................................................................12
1.2.4.3. Đối với xã hội......................................................................................13
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng .......13
1.2.5.1. Nhân tố khách quan ............................................................................13
1.2.5.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................15
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN..19
1.3.1. Tại các Ngân hàng thương mại thế giới.....................................................19
1.3.2. Tại các Ngân hàng thương mại trong nước ...............................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN..........................25
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG - SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....25
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG MHB – SỞ GIAO DỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................25
2.1.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh ..............................................26
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
MHB - SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .....................................29
2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng MHB - Sở giao dịch TP.HCM
giai đoạn 2011-2013................................................................................................29
2.2.1.1. Về quy mô và cơ cấu vốn huy động.....................................................29
vii
2.2.1.2. Về mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ................................39
2.2.1.3. Về chi phí huy động và chi phí cho vay ..............................................41
2.2.2. So sánh hoạt động huy động vốn của MHB với một số ngân hàng khác
trong giai đoạn năm 2011- 2013. ............................................................................43
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
MHB - SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .....................................47
2.3.1. Những kết quả đạt được.............................................................................47
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại .........................................................................50
2.3.2.1. Vị trí hoạt động chưa thuận lợi...........................................................50
2.3.2.2. Sản phẩm huy động chưa đa dạng và nhiều tiện ích ..........................51
2.3.2.3. Cơ cấu tổ chức chưa chuyển đổi kịp thời, nhân sự còn kém kinh
nghiệm trong giao dịch ........................................................................................52
2.3.2.4. Trình độ công nghệ ngân hàng (Core Banking) của ngân hàng còn
nhiều hạn chế .......................................................................................................53
2.3.2.5. Hoạt động marketing ngân hàng vẫn chưa thực sự phát triển...........54
2.3.2.6. Mạng lưới phòng giao dịch chưa phù hợp..........................................55
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..........................................................................55
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan....................................................................55
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan........................................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG MHB - SỞ GIAO DỊCH TP.HCM....................................................60
3.1. XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG GIAI ĐOẠN
TỚI 60
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
MHB - SỞ GIAO DỊCH TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013-2015.................................62
3.2.1. Định hướng trong ngắn hạn năm 2013 ......................................................62
viii
3.2.2. Tầm nhìn trong dài hạn..............................................................................63
3.3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG MHB – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................65
3.3.1. Thay đổi vị trí trung tâm Sở giao dịch, đảm bảo sự thuận tiện cho khách
hàng khi giao dịch ...................................................................................................65
3.3.2. Phân khúc đối tượng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách
hàng 67
3.3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp...68
3.3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm dành cho nhóm khách hàng cá nhân ............70
3.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm huy động theo hướng kết hợp các sản phẩm và dịch
vụ khác 71
3.3.4. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, đặc biệt là phát hành
chứng chỉ tiền gửi....................................................................................................74
3.3.5. Mở rộng kênh phân phối, sử dụng chính khách hàng làm kênh phân phối
76
3.3.6. Nâng cao khả năng bán hàng một cách tự chủ ..........................................77
3.3.7. Phát triển hoạt động marketing tại Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh 78
3.4. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................79
3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước....................................................79
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng MHB...........................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................83
KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................85
PHỤ LỤC
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thị trường tài chính tiền tệ, hệ thống ngân hàng thương mại chiếm một vị
trí chủ lực, là kênh trung gian vốn quan trọng giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa nơi thừa
vốn và giữa nơi thiếu vốn. Kể từ khi nước ta gia nhập WTO, nền kinh tế được hội
nhập, hoạt động tài chính - ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, nhiều ngân hàng thương mại trong nước được
cấp giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó, năm 2010 đánh dấu sự hiện diện và hoạt động
một cách toàn diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với sự mở rộng mạng
lưới, sản phẩm dịch vụ một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, diễn
ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là trong
hoạt động huy động vốn. Tuy có sự khó khăn trong hoạt động huy động, nhưng đến
cuối năm 2010 tiếp tục ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về quy mô của các ngân hàng
thương mại. Hầu hết các ngân hàng đều tăng cường mở rộng mạng lưới, đầu tư phát
triển sản phẩm và dịch vụ. Trong giai đoạn này, hoạt động huy động vốn tuy vấp phải
sự cạnh tranh quyết liệt, chủ yếu về mặt lãi suất, nhưng nhìn chung, giai đoạn này, các
hoạt động huy động giữa các ngân hàng vẫn tương đối ổn định.
Từ năm 2011 đến nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, suy thoái, lạm phát xảy
ra làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ,
hoạt động huy động vốn lại khó khăn và cạnh tranh gay gắt như trong giai đoạn này.
Phần lớn các ngân hàng đều nằm trong tình trạng thiếu vốn, gặp khó khăn trong việc
tìm kiếm các nguồn vốn huy động ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu
sử dụng vốn. Việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng trong giai đoạn này gặp nhiều
khó khăn. Một số ngân hàng yếu kém phải đối mặt với tính thanh khoản hàng ngày.
Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn này chính là tìm kiếm nguồn vốn huy
động đầu vào, để vừa đảm bảo thanh khoản, vừa đáp ứng được các mục tiêu kinh
doanh của ngân hàng.