Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
PREMIUM
Số trang
317
Kích thước
4.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1843

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé GI¸O DôC Vµ ®µo t¹o Bé tµi chÝnh

Häc viÖn tµi chÝnh



NCS. NGUYỄN TRUNG THÀNH

HOµN THIÖN Tæ chøc c«ng t¸c kÕ to¸n T¹I

C¸C TR-êng cao ®¼ng trªn ®Þa bµn tØnh h¶i d-¬ng

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n

Mã số: 9.34.03.01

Giảng viên hướng dẫn 1: PGS, TS. Nguyễn Ngọc Quang

Giảng viên hướng dẫn 2: TS. Vũ Thị Kim Anh

Hµ néi - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán

tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương” là công trình nghiên

cứu của bản thân tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa

được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những thông tin

Tác giả tham khảo và kế thừa trong luận án đều được trích dẫn đầy đủ.

Tác giả luận án xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên đây!

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCTC Báo cáo tài chính

BCQT Báo cáo quyết toán

BCKTQT Báo cáo kế toán quản trị

SNCL Sự nghiệp công lập

HCSN Hành chính sự nghiệp

CMKT Chuẩn mực kế toán

IPSAS Chuẩn mực kế toán công quốc tế

CMKTCVN Chuẩn mực kế toán công Việt Nam

KBNN Kho bạc nhà nước

NSNN Ngân sách nhà nước

HTTT Hệ thống thông tin

CNTT Công nghệ thông tin

CTKT Chứng từ kế toán

TKKT Tài khoản kế toán

TK Tài khoản

NCKH Nghiên cứu khoa học

SXKD Sản xuất kinh doanh

TSCĐ Tài sản cố định

WTO Tổ chức thương mại thế giới

WB Ngân hàng thế giới

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

ASEAN Hiệp hội các nước đông nam á

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

KPCĐ Kinh phí công đoàn

PHỤ LỤC

Số thứ thự Nội dung

Phụ lục 1-1 Danh sách các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Phụ lục 1-2

Phiếu phỏng vấn dành cho (Hiệu trưởng, Kế toán Trưởng,

Trưởng phòng kế toán)

Phụ lục 1-3 Phiếu phòng vấn dành cho kế toán viên

Phụ lục 1-4 Phiếu phòng vấn dành cho các chuyên gia

Phụ lục 1-5

Bảng tổng hợp kế quả phỏng vấn (Hiệu trưởng, Kế toán

Trưởng, Trưởng phòng kế toán)

Phụ lục 1-6 Bảng tổng hợp kế quả phỏng vấn kế toán viên

Phụ lục 1-7 Bảng tổng hợp kế quả phỏng vấn chuyên gia

Phụ lục 2-1 Danh sách đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện tại

Phụ lục 2-2 Quy mô học sinh, sinh viên và bậc đào tạo hiện nay

Phụ lục 2-3 Biểu kinh phí ngân sách cấp bình quân giai đoạn 2009-2018

Phụ lục 2-4 Biểu nguồn thu bình quân tại đơn vị giai đoạn 2009-2018

Phụ lục 2-5 Biểu mức chi bình quân năm giai đoạn 2009-2018

Phụ lục 2-6

Biểu giá trị tài sản, công dung cụ bình quân giai đoạn 2009-

2018

Phụ lục 2-7

Bảng kê thanh toán giờ giảng vượt định mức năm học 2018-

2019

Phụ lục 2-8 Trích sổ chi tiết chi phí (TK 6421)

Phụ lục 2-9

Danh mục hệ thống tài khoản sử dụng tại các trường Cao đẳng

tại Hải Dương

Phụ lục 2-10 Trích sổ chi tiết các tài khoản (TK 531513)

Phụ lục 2-11 Trích sổ cái (TK 5315)

Phụ lục 2-12

Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn kinh phí được

khấu trừ, để lại

Phụ lục 2-13 Trích Báo cáo kết quả hoạt động

Phụ lục 2-14 Trích Báo cáo tình hình tài chính

Phụ lục 2-15

Trích Báo cáo tổng hợp nhu cầu kinh phí chi không thường

xuyên năm 2019

Phụ lục 3-1 Danh sách chứng từ kế toán thu – chi hoạt động

Phụ lục 3-2 Mẫu hóa đơn điện tử

Phụ lục 3-3 Giấy rút dự toán ngân sách

Phụ lục 3-4 Trích Sổ nhật ký chung

BẢNG VÀ HÌNH

Số thứ

thự Nội dung Trang

BẢNG

Bảng 1-1 Đặc điểm chuyên gia tham gia phỏng vấn 21

Bảng 2-1 Các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 100

Bảng 2-2

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại các trường Cao đẳng

trên địa bàn tỉnh Hải Dương 110

Bảng 2-3

Số lượng nhân viên kế toán theo trình độ các trường Cao

đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 115

Bảng 2-4

Phần mềm kế toán sử dụng tại các trường Cao đẳng trên

địa bàn tỉnh Hải Dương 127

Bảng 3-1

Báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm

2018 186

Bảng 3-2 Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu năm 2018 188

Bảng 3-3 Báo cáo thu chi hoạt động đào tạo năm 2018 189

Bảng 3-4 Báo cáo thu - chi hoạt động nghiên cứu khoa học 190

Bảng 3-5

Báo cáo chi tiết tình hình thu - nợ học phí (kỳ 2 năm học

2018-2019) 192

Bảng 3-6

Báo cáo chi tiết tình hình thu - nợ học phí (kỳ 2 năm học

2018-2019) 193

Bảng 3-7 Báo cáo so sánh, phân tích nguồn thu năm 2018 199

Bảng 3-8

Báo cáo so sánh, phân tích kết quả hoạt động sự nghiệp

năm 2018 200

Bảng 3-9 Mẫu Báo cáo phân tích thu chi, sử dụng các quỹ năm 2018 201

HÌNH

Hình 1-1 Sơ đồ khung nghiên cứu của luận án 18

Hình 1-2 Sơ đồ trình tự sử lý chứng từ kế toán 58

Hình 1-3 Sơ đồ trình tự sử dụng thông tin cho việc ra quyết định 80

Hình 2-1

Sơ đồ mô hình quản lý trong các trường Cao đẳng tại Hải

Dương 101

Hình 2-2

Sơ đồ quản lý tài chính của các trường Cao đẳng tại Hải

Dương 116

Hình 2-3

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán các trường Cao đẳng tại Hải

Dương 117

Hình 2-4

Sơ đồ trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ hoạt động

thanh toán qua quỹ tiền mặt của các trường Cao đẳng tại

Hải Dương

120

Hình 3-1 Sơ đồ trình tự phân tích tình hình tài chính 202

Hình 3-2

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán các trường cao đẳng trên địa

bàn Hải Dương 212

MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và các lý thuyết nền vận

dụng trong luận án 2

3. Mục đích nghiên cứu của Luận án 11

4. Câu hỏi nghiên cứu 12

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 12

6. Cơ sở lý thuyết nền và phương pháp nghiên cứu của luận án 13

6.1. Lý thuyết nền vận dụng trong luận án 13

6.2 Phương pháp nghiên cứu của Luận án 18

7. Ý nghĩa của Luận án 23

8. Kết cấu của Luận án 24

Chương 1 25

LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 25

TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 25

1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập 25

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đơn vị sự nghiệp công lập 25

1.1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập 25

1.1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập 26

1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 28

1.2. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán 30

1.2.1. Khái niệm tổ chức công tác kế toán 30

1.2.2. Ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị

sự nghiệp công lập 33

1.2.2.1. Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL 33

1.2.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức công tác kế toán 35

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL 38

1.2.3.1. Môi trường pháp lý, cơ chế tài chính của đơn vị SNCL 39

1.2.3.2. Nhu cầu thông tin kế toán trong các đơn vị SNCL 40

1.2.3.3. Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị SNCL 40

1.2.3.4. Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị SNCL 44

1.2.3.5. Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các

đơn vị SNCL 45

1.2.3.6. Công nghệ thông tin và nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin

trong quản lý 50

1.2.3.7. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 51

1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 54

1.3.1. Tổ chức thu thập thông tin kế toán ban đầu 56

1.3.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán 63

1.3.2.1. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống tài khoản kế toán 63

1.3.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống sổ kế toán 66

1.3.3. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán 71

1.3.4. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 80

1.4. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên thế

giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 85

1.4.1 Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên thế

giới 85

1.4.1.1. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của Mỹ 87

1.4.1.2. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của của Nam Phi 88

1.4.1.3. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của Canada 89

1.4.1.4. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán công của Indonesia 91

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 98

Chương 2 99

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 99

TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 99

2.1. Tổng quan về các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 99

2.1.1. Khái quát về các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 99

2.1.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế văn hóa chính trị tỉnh Hải Dương 99

2.1.1.2. Các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 100

2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải

Dương 101

2.1.2.1. Mô hình tổ chức và quản lý của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải

Dương 101

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải

Dương 103

2.1.2.3. Đặc điểm của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 104

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao

đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 104

2.1.3.1. Môi trường pháp lý 105

2.1.3.2. Nhu cầu thông tin kế toán của các trường Cao đẳng tại Hải Dương. 106

2.1.3.3. Cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các

đơn vị SNCL. 110

2.1.3.4. Công tác quản lý tài chính của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải

Dương từ năm 2016 về sau 111

2.1.3.5. Tổ chức bộ máy kế toán của các trường Cao đẳng tại Hải Dương 113

2.1.3.6. Công nghệ thông tin và nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin

trong quản lý 119

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh

Hải Dương 121

2.2.1. Thực trạng tổ chức thu thập thông tin kế toán của các trường Cao đẳng trên

địa bàn tỉnh Hải Dương 121

2.2.1.1. Về hệ thống biểu mẫu, chứng từ kế toán 122

2.2.1.2. Về phản ánh thông tin vào chứng từ kế toán (lập chứng từ) 124

2.2.1.3. Về chữ ký trên chứng từ kế toán 125

2.2.1.4. Về kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán 126

2.2.1.5. Về sử dụng, quản lý và in biểu mẫu, chứng từ kế toán 128

2.2.1.6. Về lưu trữ và bảo quản chứng từ 128

2.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán 129

2.2.2.1. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống TKKT 129

2.2.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống sổ kế toán 137

2.2.3. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán 139

2.2.3.1. Tổ chức cung cấp thông tin trên báo cáo kế toán 139

2.2.3.2. Tổ chức phân tích thông tin báo cáo kế toán 143

2.2.4. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 144

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng trên địa

bàn tỉnh Hải Dương 146

2.3.1. Những ưu điểm cơ bản 146

2.3.2. Những tồn tại 149

2.3.2.1. Tồn tại trong tổ chức thu thập thông tin kế toán 149

2.3.2.2. Tồn tại trong tổ chức xử lý thông tin kế toán 150

2.3.2.3. Tồn tại trong tổ chức cung cấp thông tin kế toán 152

2.3.2.4. Tồn tại trong tổ chức công tác kiểm tra kế toán 154

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại 155

2.3.3.1. Các nguyên nhân khách quan 155

2.3.3.2. Các nguyên nhân chủ quan 157

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 160

Chương 3 161

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI 161

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 161

3.1. Định hướng phát triển các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 161

3.1.1. Xu hướng phát triển các trường Cao đẳng công lập ở Việt nam 161

3.1.2. Định hướng phát triển của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải

Dương đến năm 2025 và tầm nhìn 2035 163

3.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên

địa bàn tỉnh Hải Dương 166

3.3. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh

Hải Dương 170

3.3.1. Hoàn thiện tổ chức thu thập thông tin đầu vào kế toán 170

3.3.1.1. Hoàn thiện danh mục chứng từ kế toán 170

3.3.1.2. Hoàn thiện kiểm tra và kiểm soát chứng từ kế toán 171

3.3.1.3. Hoàn thiện tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán 172

3.3.1.4. Hoàn thiện tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán 172

3.3.2. Hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin kế toán 174

3.3.2.1. Hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin hệ thống tài khoản kế toán 174

3.3.2.2. Hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin qua hệ thống sổ kế toán 180

3.3.3. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán 183

3.3.3.1. Hoàn thiện lập BCTC 183

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị 185

3.3.4. Hoàn thiện việc tổ chức phân tích thông tin kế toán 196

3.3.5. Hoàn thiện tổ chức hoạt động kiểm tra kế toán 203

3.4. Kiến nghị môi trường để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác

kế toán tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 208

3.4.1. Về phía các Trường Cao đẳng tại Hải Dương 209

3.4.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 214

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 222

KẾT LUẬN 224

TÀI LIỆU THAM KHẢO 300

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, với xuất phát điểm

là một nền kinh tế nông nghiệp, trình độ học vấn, trình độ khoa học công nghệ

và đời sống nhân dân ở mức thấp, nhiều vùng còn rất lạc hậu. Vì vậy, vấn đề cải

cách, đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục đại học, giáo

dục nghề nghiệp cần phải được quan tâm và phát triển một cách đồng bộ, mở

rộng, đa dạng hoá nhằm nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Trong những năm qua,

Đảng và nhà nước đã rất quan tâm phát triển hệ thống giáo dục đào tạo bậc Cao

đẳng, đề ra các phương hướng, chủ trương, đường lối, cải cách và đổi mới

phương thức quản lý, giao cho các địa phương, bộ, ngành của trung ương đứng

ra thành lập và trực tiếp điều hành, quản lý trên cơ sở Luật Giáo dục, Luật Giáo

dục nghề nghiệp, Nghị định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.

Hệ thống các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương là những đơn

vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định số

16/2015/NĐ-CP, đặc biệt là tự chủ về tài chính, các Trường thực hiện việc cung

cấp dịch vụ đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, cung cấp nguồn nhân lực có

tay nghề và chất lượng cao cho xã hội. Trong cơ chế đó, một số Trường đã tổ

chức quản lý tốt các hoạt động dịch vụ, thực hiện tốt cân đối thu - chi, khẳng

định được thương hiệu và phát triển một cách bền vững, quy mô của Trường

ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, một số Trường gặp không ít khó khăn,

quy mô ngày càng bị thu hẹp, hoạt động cầm chừng, không đảm bảo cân đối thu

- chi… có nguy cơ phải đóng cửa. Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về cơ

chế tự chủ tài chính, trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi

hệ thống trường Cao đẳng nói chung, các trường Cao đẳng trên điạ bàn tỉnh Hải

Dương nói riêng phải không ngừng kiện toàn, đổi mới, tăng cường và hoàn thiện

công tác quản lý, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nhằm nâng cao chất lượng

2

và hiệu quả hoạt động của từng Trường, từ đó mở rộng quy mô hoạt động, mở

rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo nghề để tồn tại và

phát triển.

Tổ chức công tác kế toán của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải

Dương trong thời gian qua thực hiện theo phương thức và cơ chế cũ do đó bị bó

buộc bởi hệ thống khuôn khổ pháp lý với nhiều bất cập trong việc tổ chức bộ

máy kế toán, vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, vận dụng hệ thống tài khoản

kế toán, hạch toán các hoạt động kinh tế, tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán,

kiểm tra công tác kế toán, lưu trữ tài liệu thông tin kế toán…. Tổ chức công tác

kế toán toán trong điều kiện Cách mạng thông tin hiện nay và hướng tới mô hình

tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính là một yêu cầu cấp thiết trên cả phương

diện lý luận và thực tiễn, vì vậy “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các

trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương” được tác giả lựa chọn làm đề

tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ kinh tế.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và các lý

thuyết nền vận dụng trong luận án

Các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL

nói chung tại các trường cao đẳng trên địa bàn Hải Dương nói riêng luôn được

các nhà khoa học, các nhà quản lý chuyên môn nghiên cứu bởi kế toán trong mọi

tổ chức luôn là một công cụ quan trọng nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài

chính cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định quản lý và điều hành. Chỉ

khi nào các đơn vị tổ chức hạch toán khoa học và hợp lý thì công tác kế toán mới

có thể cung cấp được thông tin trung thực, chính xác kịp thời cho các đối tượng

sử dụng. Qua nghiên cứu tác giả Luận án đã tổng hợp và hệ thống các công trình

nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo 3 hướng nghiên cứu chính: (1) Các

nghiên cứu về khung pháp lý và vận dụng CMKT công quốc tế. (2) Các nghiên

cứu đã được công bố về tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị HCSN; (3) Các

nghiên cứu đã được công bố về tổ chức công tác kế toán ở các cơ sở giáo dục

công lập.

3

Các nghiên cứu về khung pháp lý và vận dụng CMKT công quốc tế

trong các đơn vị sự nghiệp công

Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) tạo nên cơ sở nền tảng cho việc

đánh giá tình hình tài chính được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế

(Brusca và cộng sự, 2013) [28]. Tiếp đó, sự ủng hộ từ Chính phủ và sự đồng

thuận từ các cấp chính quyền, việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tiên

tiến, trình độ chuyên môn cao cộng thêm nhận thức về sự đổi mới của lực

lượng cán bộ quản lý và những người làm kế toán cũng tạo nên thuận lợi cho

việc vận dụng IPSAS… (Benito và cộng sự, 2007) [27]. Ngoài ra, hệ thống

quản lý tài chính hiện hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng IPSAS,

theo đó một khuôn khổ pháp lý phải được thiết lập, cụ thể cần thiết quy định

IPSAS là cơ sở của việc thực hiện các Báo cáo tài chính của Chính phủ. IPSAS

phải được chấp nhận bởi tất cả các bên liên quan bao gồm cả Quốc hội, Kho

bạc, cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển IPSAS (Hamisi, 2012) [35].

Tác giả Hà Thị Ngọc Hà và Trần Khánh Lâm (2008) “Chế độ kế toán hành

chính sự nghiệp và chuẩn mực kế toán công quốc tế, khoảng cách và những việc

cần làm”, Tạp chí kế toán, số 13 năm 2008 trang 21-23 [12] và tác giả Đặng

Thái Hùng (2011), “khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để xây

dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam, phương án tiếp cận đưa chuẩn mực kế

toán công quốc tế vào Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế”, Hội thảo khoa

học của Bộ Tài Chính năm 2011, NXB Tài chính, Hà Nội trang 47-50 [8], trong

hướng nghiên cứu này các tác giả đã phân tích và đánh giá được thực trạng Chế

độ kế toán HCSN của Việt nam trên cả mặt ưu điểm và những điểm còn hạn chế.

Các tác giả đã có những phân tích và đánh giá các nguyên nhân của các mặt còn

hạn chế, trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra những nội dung để có thể so sánh

được những điểm khác biệt giữa Chế độ kế toán HCSN của Việt nam so với

CMKT công quốc tế về ghi nhận nguồn vốn, danh mục BCTC, về ghi nhận

hàng tồn kho… Trên cơ sở của sự khác biệt các tác giả đã đề xuất những nội

dung Việt nam cần thực hiện trong thời gian tới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!